Thính giả Phạm Thị Xuân, ở Việt Nam, có câu hỏi như sau:
"Kính thưa Bác sĩ,
Tôi tên Phạm Thị Xuân, cư ngụ tại Cần Thơ.
Thỉnh thoảng mắt bên trái tôi bị giật liên hồi, có thể co giật nhiều lần trong ngày, sau đó một thời gian, có thể vài ngày,
vài tuần, mắt trái tôi lại bi giật và chỉ duy nhất mắt bên trái vùng mi dưới.
Xin Bác sĩ cho tôi biết tôi nên điều trị gì để hết hiện tượng trên.
Xin chân thành cám ơn."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải đáp:
Bệnh co quắp mi mắt (blepharospasm).
Mắt chúng ta có mi trên và mi dưới. Một số cơ phụ trách nhắm mắt (protractors: orbicularis oculi, corrugator, and
procerus muscles) và một số cơ phụ trách mở mắt (retractors). Hai nhóm này hoạt động đối nghịch chiều với nhau, khi
nhóm này co thì nhóm kia giãn ra, hoặc ngược lại. Cảm giác nhận từ mắt đi vào não bộ trung ương, và tín hiệu xuất
phát theo dây thần kinh số 7 (thần kinh mặt) ra lệnh cho các cơ nhắm mắt co vào. Lúc cơ chế này hoạt động không
nhịp nhàng (defective circuit), mức quân bình các lực giữa các cơ quanh mắt bị rối loạn (dystonia), và người bệnh sẽ
cảm thấy một vùng nào đó hay nhiều vùng trong một hoặc hai mi mắt co, giật, hoặc co quắp lại không phải lúc, và
chúng ta gọi là bệnh co quắp mi mắt (blepharospasm: blepharo= mi mắt, spasm: co quắp, co thắt).
Đa số không có nguyên nhân rõ rệt ( BEB: Benign Essential Blepharospasm).
Tuổi thường gặp là 50-70, phụ nữ gặp nhiều gần gấp đôi đàn ông.
Triệu chứng:Lúc đầu có thể chỉ là mắt chớp nhanh hơn, thấy giật mi mắt, cảm giác co bóp (eyelid spasm), hay giật giật mi mắt (eye
tic) không kiểm soát được. Có thể giật ở vùng giữa mặt hoặc vùng dưới mặt.
Bệnh nặng có thể làm bệnh nhắm mắt chặt lại, khó mở mắt ra, hoặc mở mắt ra thì đau nhức, nhất là nhìn lên phía trên.
Bệnh nhân có thể tránh xem tivi, đọc sách vì khó chịu hay đau. Mắt có thể khô, khó chịu lúc ra ánh sáng, và bác sĩ có
thể định bệnh lầm là bệnh dị ứng mắt, bệnh khô mắt vì thiếu nước mắt (dry eyes).
Bệnh nhân có thể dễ chịu hơn sau khi ngủ một giấc, thư giãn, nhìn xuống, hát, nói hay humming (ngậm miệng ngân
nga).
Một số thuốc bệnh nhân dùng liên hệ với chứng này, ví dụ: thuốc chữa Parkinson; lúc bệnh nhân ngưng thuốc an thần.
Chữa trị:1. Mang kính mát (màu xám/gray) chặn các tia cực tím, làm giảm bệnh mắt đau do nhạy cảm với ánh sáng
(oculodynia due to photosensitivity).
2. Đội nón che nắng. Tránh stress, giảm stress.
3. Tập trung vào một việc gì đó như đan, may, làm vườn, nấu ăn (nhìn xuống làm đỡ triệu chứng hơn). Có thể thử
huýt gió (thổi sáo), hát, “humming”, đàn. Một số người giảm triệu chứng tạm thời nếu ống diphenhydramine (Benadryl).
4. Chữa các bệnh về mắt như viêm các phần khác nhau của mắt nếu có (vd:viêm mi mắt/blepharitis), khô mắt, dị ứng
mắt.
5. Thuốc men: thường không hiệu nghiệm lắm vì thuốc tác dụng trên não bộ trung ương, nên cơ chế tác dụng chưa
hiểu rõ. Những thuốc như thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant), thuốc an thần như lorazepam,
clonazepam; thuốc chống spasm dùng trong bệnh Parkinson (Artane).
6. Chích botulinum A toxin (Botox) là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Thuốc do một con vi khuẩn sản xuất, chích
vào cơ liên hệ làm gián đoạn truyền dẫn thần kinh từ dây thần kinh qua cơ và làm cho cơ tê liệt. Thông thường dùng với
mục đích thẩm mỹ, xoá các vết nhăn trên mặt. Trong trường hợp này cơ làm giật mi mắt không giật nữa. Sau 2-3 ngày,
bệnh nhân cảm thấy thuyên giảm. Thuốc tác dụng tối đa sau 5-7 ngày, được vài tháng (6-9) thì hết hẳn tác dụng,
thường vài tháng phải chích lại ngăn chặn co giật tái xuất hiện.
7. Trường hợp hiếm hơn, nếu Botox không hiệu nghiệm trong một số trường hợp mắt đau nhiều, khó mở ra bác sĩ
có thể cắt bỏ (myomectomy) một số cơ nhỏ phụ trách nhắm mắt (protractor muscles).
8. Một phẫu thuật khác là làm gián đoạn các dây thần kinh giao cảm đi vào mắt (superior cervical ganglion block) vì
các dây này phụ trách đem về não bộ những cảm giác bất bình thường từ mắt (từ đó gây ra phản ứng bất bình thường
là co giật các cơ mi mắt).
9. Những trường hợp bệnh nhân từ chối giải phẫu và chích botox không giải quyết được (phải chích vài tháng một
lần, đắt tiền), một số bác sĩ dùng phương pháp dùng từ đầu thế kỷ thứ 20 là chích alcohol vào đường đi dây thần kinh
và cơ quanh mắt. Có thể gây biến chứng như méo mặt, nhắm mắt không chặt.
Xin nhắc lại tất cả các nhận xét trên chỉ có tính cách thông tin tổng quát. Bệnh nhân cần được bác sĩ riêng khám cho
mình và có quyết định cần thiết.
Độc giả có thể đọc thêm về bệnh blepharospasm ở trang web sau đây, các câu hỏi được trả lời chi tiết và dùng ngôn
ngữ đơn giản. (tiếng Anh):
http://www.dystonia.org....nt%20-%20Spring%2008.pdfChúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền