logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 09:19:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật bảo vệ tác quyền, hay sản phẩm trí tuệ, có khi là thái quá nhưng thường là không đủ. Và những vi phạm tác quyền

Đã và đang xảy ra ở những xứ sở tự cho là văn minh nhất nhân loại. Riêng Việt Nam, nơi vốn dĩ khái niệm tác quyền rất

mù mờ sau nhiều năm vô sản và cộng sản, khái niệm tôn trọng tác quyền và bảo vệ tác quyền lẽ đương nhiên còn mù

mờ hơn nhiều.

Nhưng có lẽ đã đến lúc thực sự chỉnh đốn lại tâm lý táy máy chân tay mượn đỡ sáng tạo và tư tưởng của người khác

và mạnh dạn nhận là của mình. Trước hết, phải nói rõ rằng quá trình sáng tạo của nhân loại luôn luôn kèm theo sự vay

mượn và học hỏi từ những sáng tạo đi trước, cho nên vay mượn là lẽ thường tình, nhưng với sự tôn trọng tác quyền

thì người vay mượn sẽ cung cấp một sự đền bù nào đấy cho tác giả tùy theo trường hợp và theo mối lợi sự vay mượn

mang lại cho người vay mượn. Một chú thích, ghi chép nhắc đến tác phẩm đã tạo cảm hứng hoặc đã được vay mượn,

đền bù tài chính khi thích hợp… theo luật pháp và theo lương tâm đạo đức của người đối với người.

Chuyện cầm nhầm tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã nhiều lần lên báo, từ nhạc cho đến thời trang rồi mới đây là dùng

nguyên tác phẩm nhiếp ảnh không cần cho tác giả biết.

Lãnh vực dễ cầm nhầm không bị tố ra tòa nhất là thời trang. Ngay cả ở những nước Tây phương, bản quyền thời trang

cho dù có luật bảo vệ thì cũng rất khó ngăn ngừa vay mượn. Thứ nhất, chuyện vay mượn chi tiết có thể được xem như

mượn vài ý văn, dòng nhạc, nếu không giống gần như y hệt như bản chính thì rất khó biết là theo khuynh hướng chung

hay là ăn cắp. Thứ nhì, những công ty thời trang vay mượn thường không đủ lớn để những công ty thời trang lớn tốn

công tốn của kiện cáo.

Trong trường hợp này, nhà thiết kế chỉ có thể nhìn theo hướng tích cực rằng: bắt chước là một hình thức ca tụng. Ở

Việt Nam gần đây có mấy vụ tai tiếng về thời trang của ca sĩ Mỹ Tâm, quả thật theo hình chụp thì gần với cầm nhầm

hơn là mượn ý. Tuy nhiên, dù khó bị bắt bẻ vềmặt luật pháp, theo đạo đức lương tâm thì ít nhất người thiết kế đã vay

mượn cũng nên nhận nguồn ảnh hưởng trong thiết kế của mình khi có câu hỏi trực tiếp.

Trong âm nhạc, luật bảo vệ tác quyền của những nước như Mỹ rất nghiêm nhặt, đừng nói gì đến ý nhạc, vay mượn

nhạc đệm, chẳng hạn một đoạn hòa âm, một khúc đàn dạo đầu hoặc chuyển khúc cũng phải xin phép và đóng phí bản

quyền. Ở Việt Nam, chuyện “đạo” nhạc đã là quá thường, từ chuyện viết lời nhạc cho một bài nhạc ngoại rồi quên nhắc

đến tác phẩm nguyên thủy, cho đến cầm nhầm vài hoặc nhiều dòng nhạc của người khác. Ngay những tác giả danh

tiếng như Trần Tiến, Bảo Chấn, Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo… Vụ bài hát Sắc Màu của nhạc sĩ Trần Tiến giống một bài

của Kitaro có thể gọi là ít căn cứ, ngược lại, trong vụ bài Princess of China (Công chúa Trung Quốc) của Coldplay và

Rhianna giống bài Ra Ngõ Tụng Kinh của Trần Tiến, ông cũng khá tỉnh khi cho rằng “chí lớn gặp nhau” đấy thôi. Trong

vụ sau này, nếu quả thật Coldplay và Rhianna đã mượn phần mở đầu thì đấy cũng đã đủ căn bản để trả phí tác quyền.

Điều đáng tiếc thật sự trong những vụ vay mượn và cầm nhầm không hẳn ở hành động cầm nhầm cho dù là cố ý. Điều

đáng buồn là sự chối bỏ, ngay cả sau khi đã có sự so sánh rõ ràng giữa bản chính và sáng tác có vay mượn. Không

chối bỏ thẳng thì chối bỏ lửng lơ, kiểu “chí lớn gặp nhau” hoặc nghe/thấy đâu đó rồi nhập tâm. Hoàn toàn có khả năng

sự vay mượn là vô thức từ chuyện nhập tâm thật, nhưng khi nó đã lộ ra, chẳng lẽ người vay mượn không thể chấp

nhận việc ấy, vì hành động có ý thức hay vô thức vẫn là hành động của mình, dẫn đến kết quả là tác phẩm của mình

mang một phần sáng tạo của người khác?

Một ví dụ điển hình cho sự chối bỏ dưới danh nghĩa vô thức/không biết là trường hợp bài hát Khi Chúng ta Già của

nhạc sĩ/ca sĩ Phạm Hồng Phước (PHP). Chẳng những đề tựa giống y nguyên bài thơ của Nguyễn Thị Việt Hà (NTVH),

bài hát còn có những lời giống hệt bài thơ, những lời với ý tưởng độc đáo không thể pha lẫn

Nuôi thêm mấy con gà đẻ trứng
Anh đọc sách, em pha trà
Trước hiên nhà em tưới mấy luống hoa

Chân chúng mình run... chúng mình không kịp bước
Mình nương tựa vào nhau

Và gói cả thế gian vào lòng bàn tay

Tuy số lời giống nhau không đến nửa bài, nhưng ý tưởng chính thì giống nhau đến 95%. Nếu PHP đã xin phép NTVH,

hoặc ít nhất ghi rằng mượn ý tưởng của chị, có lẽ đã không có vụ rùm beng đáng tiếc xảy ra. Anh chàng nghệ sĩ trẻ

này đợi cho đến khi NTVH mượn luật sư gửi đơn kiện đến trường Đại học Sư phạm, là nơi anh đang học mới chịu lên

tiếng.

Khi lên tiếng thì anh lại dùng chiến thuật lịch sự nửa chừng vời, nói rằng đã dùng những trích dẫn không rõ nguồn gốc

trên các trang mạng xã hội. Viện cái cớ “không biết” này, anh đã không xin lỗi NTVH mà chỉ xin lỗi khán giả, rồi yêu cầu

các trang mạng gỡ lời bài hát xuống. Tuy thế, phần chính yếu vẫn là không thừa nhận cái sai của mình, cho dù cái sai

ấy có kèm theo cái “lầm” và “không biết”. Cứ so sánh với một chuyện bình thường: giơ tay hái quả vì nghĩ cây mọc dại

chẳng của ai, đến khi biết cây thực ra có chủ, người hái cho dù không biết cũng đã ngốn quả rồi, có nên xin lỗi hoặc

thừa nhận với chủ cây hay không?

Đã đến lúc tác quyền cần được tôn trọng hơn ở Việt Nam, bắt đầu từ ý thức của chính giới có tác quyền cần được bảo

vệ.

Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.