logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 29/03/2014 lúc 01:11:31(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Là người trong giới tiêu thụ, chúng ta luôn luôn bị cám dỗ bởi những quảng cáo giảm giá như discount, on sale… trong

những dịp lễ lớn. Không thể phủ nhận rằng rất nhiều quảng cáo là sự thật, nhất là khi chúng phát xuất từ những cửa

hàng có uy tín, được tung ra với mục đích tạo sự chú ý, để từ đó mời khách hàng đến nơi buôn bán để mua hàng giảm

giá và nhân tiện mua luôn những món hàng khác … không giảm giá! Có thể nói đó là cách làm ăn khôn ngoan của

người quân tử. Nhưng không phải ai cũng quân tử như vậy, bởi vì còn vô số những nhà buôn khác cố tình đưa ra giá

rẻ để bán “của ôi”, hoặc nói bừa là bớt 20 phần trăm, 30 phần trăm... mà thực ra chẳng có phần trăm nào. Đó là một

hiện tượng thực có, vốn làm đau đầu giới tiêu thụ trên thị trường mua bán trước nay.

Bên cạnh sinh hoạt mua bán trực tiếp, thị trường lại bày ra trò “đấu giá” (Auction). Phải nhận rằng, tham dự đấu giá

chúng ta còn có thể mua được hàng với giá rẻ, rẻ hơn cả giá discount hoặc On Sale ở cửa hàng. Mà đấu giá lại cho

chúng ta sự hồi hộp hào hứng như đang tham gia một trận đấu! Trong cuộc đấu giá, món hàng được đưa ra làm đối

tượng tranh giành; Những người thích mua sẽ công khai đưa ra giá rồi thi đấu với nhau bằng cách người sau đưa ra

giá cao hơn người trước. Sau một thời gian ấn định, người nào trả giá cao nhất sẽ mua được món hàng. Đó là một

sinh hoạt đã trở nên khá quen thuộc, nhất từ khi có Ebay, một ngôi chợ đấu giá trên mạng qui tụ cả hàng triệu khách

hàng khắp nơi trên thế giới. Nếu món hàng được “đấu” là một sản phẩm “độc”, theo nghĩa độc nhất vô nhị (có một

không hai) hoặc đồ cổ quí hiếm, thì nó thường bán được với giá cao, nhờ không khí tranh giành hơn thua của người

mua trong lúc không thể so sánh giá cả của đồ vật ấy với những cảnh huống khác. Nhưng nếu món hàng là một sản

phẩm phổ thông có bán ở nhiều nơi, thì người mua sẽ “tậu” được nó với giá rẻ hơn bình thường.

Tiến thêm một bước nữa, gần đây thị trường lại tung ra những sinh hoạt … quái chiêu: Một cái Ipad đời mới, hàng thực

của Apple chứ không phải hàng nhái, chỉ bán với giá $54.03, một cái máy điện toán cầm tay của HP bán với giá

$33.33…. Chợ có đủ mọi mặt hàng, chẳng thiếu thứ gì, từ những cái HDTV màn ảnh rộng 60”, máy computer

Desktop, Laptop, Ipad, Iphone, Kindle…. mà tất cả đều là hàng thật, chính gốc, chứ không phải là thứ phẩm, phế

phẩm, hoặc hàng thặng dư….

Những cơ sở đấu giá như trên hiện có khá nhiều, và mỗi lúc mỗi nẩy nở như vườn nấm sau cơn mưa, với những đặc

tính chung như sau:

- Penny Bid: Có nghĩa là, người tham gia chỉ cần và chỉ được phép nâng giá lên 1 xu (Penny), kể từ giá khởi điểm là

$0. Thí dụ: Một cái Ipad giá $700 ngoài thị trường có thể mang ra đấu với giá khởi điểm $0, người đầu tiên ra giá 1 xu,

người thứ hai “đấu” lên 2 xu, người thứ 3 ba lên 3 xu…. Bò dần theo từng xu như vậy thì khi giá đấu lên tới $25 cũng

phải có vài ngàn người tham gia, cụ thể 2,500 người. Nhìn về một phương diện, đây có thể là một lợi điểm của người

tham gia đấu giá, bởi vì nếu cuộc đấu giá không qui tụ nhiều người tham gia đến mức đó, cuộc đấu giá sẽ sớm kết

thúc và sản phẩm sẽ đội nón ra đi với giá rất rẻ. Đây là điểm khác với các cuộc đấu giá cổ điển, theo đó người mua có

thể nâng giá lên bao nhiêu cũng được, tùy túi tiền và tùy đánh giá riêng của mình, chứ không bị hạn chế là chỉ được trả

giá cao hơn … 1 xu.

