logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 26/08/2012 lúc 01:44:44(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Y học ngày càng tiến bộ, khám phá ra nhiều điều, các cháu bé sẽ phải chích ngừa nhiều hơn, người lớn chúng ta cũng dùng nhiều thuốc hơn, thuốc chữa bệnh này, thuốc chữa bệnh kia. (Đã vậy, thêm những thuốc bá vơ quảng cáo rầm rộ, hấp dẫn trên truyền thanh, truyền hình!)
Nhiều vị đến khám bệnh, cho biết đang uống cả chục thứ thuốc.
- Bác sĩ, mỗi ngày tôi uống thuốc nhiều hơn ăn cơm. Sáng uống những thuốc này, chiều uống những thuốc này, rồi tối trước khi đi ngủ lại uống thuốc này nữa. Ngán quá, chán quá! Nhiều hôm tôi chả dám đi đâu, chỉ ngồi nhà lo tới giờ uống thuốc.
Sống như vậy thì thực không có gì sướng, còn gì hương vị sống, phẩm chất của cuộc đời (quality of life). Bác sĩ có thể dễ dàng thu xếp để người bệnh bớt phải uống quá nhiều viên thuốc đi, và ngày chỉ uống một lần, tối đa hai lần thôi. (Mà giá chính bác sĩ phải dùng nhiều thuốc như vậy, năm này sang năm khác, cũng không chắc bác sĩ có uống được đầy đủ các thuốc đúng giờ giấc không! Chúng ta nên nghĩ thương cho người bệnh.)
Nhiều thuốc chích ngừa cho trẻ em bây giờ pha chung, để một mũi thuốc trong chứa 2, 3 chất thuốc ngừa được 2, 3 bệnh khác nhau, thí dụ thuốc ngừa Tdap tiểu bang Cali đang bắt các cháu bé phải chích ngừa đầy đủ trước khi nhập học chứa 3 chất giúp ngừa bệnh phong đòn gánh (tetanus), bạch hầu (dipthteria) và ho gà (acellular pertussis).
Các thuốc trụ sinh loại cũ (như Amoxil, Penicillin, Erythromycin) ngày phải uống 3-4 lần, các thuốc trụ sinh mới bây giờ chỉ uống 1-2 lần, tiện lợi hơn nhiều. Các thuốc trụ sinh cùng lắm thường chúng ta chỉ phải dùng 1-3 tuần, nên nếu các thuốc trụ sinh loại cũ rẻ, chúng ta có thể cố dùng chúng ngày nhiều lần 1-3 tuần cho xong.
Song nếu thuốc chữa các bệnh kinh niên cao áp huyết, tiểu đường, … ngày nào cũng phải uống 3-4 lần (như thuốc cao áp huyết Aldomet) năm này qua năm khác thì phiền quá, khổ quá, thế nào cũng có lúc quên. Thông cảm với nỗi khổ này nên các hãng thuốc họ mới cố chế ra những thuốc chữa cao áp huyết, tiểu đường ngày chỉ uống 1, 2 lần giúp đời sống người bệnh có phẩm chất hơn trước, không phải ngồi nhà cả ngày chờ đến giờ uống thuốc, và cũng đỡ vất vả cho những vị chăm sóc, lấy thuốc cho người bệnh uống (caregiver).
Thường bệnh nào cũng vậy, một thuốc không kiểm soát được vấn đề, chúng ta phải dùng thêm thuốc thứ hai, thứ ba. Bệnh cao áp huyết, tiểu đường dùng một thuốc có khi không đưa được áp huyết hay đường máu xuống đến mức chúng ta mong muốn, chúng ta dùng thêm thuốc thứ hai, thứ ba nữa. Thêm vào đó, các vị cao niên còn phải dùng các thuốc chữa bệnh cao mỡ trong máu (thường là 1 thuốc), chữa rỗng xương (thường 2, 3 thuốc), thuốc chữa suyễn, thuốc chữa đau nhức đây kia, chưa kể thuốc ngủ, thuốc chữa bệnh run Parkinsion, ... Như vậy, số viên thuốc uống mỗi ngày cứ tăng dần lên. Rồi đi nhiều bác sĩ, bác sĩ này chẳng cần để mắt xem các chai thuốc người bệnh đem đến, chẳng cần biết các bác sĩ kia đang cho thuốc gì, còn hay hết, cứ tương thêm vài loại thuốc nữa. Thế là mười mấy món thuốc một ngày như không, có khi thuốc cho bởi các bác sĩ khác nhau còn trùng nhau, uống chung thành quá lượng.

