logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 09:41:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, một trong những món không thể thiếu là giấy vệ sinh. Bạn thử tưởng tượng,

bạn đang “hành sự theo tiếng gọi tự nhiên” trong nhà vệ sinh, bạn chợt thấy cuộn giấy chỉ còn một tờ mỏng lét te tua

dính chặt trên cái lõi, bấy giờ bạn phải làm sao?

Tôi có đọc một chuyện trên blog khá tiếu lâm. Một anh chàng Mỹ nọ kể trong một chuyến du lịch một nước Đông Nam

Á, vì ăn thức ăn địa phương không hợp nên anh bị chột bụng. Trong nhà vệ sinh, anh dùng cho đến khi hết nhẵn giấy

mà vẫn còn cần thêm vì “cái cửa sau” của cơ thể anh vẫn chưa sạch. Cuối cùng kẹt quá, anh cởi giày, tháo đôi vớ

dùng tạm thay cho giấy, xong vứt nó vào sọt rác. Sau đó anh tự an ủi: “Bề nào đôi vớ cũng đã có lỗ thủng rồi”. Tôi nghĩ

nếu lúc đó anh đi dép và không có mang vớ thì coi như anh đã để lại cái áo thun rồi.



Theo tin tức trong nước, Đà Nẵng và Sài Gòn ngày nay vừa mới có nhà vệ sinh công cộng miễn phí, kể cả giấy. Bài

tường thuật còn nói “Người dân lẫn du khách nước ngoài đều khen ngợi và hài lòng vì nhà vệ sinh sạch sẽ. Mỗi người

bước vào đều được phát giấy vệ sinh tận tay. Khi đi vệ sinh xong, lập tức có người tới lau chùi. Chính vì vậy, ở nhà vệ

sinh công cộng tại bến xe Trung tâm thành phố Đà Nẵng, chưa bao giờ người ta trông thấy cảnh ai đó mặt nhăn nhó,

bịt mũi mỗi khi bước vào. Điều đặc biệt hơn nữa, nhà vệ sinh này miễn phí cho tất cả mọi người”. (Sướng như dùng

nhà vệ sinh công cộng 5 sao Đà Nẵng

http://citinews.net/xa-h...g-5-sao-da-nang-EHEMBSA/ ngày 23/2/2014)


Mới đọc thoáng qua đoạn trích dẫn trên, tôi không khỏi giật mình phát hoảng. “Khi đi vệ sinh xong, lập tức có người tới

lau chùi”? Tác giả bản tin viết câu này vắn tắt quá, mệnh đề trước thiếu chủ từ (ai đi vệ sinh xong?), mệnh đề sau thiếu

túc từ (lau chùi cái gì?) Tôi phát hoảng vì tưởng đâu phương châm “khách hàng là thượng đế” áp dụng cả cho nhà vệ

sinh công cộng ở Việt Nam để được ghi vào Sách Kỷ Lục Thế Giới cho le lói chơi. Hóa ra không phải vậy.

Chắc những ngày trước Tết Giáp Ngọ vừa qua, bạn đã nghe tin lạ trong nước về một công ty nhỏ chuyên lo dịch vụ

quảng cáo ở Hà Nội thưởng Tết cho nhân viên bằng giấy vệ sinh. Những năm trước, do nhận được nhiều hợp đồng

truyền thông quảng cáo, công ty ăn nên làm ra, số lượng nhân viên tăng từ 10 người lên đến mấy chục người. Ngoài

mức lương cố định trả cho nhân viên trung bình khoảng năm bảy triệu đồng một tháng, mỗi dịp Tết, công ty này luôn

có phần thưởng cho nhân viên. Cuối năm 2013, do tình hình kinh doanh không khả quan, Tết đến, theo truyền thống,

công ty lo lắng. Đang không biết phải xoay xở ra sao thì đột nhiên ông chủ nhớ đến 30 thùng giấy vệ sinh là quà tặng

của một công ty chuyên sản xuất giấy vệ sinh và cũng là khách hàng quảng cáo của công ty từ năm ngoái. Thế là…

không có tiền để thưởng thì thưởng giấy vệ sinh vậy, mỗi nhân viên nhận được mười bịch, mỗi bịch 10 cuộn, mang về

tha hồ ăn Tết và… chùi thoải mái khi cần vào thăm lăng bác.