- Thời hạn 20 giây: Nếu sau 20 giây đó mà không còn ai tham gia và trả giá cao hơn, thì người đưa giá sau cùng sẽ

mua được sản phẩm. Hai mươi giây quả là một thời hạn phù du, khác hẳn với thời hạn 3 ngày, 5 ngày hoặc 7 ngày

trong những cuộc đấu giá cổ điển. Tuy nhiên, phải hiểu rằng thời hạn 20 giây đó được tính từ khi có người đưa ra giá

mới, và có thể hiểu là …. vô giới hạn bao lâu còn có người tham gia. Thí dụ: Một cái Ipad đã được đấu lên tới giá $25,

nhưng vẫn có người tiếp tục tham gia, với giá liên tục được đẩy lên $25.01, $25.02…. Cho đến khi có người đưa ra

giá $25.05 xu thì không thấy ai tham gia nữa cho đến khi chuông báo hiệu đã hết 20 giây chờ đợi. Như vậy, người may

mắn thắng cuộc mua được cái Ipad với giá $25.05 xu. Rẻ chán, không khác gì cho không.

Qua những nét mô tả như trên, ai cũng có thể thấy hình thức đấu giá mới này thật hào hứng, và nếu vận may gõ cửa,

chúng ta có thể mua được những sản phẩm giá trị với giá rẻ như bèo. Bằng không, nếu vận may chưa đến thì mình

cũng chẳng mất gì! Nhưng sự thật ẩn giấu đằng sau bộ mặt hào nhoáng này thế nào? Có đúng là những người không

thắng thì chẳng mất gì hay không? Chúng ta sẽ bàn tới chuyện này trong bài sau.

Mua hàng giá rẻ qua đấu giá?

Thời buổi này không thể nói về thị trường mà không nói tới Internet. Với Internet, chúng ta có thể mua bán dễ dàng

thuận tiện hơn rất nhiều. Người tiêu thụ còn có thể mua hàng bằng cách đấu giá qua Internet. Hiện nay, trên mạng có 2

loại đấu giá: Đấu giá theo lối bình thường như Ebay, và đấu giá theo kiểu “quái chiêu” như Quibids. Bài này xin nói chi

tiết về cách đấu giá “quái chiêu.”

Để hiểu thế nào là “quái chiêu,” chúng ta cần nói sơ qua về kiểu đấu giá bình thường, tiêu biểu là eBay, và nhiều trang

mạng đấu giá khác. Người tham gia cứ việc đưa ra một cái giá nào đó, miễn là nó phải cao hơn con số của người

“đấu” trước đó. Cao hơn bao nhiêu? 1 xu, $1? Hay $5….? Tùy ý mỗi người. Cũng có khi ban tổ chức đấu giá qui định

mức sai biệt giữa 2 con số đấu giá, chẳng hạn, số sau phải cao hơn ít nhất $25, $50, hoặc …$100. Kết thúc, chỉ có

người thắng cuộc mới phải bỏ tiền mua sản phẩm theo giá mình đã đấu.

Những người thua cuộc không mất mát gì cả. Là một sinh hoạt bình thường như vây, đấu giá trên eBay không đòi hỏi

người tham gia phải cảnh giác về một trò gian dối hoặc lừa đảo được che đậy.

Tuy nhiên, gần đây thị trường mạng mới phát sinh một hình thức đấu giá khác - chẳng hạn như Quibids.com,

beezid.com, grabswag.com…, gọi chung là Penny Bid. Theo những người tổ chức đấu giá, họ đã từng bán ra những

cái TV màn ảnh phẳng, những cái iPhones với giá …95 xu. Những lời tuyên bố “quái chiêu” như vậy buộc giới tiêu thụ

phải cảnh giác, và nêu lên câu hỏi, “Liệu đây có phải là trò lừa?”


Penny Bid: Trò lừa đảo?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể nói ngay: Không! Ít nhất đối với trang mạng Quibids.com là không. Họ

không phải là một bọn lừa đảo, thậm chí còn được điểm cao qua đánh giá của cơ quan Better Business Bureau nữa.

