logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/03/2014 lúc 10:09:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đa phần ai đến Mỹ cũng mong ngày mình có quốc tịch Mỹ. Người di dân phải vất vả và tốn kém mới được nhập tịch Hoa Kỳ, với lệ phí hiện nay là $680, (gồm $595 tiền nộp đơn và $85 lăn dấu tay), họ sẽ không bao giờ bỏ. Nhưng lại có những người bản xứ, đương nhiên có quốc tịch Hoa Kỳ, lại muốn từ bỏ. Vì sao?

Thông thường, chỉ có những người sống ở nước ngoài (expats) là những cá nhân từ bỏ quốc tịch Mỹ. Đây cũng là luật bắt buộc: Bạn chỉ có thể từ bỏ quốc tịch tại một đại sứ quán hay một lãnh sự quán bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Từ bỏ xong, bạn sẽ ở ngoài Hoa Kỳ vĩnh viễn. Vậy điều gì đã khiến họ từ bỏ cuốn thông hành màu xanh mà nhiều người mơ ước có được ấy?

Theo thống kê năm 2013, có khoảng 3.000 công dân Hoa Kỳ từ chối quốc tịch Hoa Kỳ. Ba ngàn người đó ai cũng có lý do riêng. Tuy nhiên đa số cho rằng hai lý do quan trọng là kê khai tài chánh và khai thuế thu nhập. Sau đây là năm khuôn mặt công dân Hoa Kỳ từ chối quốc tịch được CNNMoney giới thiệu.

1. Donna-Lane Nelson, 71 tuổi, hiện sống tại Geneva, Switzerland. Bà cho biết mình từ bỏ quốc tịch Mỹ năm 2011. Hôm đó Donna-Lane còn nhớ bà rất xúc động, gần như muốn ói ngay trước cửa Đại sứ quán Mỹ tại Switzerland. Bà cho biết mình gần như ngã quỵ. Cảm giác giống như phải ra tòa ly dị. Hoa Kỳ đã cho Donna-Lane một nền giáo dục tốt, một nghề nghiệp ổn định. Hoa Kỳ là một đất nước tươi đẹp. Bà rất khổ tâm khi phải làm điều này. Bà đã lưỡng lự, dằn vặt. Bà hỏi nhân viên đại sứ quán xem mình có thể đổi ý được không. Họ nói được. Nhưng cuối cùng bà vẫn từ bỏ quốc tịch Mỹ. Vì ngân hàng ở Switzerland dọa sẽ đóng tài khoản của bà. Không có tài khoản ngân hàng, làm sao bà sống được ở đây? Bà từng sống ở Switzerland từ năm 1990, đến 2005 nhập tịch Switzerland. Bà muốn được bầu cử nơi mình sống. Nhưng cú knock-out cuối cùng là chuyện thuế má. Donna-Lane không ngại thuế hưu của bà bị đánh hai lần, nhưng thủ tục thuế quá rắc rối, nhất là khoản luật bắt buộc kê khai (disclose laws), và khoản tiền bỏ ra để khai thuế hết 1.000 Swiss Francs (1.123 Mỹ kim/năm) đã đánh quỵ Donna-Lane.

2. Ezra Goldman, 28 tuổi, sống tại Đông Hoản (Dongguan), Trung Quốc. Anh cho biết anh có quốc tịch Đức (từ mẹ) và Mỹ (từ cha). Tốt nghiệp đại học năm 2008, anh đến đây sống. Trong khi Đức không yêu cầu Ezra đóng thuế thu nhập thì Hoa Kỳ lại buộc. Mỗi năm anh tốn vài trăm đồng cho người khai thuế giúp anh ở Mỹ. Cũng tốt thôi, coi như đầu tư cho tương lai vậy, nhưng theo Ezra luật thuế ở Mỹ thay đổi mỗi năm khiến anh mệt mỏi. Từ bỏ quốc tịch Mỹ khiến mình ray rứt lắm chứ. Ezra cho biết anh muốn quay lại Mỹ sau vài năm phát triển nghề nghiệp ở Trung Quốc. Nhưng rồi anh đành phải nhắm mắt. Nhất là mặc cảm một người Mỹ sống ở Trung Quốc như anh luôn bị đối xử phân biệt (ostracized). Nhiều lúc muốn đầu tư ở Trung Quốc, anh bị từ chối vì là người Mỹ. Nhiều nơi bán bảo hiểm sức khỏe còn nói anh ký hợp đồng sử dụng quốc tịch Đức sẽ tốt hơn. Ezra nói bất cứ với thông hành nào, anh vẫn nghĩ mình là người Mỹ.

