Cảm giác sảng khoái khi tắm nước ấm hẳn nhiều người đã biết từ lâu, nhưng nếu ngâm mình trong nước ấm quá lâu,
hoặc lạm dụng việc rửa mặt nước ấm thường xuyên sẽ khiến cơ thể vừa bị cảm lạnh, da khô, nhanh lão hóa.
Với các loại da không được dùng nước ấm nhiều lần trong ngày như: da nhạy cảm, mỏng manh, hay ửng đỏ, (khô,
bong tróc)… việc lạm dụng nước ấm (hay thường xuyên rửa nước ấm) sẽ khiến da khô, căng và khó chịu. Lâu ngày,
da sẽ bị dày sừng, sạm đen, kém tươi do bị mất nước và lão hóa nhanh.
Dưới đây là cách sử dụng nước ấm với từng loại da:
- Da nhạy cảm, bong tróc: bạn nên dùng nhiệt độ 32 độ C và chỉ rửa 1 lần/ngày; tốt nhất là vào buổi tối.
- Da nhờn, bị mụn: cũng tương tự, chỉ nên sử dụng 2 lần/ngày, rửa vào buổi sáng và buổi tối. Nhiệt độ thích hợp cho
loại da này khoảng 34 hoặc 35 độ C (không nên nóng hơn). Khi lỗ chân lông bị nhờn bít kín, nước ấm sẽ làm giãn lỗ
chân lông, khiến chất cặn bã và nhờn được đẩy ra ngoài. Qua đó, hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông giảm hẳn (đây là
một trong những lý do gây mụn của da nhờn).
- Da bình thường: nhiệt độ cho phép khoảng 34 độ C và rửa mặt chỉ 2 lần/ngày. Nước ấm sẽ phát huy tác dụng hơn
khi bạn hiểu rõ về làn da, cùng chế độ chăm sóc da hợp lý như tẩy rửa mặt đúng cách…
Nước ấm cũng giúp da hấp thu dưỡng chất cao hơn nước lạnh, vì nước ấm kích thích việc trao đổi chất, giúp tiến trình
tái tạo da diễn ra tốt hơn. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ đem lại cho bạn một làn da sạch, mịn màng.
Nếu ngâm mình với nước ấm quá lâu, bạn dễ bị cảm lạnh hoặc da bị mất nước, bị khô sau khi rời khỏi bồn tắm. Bạn
chỉ nên ngâm trong 15-20 phút, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như: Jojoba, oải hương,… có mùi thơm dịu nhẹ giúp tinh
thần sảng khoái, da mịn hơn. Nhiệt độ thích hợp khoảng 34 đến 38 độ C.
ST