Những tác phẩm xếp giấy và cô Trịnh Nga tại thư viện. (Hình: Trịnh Nga)EL CERRITO, Bắc California – Trịnh Nga có được biệt danh là “Nữ Hoàng Tái Chế” không phải bởi vì cô biết rành những loại đồ nhựa nào phải được để vào trong thứ thùng nào, mặc dù việc này cô quá thạo. Nhưng đúng ra là vì trong 13 năm làm việc tại Thư Viện Công Cộng Berkeley, cô đã nhìn thấy một cơ hội để góp phần vào việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật xếp giấy origami của mình: những chất liệu bị hư và bị bỏ của thư viện này. Nhưng đối với cô Nga, một người cư ngụ tại El Cerrito, đó là không phải chỉ là chuyện cô tiếp cận được với nhưng tập giấy danh mục đã cũ, để bẻ, gấp và tại ra những dáng hình, mà còn nhiều hơn nữa: đó cũng chính là thông điệp của cô gởi tới các nghệ sĩ khác .
Là sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử Nhân Mỹ Thuật của trường đại học UC Berkeley, Nga nói với trang tin Patch News, “Bạn không cần những thứ vật liệu sang, mới, và đắt tiền, để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật thú vị và đẹp đẽ. Chỉ cần nhìn ra chung quanh môi trường của bạn.”
Các tác phẩm nghệ thuật Origami của Nga bây giờ đang được trưng bày tại phòng triển lãm El Cerrito City Hall Gallery Space, cho đến ngày 21 tháng 2. Được trưng bày trong những khung kính là những tấm giấy tái chế nhiều màu, thuộc nhiều loại giấy khác nhau, (phần lớn là những tạp chí làm vườn) được xếp thành hình bông hoa, động vật và những hoa văn độc đáo.
Những thứ vật liệu tái chế mà cô lựa chọn để sử dụng tiếp tục là một thành phần chính yếu của tác phẩm nghệ thuật của cô, nhằm “minh họa mối tương tác khuôn mặt giữa con người và thiên nhiên, thực vật, động vật, hoa văn, hình dạng và màu sắc,” cô nói như vậy, trong một bản tuyên ngôn nghệ sĩ của mình, đồng thời cũng cho thấy bằng cách nào mà nghệ thuật có thể vừa bền vững vừa có giá cả phải chăng.
Là một người từ Việt Nam sang tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1975, Nga học cách xếp giấy như là một phương tiện để làm đồ chơi riêng của mình hồi còn bé. Hiện nay là một cư dân đã sống 34 năm trong Vùng Vịnh San Francisco, nơi có nhiều người nhập cư như cô, Nga đánh giá cao việc ghi nhận công lao của nghệ thuật, thực phẩm và phong tục của nền văn hóa khác.
Cô nói, “Đây là những phần quan trọng của vấn đề chúng ta là ai. Chúng ta càng biết rõ hơn cách thức thu hẹp khoảng cách của sự hiểu lầm nhau và thiếu hiểu biết lẫn nhau. Và cái gì là một cách tốt hơn để cho thấy điều ấy, nếu không phải là trên đường phố, công viên và các tòa nhà thông qua nghệ thuật?”
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Nga Trinh trên trang Facebook của cô, và tìm thấy tác phẩm nghệ thuật của cô, trong tiệm của cô trên mạng Internet.
Theo báo Viễn Đông