Có lúc tôi ngồi trong phòng vệ sinh thả tâm trí vơ vẩn với ý nghĩ là không biết ai đã chế ra giấy vệ sinh và nó có từ hồi

nào vậy há? Biết để cám ơn nhà phát minh đó đã mang đến sự êm ái cho cái “cửa sau” của chúng ta. Lớp người trẻ

ngày nay đâu có biết các thế hệ trước, như chúng ta, ông bà ta đã phải trầy vi tróc vẩy với các loại vật dụng chùi cổ lỗ

sĩ như thế nào. Đúng là sẵn có cái gì dùng cái nấy, từ giấy báo, lá cây, rơm rạ cho tới đất sét. “Cứu cánh biện minh

cho phương tiện” mà.


Dưới đây là một vài trong số những điểm nổi bật trong sự tiến hóa của giấy vệ sinh mà tôi thu nhặt được từ các nguồn

biên soạn khác nhau. Tìm hiểu xong mới thấy hóa ra hồi xưa người dân ở các nước khác cũng chẳng khá gì hơn

chúng ta về nhu cầu tự nhiên này. Vâng, họ cũng giống như chúng ta thôi, chỉ cần sử dụng trí tưởng tượng của chúng

ta là đủ biết: cỏ, lá cây, xơ dừa, giẻ rách, rong rêu, lông thú, vỏ sò, dây thừng, lõi ngô (cùi bắp), tuyết vò cục, đất, cát

và hầm-bà-lằng, món nào có sẵn một bên và dùng được, tùy ở địa điểm hành sự nữa. Trên bãi cát, cánh đồng rạ, cánh

đồng tuyết, giữa rừng đầy xác lá, đầm lầy, sông rạch… Dân quê xứ ta đã từng đi cầu ao cá tra, vừa đi vừa run, một là

sợ trợt chân té xuống ao thì cả người ngợm sẽ “thum thủm chiều trôi”, hai là sợ con cá tra nào mắt kém chơi bạo dám

nhảy lên táp trúng bộ phận chiến lược thì chết! Dĩ nhiên nếu có nước để rửa thì dùng nước.

Nghe nói ngày nay các nước bên Âu châu, (nhất là Ý và Pháp), Nhật, Mã Lai Á, các nhà vệ sinh công cộng đều có

trang bị bồn rửa (bidet toilet), không xài giấy chùi mà dùng hệ thống xịt rửa tự động. Đặc biệt người Mỹ có tiếng là giàu

và xài phung phí, phòng tắm trong nhà có gắn “bidet” nhưng vẫn thích chùi hơn thích rửa. Có thể gọi đó là “nét văn

hóa đặc thù” chăng? Ở Canada, phần đông cư dân vẫn thích chùi, ngoại trừ dân Quebec ưa chuộng rửa hơn.



Nếu phòng vệ sinh tân thời với bồn cầu có gắn thêm bộ phận rửa tự động như vậy là sang đó chứ. Vài người bạn “đại

gia” của tôi ở Toronto đều chơi ngon gắn “bidet toilet seat” trong phòng vệ sinh để xài cho sướng. Tôi gốc nhà quê,

nghĩ mình đã già, thôi thì cứ “đường xưa lối cũ” ta đi, được ngồi “xí bệt” là quí rồi. Tôi quê đến nỗi thoạt tiên đọc tin

tức và thấy trong nước dùng chữ “xí bệt”, ngớ ra chẳng hiểu gì. Hóa ra đó là bàn cầu ngồi vệ sinh, một thứ mà hàng tỉ

người trên thế giới hiện nay vẫn chưa có.



Sơ qua vài nét lịch sử



Người Hy Lạp Cổ đại sử dụng đá và miếng đất sét, người dân La Mã sử dụng bọt biển quấn vào đầu một cây que

ngắn, lúc nào xài xong thì thọc lại vào trong bình chứa đầy nước pha muối hoặc pha giấm để khử trùng và khử mùi.

Như vậy kể ra cũng văn minh lắm rồi. Dân các nước Trung Á thường chỉ dùng tay trái để làm cái công việc này, cái tay

bị kỳ thị và vẫn bị coi là ô uế trong văn hóa Ả Rập và Hồi giáo. Lỡ người thuận làm cái công việc đó bằng tay mặt thì

sao?