Nhưng nếu họ không phải lừa đảo thì liệu chúng ta có thể mua được gì với giá thật rẻ như họ nói không? Cũng xin trả

lời ngay: Khó lắm, và gần như là không. Có nghĩa là, những người tham gia đấu giá, phần lớn đều không mua được

món hàng giảm giá 95%. Và oái oăm hơn nữa, dù không mua được sản phẩm, tất cả những người tham gia đều bị

mất tiền, không ít thì nhiều.


Ảnh hưởng về phía khách hàng

Tất cả mọi khách hàng khi tham gia Penny Bid đều phải chịu mất mát, dù có trúng được sản phẩm hay không. Đối với

người thành công (chỉ có một người), sự mất mát ấy có thể tính vào trị giá món hàng, nhưng với những người thất bại

(có thể hàng trăm hoặc hàng ngàn người), không thể nói điều gì khác hơn là công nhận: Đó là sự thiệt hại. Bởi lẽ, họ

phải bỏ tiền ra để mua số “bid”, xin giải thích cụ thể như sau:

Trong một cuộc đấu giá thông thường, bạn có thể tham gia “đấu” mà không phải bỏ ra đồng nào trước. Không thắng

cuộc, bạn không mất gì. Nhưng với Penny Bid, bạn phải trả tiền cho mỗi lần đưa giá, tức là cho mỗi lần “bid”, cụ thể là

25 xu, 60 xu, hay $1…. Thông thường bạn phải thiết lập trương mục (account) và mua sẵn một số Bids để đó. Chúng

ta thử cùng nhau tham gia một cuộc đấu giá để mua cái iPad trên mạng Quibids.com, là nơi mà chúng ta phải trả 60 xu

cho mỗi lần bid:

- Cái iPad hiện đã có người trả giá 99 xu. Khi tham gia, bạn chỉ có thể nâng giá lên $1.00, nghĩa là trả thêm 1 xu

(penny) mà thôi. Không mua được sản phẩm với giá đó, bạn tiếp tục bid thêm, bid thêm…. cho đến khi cuộc đấu giá

kết thúc: Chiếc iPad được bán với giá $25.09 xu, nhưng rơi vào tay … một người khác

- Tổng kết lại, với giá cuối cùng là $25.09 xu và mỗi bid chênh lệch 1 xu thì đã có tới 2,509 lượt người tham gia trả giá.

Trong số 2509 lượt đó có 40 lần bid của bạn. Với 60 xu cho một lần bid, bạn đã tiêu mất $24 cho cuộc đấu giá thất

bại này. Chắc chắn ngoài bạn, còn nhiều người khác đã tham gia và cũng bị thất bại với số thiệt hại có thể lớn hơn. Và

biết đâu, ngay cả người thắng cuộc, họ cũng phải bid vài trăm lần trước khi có thể mua được cái iPad đó. Cộng chung

số tiền để mua vài trăm bid, phí tổn của cái iPad không phải chỉ là $ 25.09 xu, mà chắc chắn cao hơn nhiều.


Ảnh hưởng về phía người bán

Xét về phía người bán, chúng ta có thể tự hỏi, “Làm sao họ có thể bán một cái iPad trị giá $700 với giá $25.09 xu? Họ

thu lợi ở chỗ nào?”

Thực ra, lợi lộc không nằm ở cái giá bán cuối cùng $25.09 xu. Nhìn tổng quát, chúng ta thấy tổng số bid cho cái iPad

này là 2,509 lần. Với mỗi lần bid giá 60 xu, người bán đã thâu được $1,505.40, gấp đôi giá bình thường của cái iPad

này rồi.


Kết luận:

Tóm lại, không thể nói rằng những cuộc đấu giá Penny Bid là lừa đảo hoặc gian dối. Nhưng cơ may thắng lợi của

người mua là rất nhỏ, không khác gì như xác suất đoạt giải trong một cuộc xổ số có vài ngàn người tham gia. Ấy là

chưa kể, bạn còn phải có đủ kinh nghiệm và sự khôn ngoan khi “giao đấu” với hàng ngàn người khác, chứ không đơn

thuần trông chờ vào sự may rủi giống như trong một cuộc xổ số. Đó là sự thật về những cuộc đấu giá “quái chiêu”.

Bạn có chiêu thức nào cao, muốn đem ra “so cựa” với thiên hạ không?

Erictran15751@gmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.