Trong hàng thế kỷ, giầy của phụ nữ thường chỉ được giấu dưới lớp váy dài và tất cả chị em cần chỉ là một đôi giầy đế thấp hay giầy cao cổ đơn giản. Tuy nhiên, khi gấu váy bắt đầu được vén lên cao trong thế kỷ 20, nhưng đôi giầy lại được đưa vào tầm ngắm.
Bức tranh ‘First step’ năm 1966, của Allen Jones. Ông cũng là người khiến giầy cao gót đế nhọn phổ biến trong những năm 1960. .Ngày nay, hình ảnh mẫu mực cho sự hấp dẫn nữ giới thường được gắn với một người phụ nữ mang giầy cao gót.
Đây có thể là một định kiến về giới nhưng hình ảnh này đã có lịch sử lâu đời. Mục đích của những đôi giầy cao gót là để nhấn mạnh hình thể bằng cách làm cho đôi chân thon dài hơn, tăng thêm chiều cao và đẩy ngực và mông ra hơn. Đường kẻ đen ở phía sau của vớ cũng giúp làm cảm giác tăng chiều cao đáng kể.
Giầy cao gót đế nhọn xuất hiện năm 1955 và là một bước đột phá từ những đôi dầy đế to thô kệch từng làm bá chủ trong thập niên trước đó. Ngay cả tên gọi ‘stiletto heel’ của nó trong tiếng Anh cũng gợi lên thẩm mỹ kiểu Ý mới, giống như đôi gò má sắc sảo và tự tin diễn viên Sophia Loren hay những bộ phim của Federio Fellini.
Thiết kế này được cho là của nhà thiết kế người pháp Roger Vivier, người còn được biết đến với kiểu giầy đen, mũi vuông, có khóa sắt bản to trang trí, nổi tiếng trong những năm 1960.
Giầy cao gót đế nhọn, có thể cao đến 20cm và quá mảnh nên cần một thanh sắt để chống đỡ giúp cho nó không bị gẫy dưới sức ép từ cân nặng của người mang. Điều này từng khiến những đôi giầy này làm hỏng các sàn nhà bằng gỗ và cực kỳ đau chân khi đi bộ. Độ cao này thật sự là một thách thức đối với người mang về khả năng giữ thăng bằng và đôi khi kết quả thường là trật khớp hay vỡ mắt cá chân.
Giầy cao gót ban đầu chỉ là một hiện tượng thời trang, chỉ tồn tại đến đầu thập niên 60. Khi đó nó trở nên một biểu tưởng mang tính tôn sùng mà họa sĩ Allen Jones chuyên khai thác, chủ thể của ông thường là chân dung những người phụ nữ mặc quần áo da mang giầy cao gót. Những thiết kế nội thất của ông, cũng thường bằng da, những manơcanh mang giầy cao gót đỡ bàn hay ghế, từng xúc phạm đến phóng trào giải phóng nữ quyền thời đó. Khi đó giầy cao gót cũng trở thành điều không thể thiếu đối với trang phục của các cô gái đứng đường và càng khiến ý nghĩ rằng giầy cao gót đế nhọn là một sự trào phúng đối đối với nữ quyền.
Một số nhà hoạt động nữ quyền xem giầy cao gót đế nhọn là một truyền thống lâu đời mà đàn ông (và các nhà thiết kế nam giới) tạo ra để hạn chế và hạ thấp phụ nữ, giống như tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc đến thế kỷ 20.
Liệu đàn ông đã từng mang những đôi giầy không dành để đi lại?
Nếu nhìn lại thời trang của thể kỷ 18 và xem các xu hướng mang giày cao gót của nam và nữ giới trong tầng lớp quý tộc thì họ không nhưng chỉ nâng mình lên hơn về chiều cao so với những kẻ thấp hèn mà còn để chỉ ra rằng những người mang chúng ta những người nhàn rỗi (thử làm việc khi mang những đôi giầy cao gót xem nào, thông điệp được ngầm gửi đi.)
Từ ‘well-heeled’ trong tiếng Anh cũng từ đó mà có nghĩa miêu tả ai đó giàu có, họ giàu có đủ đến nỗi không cần làm việc. Mặc dù giày cao gót của nam giới biến mất rất nhanh thì kiểu dáng và chiều cao của giày phụ nữ lại thay đổi liên tục đến khi chúng biến mất trong những chiếc váy xòe bồng của thế kỷ 19.
Khái niệm chiều cao đồng nghĩa với sự cao quý khó có thể rũ bỏ được ngay cả sau khi xu hướng thời trang của những đôi giày cao gót đế nhỏ mất dần đi. Thập niên 70, chiều cao của gót giầy lại được nâng tầm với kiểu giầy đế xuồng được cả nam và nữ mang (Elton John là một trong những người nổi tiếng về kiểu giầy này). Trong thập niên 80, kiểu áo vai rộng, eo thon lại bất ngờ phù hợp với giầy đế thấp. Tuy nhiên những năm 90 giày đế nhon lại tạo gây sóng gió trong ngành thời trang với show truyền hình ‘Sex & The City’ đã biến nó trở thành một đôi giầy đi thường ngày.
Ngày nay giày cao gót là biểu tượng cho thế hệ phụ nữ xem chúng là sức mạnh của nữ giới chứ không còn phải là thứ chỉ để thỏa mãn khát vọng của đàn ông.
Theo ABC