Thuốc phối hợp

Đã chế được những thuốc mới ngày uống ít lần hơn, nhiều năm qua, các hãng thuốc họ còn tiến bộ, chế những viên thuốc phối hợp trong chứa 2, 3 chất thuốc chữa cùng một bệnh hoặc chữa hai bệnh khác nhau, để nếu khéo sử dụng, số viên thuốc chúng ta phải uống mỗi ngày sẽ giảm thiểu đi nhiều.
Chúng ta xem vài thí dụ:
- Chữa bệnh cao áp huyết: nay chúng ta có khá nhiều thuốc phối hợp: Benezapril-Hct 10/12.5 hay 20/12.5, 20/25; Lisinopril-Hct 10/12.5 hay 20/12.5, 20/25; Diovan-Hct 80/12.5, 160/12.5, 320/12.5, 320/25, …
- Chữa bệnh tiểu đường: Glyburide-Metformin 5/500; Duetact (phối hợp hai thuốc Pioglitazone and glimepiride), …
- Chữa bệnh cao áp huyết lẫn bệnh cao cholesterol trong máu: thuốc Caduet (chứa chất Amlodipine trị cao áp huyết và chất atorvastatin trị cao cholesterol)
- Chữa bệnh rỗng xương: thuốc Calcium with vitamin D (chứa cả calcium lẫn sinh tố D rất cần trong việc chữa rỗng xương).
Nhiều thuốc phối hợp rẻ, vì ra đời đã lâu nên đã có dạng generic, những thuốc mới chưa có dạng generic còn đắt, nhiều bảo hiểm và Medi-Cal, Medicare không trả.
Uống nhiều thuốc, đi khám bệnh, chúng ta nhờ bác sĩ xem có thể chuyển đổi một số thuốc sang thuốc phối hợp không, để giảm thiểu số viên thuốc dùng mỗi ngày.

Những phương cách khác

Nhiều thuốc thì nhiều vấn đề.
Đầu tiên là sự tốn kém, tiền túi, tiền của bảo hiểm, tiền của Medi-Cal, Medicare cũng là tiền cả, tiêu phí phạm không cần thiết chúng ta sao nỡ, nhất là khi nước Mỹ thân yêu đang nghèo dần đi, một phần vì những phí phạm hoặc gian lận (hàng năm Medicare bị gian lận nhiều chục tỉ Mỹ kim); là người công dân, chúng ta có bổn phận phải gìn giữ, bảo vệ nước Mỹ. (Còn nhớ, ngày tuyên thệ vào làm công dân Mỹ, chúng ta đã có lời thề, "Khi cần, tôi sẽ sẵn sàng cầm súng bảo vệ đất nước Mỹ này".)
Sau là sự nguy hiểm, nhiều thuốc thì nhiều nhầm lẫn, từ ngay lúc bác sĩ đặt bút biên toa (biên sai tên thuốc, sai phân lượng), đến dược sĩ đọc nhầm toa thuốc bác sĩ và đưa thuốc cho người bệnh sai, rồi người bệnh uống không đúng ý bác sĩ, quá liều lượng, hoặc vì mắt kém, buổi tối nhìn nhầm chai thuốc, lấy thuốc nọ xọ thuốc kia (cả chục thứ thuốc mỗi ngày thì sao không có lúc lấy nhầm, nhìn nhầm!). Rồi các phản ứng nguy hiểm giữa các thuốc với nhau trong cơ thể, như bây giờ người ta mới tìm thấy thuốc chữa cao cholesterol Simvastatin không dùng chung được với thuốc cao áp huyết Amlodipine; đây là hai thứ thuốc thông dụng trước giờ rất hay được dùng.