Giấy vệ sinh “chính thức” – nghĩa là loại giấy được sản xuất đặc biệt chỉ dành cho mục đích “chùi cửa sau” này – có

thể nói đã được phát minh từ cuối thế kỷ thứ 14 khi các hoàng đế Trung Hoa ra lịnh làm giấy đi cầu cho họ dùng. Cỡ

giấy vệ sinh đầu tiên của các vị vua Tàu dùng thời bấy giờ bự lắm, không nghe nói bề rộng là bao nhiêu nhưng dài từ

sáu đến chín tấc.



Lõi ngô (cùi bắp) và giấy xé ra từ các tờ báo và tạp chí thường được những người di cư dùng trong những năm đầu

thời kỳ chinh phục miền viễn Tây nước Mỹ. Nếu ai đi đường xa, cứ “đi đồng, đi bụi”, xong quơ một vài cái cùi bắp, chà

như bàn chải là xong.



Những quyển danh mục của cửa hàng bách hóa Sears (Sears and Roebuck) tỏ ra rất hữu dụng trong nhà cầu khi

chúng được phát hành trong giai đoạn này, do đó đã nảy sinh một từ ngữ khôi hài trong ngữ vựng Mỹ là “Rears and

Sorebutt”, dịch nôm na là “Cửa Hậu và Rát Đít”. Các quyển niên giám Almanac cho giới nông gia thời đó cũng có đục

sẵn một lỗ nhỏ để treo trên một cái móc và các trang giấy của nó có thể được xé rời một cách dễ dàng để dùng khi

vào thăm lăng bác.



Chuyện vui cười:

Một khách hàng gọi vào tổng đài trụ sở chính của hãng Sears và hỏi:

“Tôi muốn biết giá bán giấy vệ sinh của Sears hiện tại là bao nhiêu?”

Nhân viên Sears đáp:
“Xin vui lòng lật trang 322 của Sears Catalog”.

Khách hàng:

“Nếu tôi có 322 trang cuốn danh mục Sears thì tôi đã không cần giấy vệ sinh cả tháng!”



Giấy vệ sinh đầu tiên tại Mỹ





Joseph C. Gayetty ở New York bắt đầu sản xuất những bịch giấy vệ sinh đầu tiên tại Mỹ vào năm 1857. Mỗi bịch chứa

một xấp những tờ giấy phẳng được làm ẩm sẵn và có tẩm thuốc thảo mộc lô hội và được đặt tên là “giấy vệ sinh

Gayetty” với chữ Gayetty được in trên mỗi tờ.



Loại giấy vệ sinh được quấn thành cuộn tròn và có bấm răng cưa cho dễ xé rời như chúng ta dùng ngày nay được

phát minh khoảng năm 1880. Nhiều nguồn tin khác nhau đều ghi công phát minh cho Công Ty Giấy Albany Perforated

Wrapping (APW) năm 1877 và công ty giấy Scott vào năm 1879 hoặc 1890. Thế là người Mỹ có thể nói “Hiệu giấy vệ

sinh Scott đã sống mãi trong quần chúng… ta”.



Kể ra cũng lạ, Công ty Scott thoạt tiên đã quá xấu hổ không dám đề tên của công ty trên sản phẩm mới tung ra khi mà

khái niệm về giấy vệ sinh vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm vào thời điểm đó, vì vậy họ sẵn sàng vui lòng in tên cho

khách hàng của họ… và chính nhờ vậy mà khách sạn Waldorf đã trở thành một tên tuổi lớn qua giấy vệ sinh. Kể ra

công ty Scott ngại cũng phải vì có mấy ai muốn cái tên của mình in trên giấy chùi… “cái gì tuy chưa nói ra nhưng ai

cũng biết rồi” đó đâu.



Năm 1935, công ty Northern Tissue quảng cáo loại giấy vệ sinh hoàn toàn không còn sót xơ vụn gỗ. Vâng, bạn đọc

đúng đấy, sở dĩ họ quảng cáo như vậy là vì với kỹ thuật sản xuất giấy trước đó, đôi khi mảnh vụn còn sót lại khằng

trong giấy. Và bạn biết thật bực mình như thế nào khi cầm giấy chùi bỗng cảm thấy cửa sau bị xóc dằm đau điếng!

Trong năm 1942, Nhà máy giấy St Andrew của Vương quốc Anh giới thiệu giấy vệ sinh hai lớp, chắc là đã xảy ra

trường hợp giấy một lớp bị thủng hoặc rách trong khi người dùng đang “thi hành nhiệm vụ” theo sự kêu gọi của tự

nhiên.



