logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/03/2014 lúc 06:03:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhớ thời dân Việt chúng ta mới đến Mỹ định cư, hiện tượng ly dị tăng vọt cũng đã gây nhiều bàn thảo trong cộng đồng. Một trong những điểm hay được nhắc đến là sự kiện đơn ly dị do phụ nữ đứng tên nhiều hơn nam giới. Một số ý kiến (nam giới) cho rằng văn hóa xã hội Mỹ đã “dạy hư” phụ nữ Việt, xóa mờ truyền thống tam tòng tứ đức của Khổng Mạnh, dẫn đến phong trào vợ “dám” ly dị chồng.

Thực tế thì khuynh hướng tỷ lệ ly dị tăng, và phụ nữ đứng đơn ly dị nhiều hơn nam giới, là những phát triển tất nhiên khi văn hóa và xã hội tiến bộ đến mức người phụ nữ có nhiều độc lập về kinh tế và bình đẳng quyền lợi hơn (tuy chưa bao giờ thực sự ngang hàng) với nam giới. Hiện tượng này tồn tại ít nhất trong giai đoạn đầu, nhưng theo thời gian sẽ ổn định hơn khi những cuộc hôn nhân không vui nhưng chưa có cơ hội tan rã đã thực sự tan rã.

Sau 20 năm đổi mới, cuối cùng Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ của tỷ lệ ly dị tăng vọt và phụ nữ đứng đơn nhiều hơn nam giới. Điểm đặc biệt của Việt Nam là chuyển biến này đi sau sự độc lập kinh tế của phụ nữ phần lớn đã bắt đầu từ sau ngày 1975 (và trước nữa ở miền Bắc).

Một trong những lý do chính là sự giám sát kiểm soát “đạo đức” của chính quyền khiến người muốn ly dị cũng không dám xin, mà có xin thì cũng khó mà được, chỉ thêm tội phải nghe nhà nước giáo huấn chuyện hôn nhân. Một lý do nữa là tuy chủ nghĩa cộng sản có vẻ ủng hộ bình quyền nam nữ, rào cản “đạo đức” kể trên đã giữ chân phụ nữ trong những lề thói và tư tưởng phong kiến. Trong khi ấy, rào cản này không ngăn nổi, hoặc có khi còn cổ vũ nam giới ngoại tình và có vợ bé, bằng chức vụ và tham ô ngay từ thời đói kém cho đến khi kinh tế Việt Nam có đủ chỗ cho những đại gia đa số cũng giàu lên nhờ tham ô của giới chức chính quyền.

Những điều kể trên đã dẫn đến tình trạng hôn nhân khốn khổ với một số phụ nữ, chồng lười biếng, hay đánh đập, ưa nhậu nhẹt cũng không bỏ được vì trở ngại luật lệ cũng như tâm lý. Những câu chuyện chồng ngồi quá nhậu để vợ kiếm sống trong công xưởng hoặc buôn thúng bán bưng đã thành phổ biến. Những câu chuyện như vợ đi lao động nước ngoài, chồng ở nhà vợ bé con thêm cũng không phải là lạ. Còn chuyện đánh đập thì quá thông thường, không đánh đến phải đi cấp cứu thì không có gì đáng nói.

Như thế, tỷ lệ ly dị ở Việt Nam nếu rất thấp trong vòng hai mươi năm sau đổi mới (dưới 10%) thì đấy là mức thấp giả tạo, và chỉ chực chờ bùng phát khi luật lệ ly dị bình đẳng hơn (luật chia gia sản và cấp dưỡng nuôi con chẳng hạn) và khi chính phụ nữ có tự tin hơn vào khả năng sống độc lập của mình, cũng như khi hai chữ ly dị không còn đồng nghĩa với thiếu đạo đức.

Hiện nay, tỷ lệ ly dị đang tăng nhanh, ít ra hơn 10% so từ năm này sang năm khác, tuy chính xác hiện giờ tỷ lệ chung cả nước là bao nhiêu thì không rõ ràng lắm (theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa thuộc Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn ở Sài Gòn tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, có lẽ hơi cao so với thực tế). Điều chắc chắn là tỷ lệ phụ nữ là đương đơn đã chiếm hơn 50%, và có thể cao đến 75% tổng số đơn xin ly dị.

Lẽ ra vẫn còn nhiều vụ ly dị hơn nữa nếu những cặp vợ chồng không e ngại chuyện phân chia tài sản và không đủ khả năng nuôi con một mình (cho dù có cấp dưỡng của người kia). Những người vợ không có tiền trả nửa giá nhà để ly hôn phải ngậm đắng nuốt cay để người chồng có vợ bé con thêm mà vẫn đi về nhà chung ăn ở như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Những cặp vợ chồng cộng hai lương vẫn chưa đủ nuôi con có thể cãi nhau đánh nhau kinh động cả hàng xóm nhưng vẫn không ai dám tách rời nhau, vì không ai có đủ khả năng kinh tế để sống riêng và nuôi con hoặc cấp dưỡng cho con.

Nếu nguyên nhân phải ép lòng ở lại trong hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng đã có con là do tài chính kinh tế, nguyên nhân của hiện tượng những cặp trẻ tuổi gần đây hay ly dị nhanh chóng sau khi thành hôn (70% trong lứa tuổi 22-30 và 60% trong vòng 1-5 năm kết hôn) cũng một phần do tài chính kinh tế, nhưng ở đây là sự độc lập nhiều hơn là lệ thuộc. Nếu cả hai cùng đi làm và độc lập kinh tế, chưa có con hoặc mới có một con, sự độc lập tự do ấy có thể thúc đẩy ly dị dễ dàng hơn. Nguyên nhân có thể rất nhiều, nhưng cốt lõi theo nhiều người theo dõi vấn đề có lẽ do không dung hòa được trong cuộc sống chung. Đã ít áp lực kinh tế, họ cũng ít chịu áp lực tai tiếng hơn xưa, nhất là với nữ giới. Trong hoàn cảnh hai vợ chồng cùng đi làm nhưng công việc nhà vẫn nặng trên vai người vợ nhiều hơn, phụ nữ Việt lớp trẻ đã bắt đầu có cùng tâm lý với những phụ nữ châu Á khác như Nhật, Trung Quốc, Nam Hàn, tức là thấy hôn nhân khổ cực nhiều hơn vui sướng, do đó họ có thể kết hôn trễ hơn, hoặc vội vã chấm dứt hôn nhân khi không vừa ý.
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.034 giây.