Chỉ nên dùng những thuốc cần thiết đúng với chỉ định y khoa (medical indication).
Đầu tiên, chúng ta không nên nghe những lời quảng cáo bá vơ trên truyền thanh, truyền hình hoặc người này nói, người nọ nói, thuốc này, thuốc kia quả là thuốc tiên, trị bá bệnh. Trên đời chẳng có thuốc nào là thuốc tiên bệnh nào cũng trị khỏi.
Nhiều vấn đề không cần đến thuốc. Chẳng hạn, một năm chỉ một hai lần ăn phải thứ cơ thể bạn không chịu, bạn chột bụng đi cầu lỏng một lần rồi thôi, bạn không cần đến thuốc tiêu chảy xin đem về để sẵn, lâu không dùng đến thuốc hết hạn phí đi (rồi để chung với những chai thuốc uống mỗi ngày, sợ có lúc sẽ uống nhầm). Da khô ngứa chúng ta chữa bằng các loại lotion giúp da bớt khô, không cần đến những thuốc thoa steroid vừa tốn tiền vừa không giúp.
Mỗi lần đi khám bệnh, bạn nên mang các thuốc theo, kể cả những thuốc các bác sĩ khác cho, thuốc bổ mua bên ngoài không cần toa, để nhờ bác sĩ xem xét lại, thuốc nào còn cần, thuốc nào không cần nữa có thể bỏ bớt đi. Như thuốc bao tử dùng kèm với thuốc chống đau nhức một bác sĩ cho vài năm trước, nay bạn không còn uống thuốc đau nhức đó, nên thuốc bao tử không cần nữa, chúng ta bỏ bớt. (Các thuốc bao tử như Nexium, Omeprazole, Prevacid, …, dùng lâu quá 1 năm, có thể làm tăng nguy cơ rỗng xương, gãy xương.) Mỗi lần thăm khám, bác sĩ đều phải nhận định lại các vấn đề của người bệnh, xem thuốc nào còn cần, nên giữ nguyên hoặc nên tăng hay giảm đi, thuốc nào không cần nữa thì bỏ, rồi xem có những thuốc đang dùng nào chống nhau không (drug-drug interaction), chứ không giản dị như chuyện bác sĩ chỉ thăm hỏi vài tiếng lấy lệ, "Bác khỏe không?", xong không khám gì cả, và hý hoáy biên toa cho cả chục thứ thuốc giống y chang những lần trước, sau đó bước vội ra khỏi phòng khám, không cần biết người bệnh uống thuốc thế nào, có đúng không, có phản ứng gì không, và thuốc nào có thể bỏ bớt.
Càng ít thuốc càng tốt, chỉ những thuốc cần thiết đúng chỉ định y khoa, vì nhiều thuốc sẽ gây tốn kém, gây nhiều nhầm lẫn nguy hiểm. Những thuốc quảng cáo rầm rộ trên truyền hình, truyền thanh kiểu sữa ong chúa, muốn mua, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Nhiều vấn đề chúng ta có thể giải quyết không cần dùng đến thuốc. Thử bỏ bớt những thuốc không quan trọng mà lâu nay chúng ta không còn triệu chứng (như thuốc bao tử). Dùng các thuốc phối hợp để giảm thiểu số viên uống mỗi ngày, nếu thuốc phối hợp không đắt. Và mỗi lần đi khám bệnh, bạn nhờ bác sĩ xem xét, nhận định lại các vấn đề của bạn, đừng để bác sĩ vuột chạy chỉ sau một vài phút thăm hỏi sơ sài, biên toa.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.