Năm 1973, nước Mỹ lần đầu tiên bị lâm vào tình trạng khan giấy vệ sinh hai lớp thứ thiệt khiến cho khách hàng tiêu thụ

lo sốt vó. Thử hỏi bây giờ biểu bạn tạm xé giấy báo mà xài, bạn có bực mình không? Giá bán giấy vệ sinh thật ra

không phải là đắt lắm, nhưng có người thích chôm thì cứ chôm. Một ông nọ đã là công chức làm việc ở tòa đô chính

bị buộc tội trộm cắp giấy vệ sinh sau khi cảnh sát tìm thấy ông ta giấu sáu cuộn trong quần của ông ta. Tình trạng chi

phí đời sống đắt đỏ và vật giá leo thang có lẽ là lý do khiến cho nhân viên này của một thành phố ở Mỹ đã ăn cắp hơn

20 cuộn giấy vệ sinh trong lúc thi hành công vụ.



Chôm giấy vệ sinh

David Pinkham, cư dân tiểu bang Massachusetts, đã bị bắt khi cảnh sát thấy anh ta rời nhiệm sở là tòa đô chính thành

phố Lawrence với một thùng giấy vệ sinh còn nguyên. Hình ảnh thu bởi video an ninh là bằng chứng rõ ràng cho thấy

ông này đã bước vào tòa nhà với tay không và khi trở ra thì có ôm theo thùng giấy. Khi nhân viên cảnh sát trực gác an

ninh ở tòa đô chính chận ông ta để xét thì lòi ra ông ta còn giấu trong quần sáu cuốn giấy vệ sinh nữa. Ông ơi là ông

ơi, một thùng giấy vệ sinh có đáng bao nhiêu mà ông chôm, lỡ bị đuổi việc có đau không.



Một bản phúc trình của cảnh sát cho biết tại phòng làm việc của cảnh sát, ông David Pinkham đã thò tay vào quần và

lôi ra thêm sáu cuộn giấy vệ sinh giấu quanh mông và háng ông ta nữa. Người đàn ông 53 tuổi này còn thừa nhận đây

không phải là lần đầu tiên ông đã ăn cắp những cuộn giấy vệ sinh từ nơi mình làm việc. Ông thú nhận đã từng chôm

chỉa giấy vệ sinh và các vật dụng khác năm hay sáu lần trước đó rồi. Pinkham bị buộc tội ăn cắp trị giá trên $250.



Dường như ông ta không phải là nhân viên công chức duy nhất đã cố tiết kiệm cho mình đỡ tốn một vài đồng bạc

bằng cách ăn cắp vặt mấy cuộn giấy vệ sinh. Trong tháng Tư năm vừa qua, một công chức người Đức cũng đã bị bắt

sau khi ăn cắp hơn 200 cuộn giấy vệ sinh của tòa đô chính thành phố Stralsund. Theo báo cáo, Frank-Michael John đã

đánh cắp các cuộn giấy vệ sinh trong khoảng thời gian năm bảy tháng trời cho đến khi bị bắt tại trận bởi chính ông chủ

sự phòng tiếp liệu. Ông này rình núp trong một gian buồng vệ sinh bỏ trống để quyết bắt cho được kẻ trộm. Các bạn

hãy thông cảm, chẳng lẽ đăng hình của kẻ trộm giấy vệ sinh lên đây thì kỳ quá.



Truyện dài Đô Thị Tàng Kiều, Chương 271 đăng trên trang nhà Em Thích Truyện, có đoạn đối thoại giữa hai nhân viên

dọn dẹp như sau. Trích:

- Chị xem những cô gái ở công ty này, thấy họ ăn mặc sạch sẽ nhưng đi vệ sinh xong toàn vứt giấy lung tung thôi. Thế

cũng chưa tính là gì, ngày nào em cũng phải thay giấy nhà vệ sinh, cũng chả biết các cô ấy dùng thế nào mà rất nhanh

hết nhé. Chưa hết một ngày mà chả còn một cuộn giấy vệ sinh nào nữa.

- Thì ở bên nhà vệ sinh nam kia cũng thế. Ngày nào em cũng thay hai lần giấy mà chưa đến buổi chiều đã hết giấy rồi.

Em thấy là mấy người đó đều mang giấy về nhà hay sao ý. Lần trước em còn thấy một ông cầm cuộn giấy em vừa mới

thay vào xong ra khỏi nhà vệ sinh đấy. Khụ. Nhưng kiểu như thế chị em mình cũng chả có cách nào cả, coi như là

không phát hiện ra đi.