3. Laurie Lautmann, 58 tuổi, hiện sống tại Gisborne, New Zealand. Bà du lịch đến đây thời mới ngoài hai mươi và rất thích. Laurie tìm được một bạn đường tên Frank, một giáo viên dạy thể dục. Rồi năm tháng trôi đi, cả hai đều có business riêng. Theo Laurie thuế thu nhập là điều phiền toái nhất đối với cả hai. Nơi họ sống khó tìm ra người am hiểu luật thuế tại Hoa Kỳ. Tìm được một người thì cũng tốn mất 4.000 New Zealand dollars (3.360 Mỹ kim) một năm. Laurie cho biết bà coi đó là lệ phí để giữ quốc tịch Hoa Kỳ cho hai người. Nhưng càng lớn tuổi bà cảm thấy điều này càng nặng nề hơn. Đến năm 2013 bà đành bỏ cuộc. Một quyết định không dễ chịu chút nào. Nhưng cuối cùng bà tự nhủ, đây có lẽ là chọn lựa thích hợp nhất trong hoàn cảnh hiện tại. Rồi họ hẹn với lãnh sự quán tại Auckland. Trên đường tới đó bà cảm thấy sợ hãi. Không thể ăn uống được gì. Đầu óc mụ mẫm đi. Đêm trước đó bà không tài nào ngủ được. Bà nhớ lại hồi nhỏ, đi học, đứng tuyên thệ sẽ trung thành trước quốc kỳ mỗi buổi sáng. Đi đâu bà cũng nghe nói Mỹ là đất nước tuyệt vời nhất, vậy mà giờ đây bà phải cắt đứt liên hệ với mảnh đất này. “Tôi vẫn là người Mỹ. Tôi lớn lên ở đó mà. Tôi đâu thể là người Kiwi, là người New Zealand được. Làm sao có thể chứ! Chỉ là từ nay tôi sẽ không còn passport Hoa Kỳ mà thôi”.

4. Christina Ammann, 56 tuổi, hiện sống tại Belp, Switzerland. Bà nói mình là một người Mỹ và rất yêu nước. Nhưng sở thuế IRS và chính phủ Mỹ đã thâm nhập đời tư của bà quá nhiều. Sinh ra và lớn lên tại Phoenix, Arizona, học đại học tại California. Bà tốt nghiệp rồi tham gia Peace Corps, làm việc tại Costa Rica. Sau đó bà gặp và kết hôn với một công dân và nhập tịch Swiss theo chồng. Christina đứng tên chung với tài khoản của chồng. Là công dân Hoa Kỳ, bà phải khai báo. Như vậy sẽ bất công với chồng bà. Christina không ngại đóng thuế cho mình, nhưng khai báo tài sản của chồng là người Swiss (đối với bà) rất phiền toái. Rồi cô con gái mang quốc tịch mẹ cũng được yêu cầu khai thuế khi được 18 tuổi, dù chỉ là sinh viên làm việc cho trường đại học, lương rất thấp. Tiền trả cho luật sư về thuế của bà và con gái tốn cả $10.000. Theo bà luật phải kê khai (disclose law) đã đặt lên lưng người Mỹ sống ở nước ngoài một gánh nặng rất khó chịu. Bà nói không ít người giấu hàng triệu Mỹ kim trốn thuế, nhưng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh (bad apples), báo hại hàng triệu người Mỹ lương thiện khác sống ở nước ngoài phải khổ lây.

5. Richard Sikes, 65 tuổi, hiện sống tại Canada. Ông cho biết ông dọn đến châu Âu năm 1973. Vài năm đầu ông không nghĩ tới thuế thu nhập. Lớn lên tại Oregon, nhưng Richard sống tại nhiều nước Châu Âu như Ireland, England, Switzerland và Đức, bằng nghề vũ công ballet nên thu nhập chẳng đáng gì để ông phải nợ thuế. Tám năm sau, Richard ghé lãnh sự quán và khai thuế liền một lúc. Từ đó về sau Richard khai thuế đều đặn hằng năm. Ông lấy vợ người Canada và làm việc trong một công ty thuộc lãnh vực IT. Con trai đầu của họ sinh tại Đức và Richard đã đăng ký quốc tịch Mỹ cho con trai ngay sau đó. Hiện cả hai bố con đều có quốc tịch Canada. Người con thứ hai sinh tại Canada có quốc tịch ở đây. Người con thứ hai này có quyền có quốc tịch Mỹ (theo cha). Lợi ích của quốc tịch Mỹ rất lớn, Richard nói vậy. Con trai ông có thể học và làm việc ở Mỹ khi có quốc tịch Mỹ. Nhưng giá phải trả là thuế thu nhập. Hiện nay con trai ông còn quá nhỏ để biết xem em có đến học và đi làm ở Mỹ hay không? Richard cho biết vợ ông ủng hộ quyết định từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì bà không thích chuyện phải kê khai tài sản mà hai vợ chồng đứng tên chung. Riêng Richard cho biết hơn 40 năm sống xa quê, ông luôn giữ quốc tịch Hoa Kỳ với niềm tự hào được bầu cử mỗi mùa phiếu.

Lâu nay ta vẫn nghe lý do để người ta từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ là vì muốn tránh đóng thuế thu nhập và kê khai tài sản. Nhưng, như lời Christina Ammann cho biết: Đó chỉ là con số nhỏ. Chính những quả táo chua ấy đã khiến cho những quả táo ngọt khác bị vạ lây bởi luật kê khai. Một điểm rất chung, tất cả những ai từng mang thông hành Hoa Kỳ, khi phải quyết định từ bỏ quốc tịch với đất nước này họ đều cảm thấy một phần rất thiêng liêng của trái tim mình như đang bị cắt bỏ đi…

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.