logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 05:25:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học năm 2014, môn Sử sẽ thành một trong những môn tự chọn, nhưng có vẻ nó sẽ là môn các em học sinh tự mình không chọn. Tỷ lệ học sinh chọn môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp, theo những kết quả thăm dò sơ bộ, thường chỉ khoảng 3% hoặc thấp hơn.
Có ý kiến từ học sinh cho rằng môn Sử bị bỏ bê vì phải thuộc nhiều sự kiện, năm tháng… tức là khó. Nhưng so với những môn tự chọn khác là lý, hóa, địa, ngoại ngữ, sinh vật, thì ngoài vật lý, những môn còn lại cũng đòi hỏi các em phải sử dụng trí nhớ nhiều, môn hóa còn thêm phần suy luận tính toán. Thế thì lý do “môn Sử khó” rõ ràng không phải là lý do thực sự.
Một lý do khác từ giới giáo dục buộc tội sách giáo khoa và cách giảng dạy môn Sử trong trường học hiện nay là quá chán không thu hút nổi học sinh.
Xét đến sách giáo khoa, sự nhàm chán đầu tiên có lẽ đến từ những “vòng đồng tâm” trong giáo dục sử, có nghĩa là nhiều sự kiện được lập đi lập lại mấy lần qua các cấp. Thứ hai là những sự kiện chỉ là chi tiết, diễn biến mà thiếu yếu tố nhân bản. Bề dày của lịch sử không chỉ là ai lên làm vua năm nào và chống giặc ngoại xâm năm nào, mà còn là những tính toán xoay chuyển chính trị nổi và chìm của những nhân vật thời thế. Nhưng sách giáo khoa lịch sử trong trường học Việt Nam hiện nay lại phẳng lì hai chiều “theo kiểu ta thắng, địch thua, cứ xã hội chủ nghĩa là phải thành công tốt đẹp cả, chủ nghĩa tư bản là xấu” và “theo khuôn mẫu “nguyên nhân, diễn biến, kết quả” (lời ông Nguyễn Ngọc Dung, Khoa Sử Đại học Sư phạm).
Đây là kết quả và thảm kịch của chính sách dạy “đúng đường lối,” nâng cao chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa vô sản bất kể đến hiện thực lịch sử. Chẳng những sách giáo khoa, e rằng những cuốn sách nghiên cứu về sử ở Việt Nam cũng như con ngựa che hai bên mắt cứ thẳng đường “quan điểm chính trị đúng đắn” mà đi.
Ngoài ra, lịch sử chỉ hiểu theo diễn biến chính trị thì quá hạn hẹp, phải hiểu thêm theo nghĩa văn hóa và đời sống, chẳng hạn như tiền tệ, y phục, phong tục, kỹ thuật… và những điều này phải được dạy kèm với diễn tiến lịch sử chứ không phân ra thành một đề tài riêng.
Một vấn đề nữa là thiếu thống nhất về những chi tiết như thời gian (xảy ra năm nào) chẳng hạn, cho thấy sự soạn thảo không đồng bộ, không có biên tập kỹ càng.
Về cách giảng dạy, có ý kiến cho rằng giáo viên chỉ là người tóm tắt sách giáo khoa chứ không đưa ra điều gì mới, nhưng ý kiến kiểu này hơi thiếu bằng chứng, và hơi oan cho giáo viên có lẽ không dám ra ngoài phạm vi định sẵn của sách giáo khoa.
Mặt khác, hãy đặt câu hỏi rằng cho dù sách giáo khoa và cách dạy là toàn hảo, tỷ lệ học sinh chọn môn Sử trong kỳ thi phổ thông sẽ là bao nhiêu? Hẳn là cao hơn con số bây giờ, nhưng có lẽ không hơn bao nhiêu, vì sách giáo khoa chán, giáo viên dạy dở không phải là vấn đề chính tại sao môn Sử không được chọn.
Lý do chính là vì môn Sử không thiết thực với huấn luyện học tập cho tương lai, trừ phi học sinh muốn trở thành giáo viên Sử hoặc nghiên cứu Sử. Một vài tờ báo chỉ ra rằng học sinh không chọn môn Sử vì nó không phải là môn thi vào đại học, và điều ấy hoàn toàn đúng. Hơn nữa, chú trọng trong học tập trong thời đại ngày nay thiên về khoa học tự nhiên, vì nhân tuyển học những môn nhân văn thường dư thừa trong lúc những ngành khoa học kỹ thuật luôn thiếu học sinh. Sự chênh lệch này hẳn phải trầm trọng hơn ở Việt Nam đang cần rất nhiều khoa học gia và kỹ sư.
Như thế, sự kiện học sinh không chọn lịch sử trong kỳ thi phổ thông phải là một điểm đáng mừng (xa rời lối học từ chương), nhưng lại có nhiều ý kiến than van rằng phải chú trọng hơn đến môn Sử, tức là thúc đẩy cho môn Sử thành một môn học quan trọng. Báo Giáo Dục trích dẫn lời những học sinh chọn môn Sử khuyên những người cùng lứa rằng không tha thiết đến môn Sử là đánh mất lịch sử nước nhà, và để cho người nước ngoài hiểu rõ lịch sử nước mình hơn mình là nỗi đau của lịch sử.
Với những lời than van này, phải có lời khuyên rằng xin đừng hoa đại thế. Học và biết lịch sử quốc gia (cũng như thế giới) là điều nên làm, thế nên Sử mới là một bộ môn trong học đường suốt 12 năm dài (và có thể cả đại học nữa). Nhưng học và biết không có nghĩa là phải đến trình độ làm bài thi, trong khi trên thực tế còn những môn thi thiết thực và quan trọng hơn (cho tương lai học vấn và nghề nghiệp) để trau dồi.
Còn việc người ngoại quốc hiểu rõ lịch sử của Việt Nam hơn người Việt? Bao giờ cũng sẽ có những người ngoại quốc hiểu rõ lịch sử một nước hơn đa số dân nước ấy, vì lẽ đơn giàn rằng những người ngoại quốc thông thái ấy đã bỏ thời gian học hỏi, nghiên cứu, và trong nhiều trường hợp theo chương trình và nghề nghiệp liên quan đến môn Sử. Thay vì đòi hỏi tất cả dân Việt thành chuyên gia lịch sử Việt, hãy tự hào rằng có người muốn học sử Việt nhiều hơn đại đa số học sinh Việt.
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.