- Ừ đấy, những người này càng có tiền thì càng thích đục khoét.

Nhân viên nữ kia vừa nói vừa đẩy cánh cửa các khoang ra, đổ giấy vệ sinh đã dùng ở trong các thùng rác ra một cái túi

rác to màu đen.

(Ngưng trích. http://m.thichtruyen.vn/...thi-tang-kieu-chuong-271)



Các bạn nghĩ là những người vừa đề cập đến trên đây ăn cắp giấy vệ sinh để làm gì? Để tiết kiệm một ít tiền bạc cho

ngân sách chi tiêu trong gia đình, mắc tật trở thành bịnh ăn cắp vặt hay là bị bịnh mê hoặc giấy vệ sinh một cách kỳ lạ

như những chú mèo con thích đùa giỡn với những cuộn giấy vì chúng êm ái quá, thơm tho quá và ngon quá. Cái gì?

Giấy vệ sinh ngon quá? Các bạn không nghe lầm đâu. Sự thật là có người ghiền ăn giấy vệ sinh đó.



Ghiền ăn giấy vệ sinh

Chúng ta từng nghe nói về nhiều chứng ghiền kỳ lạ, chẳng hạn như đàn ông con trai ghiền mặc thử y phục phụ nữ,

ghiền đi làm móng tay, ghiền xỏ khoen khắp người, ghiền ăn đất sét, v.v… Nhưng đến khi nghe một phụ nữ ghiền

không thể nhịn ăn giấy vệ sinh, chắc chúng ta đành phải lắc đầu chịu thua. Ghiền cái gì quái đản ác ôn vậy hổng biết

nữa. Bạn hãy nghe đương sự tự giới thiệu đây: “Tôi tên là Kesha, năm nay 34 tuổi và tôi rất thích ăn… giấy vệ sinh”.



Cái gì? Thưa bạn, người phụ nữ da đen tên Kesha này nói rằng cô ta lúc nào cũng thèm ăn giấy vệ sinh không ngừng

được. Cô ta nói rất thích cái cảm giác ngậm loại giấy mềm hai lớp này trên lưỡi của mình và thừa nhận là nó đã trở

thành nghiện. Đối với người ngoài thì điều đó có vẻ ngớ ngẩn đấy, nhưng đối với Kesha, đó không phải là chuyện đùa.

Lúc nào cô cũng mang nó theo bên mình. Cô bỏ một mớ trong ví, cô giữ một cuộn trong ngăn chứa găng tay trong xe

để có khi vừa lái xe vừa ăn, thậm chí cô còn đem nó theo đến rạp chiếu bóng để ăn thay vì ăn bắp rang như người ta.



Ối chào, chuyện của cô Kesha này khá kỳ lạ thật. Trung bình cô ăn tới nửa cuộn một ngày, bắt đầu từ khi còn nhỏ và

dần dần thành thói quen không bỏ được. Mẹ của cô kể rằng bà vẫn còn những tấm ảnh chụp Kesha ở tuổi vị thành

niên khư khư ôm cuộn giấy vệ sinh trên tay. Bà nói: “Nếu lúc đó có ai trong gia đình tìm cách giật cuộn giấy vệ sinh

trong tay nó, nó phụng phịu và lấy làm khó chịu”. Vì vậy, mặc dù đã 34 tuổi, Kesha vẫn còn ăn giấy vệ sinh một cách

thường xuyên. Trẻ con thường có những tật như cắn móng tay, nút ngón tay, nhưng thường thường thì sẽ chấm dứt

tật này khi đã biết ngượng. Hầu hết các bậc cha mẹ tìm cách giúp cho con cái của họ bỏ những thói quen xấu khi còn

trẻ. Tuy nhiên cũng có những người trưởng thành mà vẫn không thể xa lìa thói quen từ nhỏ như trường hợp của

Kesha.



Sợ những cuộn giấy vệ sinh

Thế còn trường hợp ngược lại thì sao? Có ai sợ những cuộn giấy vệ sinh không? Có đó bạn ạ. Mời bạn gặp cô

Phoebe Tann, một thiếu nữ 19 tuổi ở Maidstone, Kent, Anh quốc. Nỗi sợ nhìn thấy những cuộn giấy vệ sinh đã bóc

khỏi bao khiến cho cô phải luôn luôn che đậy chúng cho đến khi cần dùng. Mỗi khi đi đâu ra khỏi nhà và cần phải vào

nhà vệ sinh ở chốn công cộng, cô lại bị cái cảm giác rùng mình ghê sợ khi nhìn những cuộn giấy vệ sinh. Ngay cả khi

đi mua sắm ở siêu thị cô cũng cố né tránh không nhìn chúng. Đây rõ đúng là một chứng sợ kỳ lạ chưa thể đặt cho nó

một cái tên theo khoa học.



Phoebe, một nhân viên trông coi cửa hàng, bắt đầu bị giấy vệ sinh ám ảnh khi mẹ cô sai bảo cô đi mua một bịch 12

cuộn khoảng sáu năm trước đây, năm cô lên 13 tuổi. Cô kể lại: “Tôi đã đến hàng lối kê bày giấy vệ sinh rồi tôi không

thể thò tay nhấc một bịch lên. Tôi đứng chết trân một lúc và sau đó tôi phải quay lưng rời khỏi chỗ đó. “Mẹ tôi nghĩ

rằng đó là một cái cớ bởi vì tôi quá xấu hổ khi bị người khác nhìn thấy mình ôm một bịch 12 cuộn giấy vệ sinh về nhà.

Nhưng sự thật là dường như có cái gì đó nhấp thấm vào đầu tôi khiến tôi bị rơi vào một trạng thái hoảng sợ”.



Để tránh cho con gái mình khỏi sợ, mẹ của Phoebe là Debbie Tann, 44 tuổi, chỉ để một cuộn giấy trong phòng vệ sinh

và che đậy nó lại. Ở những nhà vệ sinh công cộng có dùng hộp chứa bằng kim loại thì Phoebe không cảm thấy có vấn

đề gì cả. Chính bản thân Phoebe cũng không thể giải thích tại sao mình mắc phải chứng bệnh sợ (phobia) kỳ lạ như

vậy.



Giấy vệ sinh có in chữ

Tôi từng thấy nhiều nhà có để tạp chí hoặc sách mỏng trong phòng vệ sinh. Tôi nghĩ chủ nhân của những nhà đó là

những người ham thích đọc để mở mang kiến thức lại vừa biết tận dụng thì giờ một cách hữu ích, một công đôi việc.

Và tôi cũng nghĩ đó còn là một sáng kiến đề phòng trường hợp hết giấy vệ sinh thình lình, có thể xé vài tờ từ quyển

Reader’s Digest xài đỡ.



Nhưng giấy vệ sinh có in chữ như sách báo thì tôi chưa thấy bao giờ. Tôi đọc tin và thấy bên Bắc Âu có đó bạn ơi.

Công ty sản xuất giấy vệ sinh Metsa ở Phần Lan từng in những bài thơ ngắn hoặc những câu danh ngôn trên sản phẩm

của họ và bày bán tại Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển. Kể ra đó là một sáng kiến hay, đánh trúng tâm lý của

người tiêu thụ thích đọc một cái gì đó trong lúc “trút bầu tâm sự”. Đến khi công ty Metsa đi xa hơn và liều lĩnh hơn cho

in những câu trích dẫn Phúc Âm Matthew và Corinthians trong Kinh thánh thì họ đã gặp phải sự chống đối của giới lãnh

đạo Giáo hội Na Uy, cho rằng như vậy là thiếu sự tôn kính. Một trong những câu in trên giấy đó là câu phán của Chúa

Giêsu “For where your treasure is, there your heart will be also.” (Nơi nào có kho báu của ngươi thì lòng ngươi cũng ở

đó). Mặc dù công ty Metsa giải thích rằng họ chỉ muốn truyền tải thông điệp tình yêu thiên chúa, nhưng họ cũng đã xin

lỗi và cam đoan ngưng, không làm như vậy nữa.



Mời bạn đọc một chuyện vui cười nữa để kết thúc bài viết cà kê về giấy vệ sinh này nhé.

Hai người ngồi ở hai buồng kế nhau trong một nhà vệ sinh công cộng. Người thứ nhất hỏi:

“Xin làm ơn chuyền cho tôi ít giấy vệ sinh được không?”

“Bên này cũng không có giấy vệ sinh”.

“Vậy có giấy báo không?”

“Giấy báo cũng không”.

“Vậy xin cho hỏi ông chùi bằng gì?”

“Đâu có chùi gì. Tôi ngồi đọc i-meo trên Ai-phôn mà!”

Phan Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.537 giây.