logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 04/04/2014 lúc 05:24:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của bè lũ cộng sản và nhất là khi Saigon, EM đã bị đổi tên.

Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.

Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:

“Gần xa chiều xuống đâu quê quán?”

“Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi”

Xin mời quý độc giả của Thời Báo và quý thính giả của Thời Báo Radio, tham dự những cuộc hội thoại với chủ đề “buồn vui đời tỵ nạn”, nơi mà quý vị có thể kể cho mọi người nghe về những vui buồn trong cuộc sống xứ người, những kỷ niệm khi còn ở quê nhà, về một cuộc tình thời trẻ.v.v.Chúng tôi cũng sẽ phát thanh một bài hát của quý vị hay giọng ngâm nếu nhận được bài hát qua CD hay qua internet. Cuộc hội thoại sẽ được phát thanh trên Thời Báo Radio, đăng với hình ảnh trên tuần báo Thời Báo và đăng trên Thời Báo Website.

Qúy vị không cần đến văn phòng Thời Báo. Chúng tôi sẽ phỏng vấn quý vị qua điện thoại. Khi đã nhận lời tham dự, chúng tôi sẽ giúp quý vị chọn chủ đề và sẽ gửi các câu hỏi đến trước, để quý vị chuẩn bị. Một người có thể tham dự nhiều cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau,và ở các thời điểm khác nhau, không cùng một lúc.

Xin quý vị liên lạc với chúng tôi qua email nguyen.suzy@gmail.com hay qua điện thoại 416-925-5746

Thuyền Viễn Xứ và Người Con Gái Trường Xuân
UserPostedImage
TH (Tuấn Hoàng): Trong chương trình hội thoại kỳ này, chúng tôi có hân hạnh được tiếp chuyện với cô Phạm Ngọc Dung, ái nữ của cựu thuyền trưởng tàu Trường Xuân, ông Phạm Ngọc Lũy.

Thay mặt cho quý thính giả và độc giả của Thời Báo, xin chào cô Ngọc Dung..

ND( Ngọc Dung): Xin chào anh Tuấn Hoàng và quý thính giả và độc giả của Thời Báo.

TH: Chúng tôi xin nói qua một chút về tiểu sử của cô Ngọc Dung
Cô Ngọc Dung sinh trưởng ở Hải Phòng, nhưng lớn lên ở Saigon. Cô là cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng và cựu sinh viên trường đại học Văn Khoa Saigon. Cô định cư ở Canada vào năm 1975 và hiện làm việc cho một văn phòng nha khoa.

Xin cô cho biết sơ qua và chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vào ngày 30 tháng 4 năm 1975?

ND: Rời Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 75, theo thân phụ bước xuống con tầu Trường Xuân đi tìm Tự Do. Cùng đi, còn có thân mẫu, hai người chị và em trai.

Một cuộc di tản với gần 4,000 người. Những đoàn người hàng hàng lớp lớp đổ xô nhau xuống tầu. Sau bao ngày dài đói khát lênh đênh trên biển cả, chúng tôi đã lên được bến bờ nhờ sự cứu vớt của tầu Đan Mạch Clara Maersk, và cuối cùng tỵ nạn ở trại Hong Kong.

TH: Theo như chúng tôi được biết thì nhạc sĩ Nam Lộc đã di tản trước ngày 30 tháng 4, nhưng hai thân sinh của người nhạc sĩ này hình như đã đi trên tàu Trường Xuân?

ND: Thưa đúng vậy, thân sinh của nhạc sĩ Nam Lộc cũng trên con tầu Trường Xuân, ngoài ra còn có ca sĩ Elvis Phương, nghệ sĩ Túy Hồng, nhạc sĩ Lam Phương, sau này nhạc sĩ Lam Phương có sáng tác 1 bài hát cho Trường Xuân mang tên “Con Tầu Định Mệnh”.

TH: Thân phụ của cô hình như định cư ở Hoa Kỳ, và lý do nào khiến cô lại định cư ở Canada?

ND: Vì có các con du học bên Hoa Kỳ nên thân phụ Dung muốn định cư nơi đó với gia đình. Còn Dung và 1 người chị đã được chính phủ Canada cho gia nhập trước chính phủ Hoa Kỳ chuẩn y, nên muốn rời trại sớm

TH: Khi nhắc đến ơn cứu thoát 4 ngàn người tỵ nạn trong những giờ phút cuối cùng, cô có cảm nhận được những niềm vui về công lao của thân phụ cô?

ND: Ngọc Dung rất vui và xúc động mỗi lần tên của thân phụ hay con tàu Trường Xuân được người người nhắc nhở đến!

TH: Cô sẽ nghĩ sao, khi nhắc đến thân phụ của cô?

ND:Ngọc Dung cảm thấy hãnh diện và đó cũng là một niềm hạnh phúc, khi thân phụ đã là một ngọn đuốc soi sáng lòng can đảm, ý chí vững mạnh trong một trái tim đầy tình nhân ái

TH: Vào những năm 1980s, tại Saigon, nhà văn Hoàng Hải Thủy có viết những câu thơ như sau :

“Mỗi năm cứ đến ngày oan trái, ta thắp hương lòng thương nhớ thương”. Thưa cô ngày 30 tháng 4 lại sắp về, có tâm tình gì muốn gửi đến quý thính giả và độc giả?

ND:Ngày 30 tháng Tư mỗi năm là một ngày buồn với Ngọc Dung, vì không có điều gì có thể buồn hơn, khi mình phải chạy trốn, bỏ lại quê hương.

TH:Chúng tôi thường thấy cô trong các sinh hoạt văn nghệ ở trong cộng đồng Toronto và còn ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Hình như ca hát là một niềm đam mê của cô?

ND:Anh nói đúng. Ngọc Dung rất mê hát, phải nói là một niềm đam mê: ở đâu cũng hát được và lúc nào cũng có thể hát.Đối với Ngọc Dung, âm nhạc đã là nguồn nuôi sống tâm hồn, không thể thiếu được.

TH: Những kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong lãnh vực ca nhạc của cô?

ND:Đối với Ngọc Dung, thì kỷ niệm nào cũng là những kỷ niệm đẹp và trân quý. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất có thể là lần Ngọc Dung được mời qua tiểu bang California, Hoa Kỳ, hát cùng với nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt.
UserPostedImage
TH: Ngoài ca hát cô có những hoạt động văn nghệ nào khác như viết văn làm thơ?

ND:Ngoài lãnh vực ca hát, Ngọc Dung cũng thích thơ thẩn, để bày tỏ cảm xúc của mình, nhưng rất tiếc là Ngọc Dung không có tài trong lãnh vực viết văn hay làm thơ.

TH; Chúng tôi cũng thấy cô hiện diện trong các chương trình văn nghệ của nhóm cựu nữ sinh Gia Long Toronto.. Cô là một thành viên của nhóm này?

ND:Ngọc Dung chỉ là một thân hữu trong nhóm Áo Tím Gia Long Toronto.

TH:Có cách nào giúp phát triển sự yêu thích âm nhạc của những người Việt hải ngoại?

ND:Ngọc Dung thấy việc hát Karaoke đang thịnh hành trong cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, cũng làm một cách giúp phát triển sự yêu thích của những người Việt ở hải ngoại.

TH:Ngoài các hoạt động văn nghệ, cô còn tham gia những hoạt động nào trong cộng đồng ?
UserPostedImage
ND: Ngoài những thời gian cho âm nhạc, Ngọc Dung cũng có tham dự các sinh hoạt từ thiện.

TH: Cô có thể cho quý thính giả và độc giả biết sơ qua những hoạt động từ thiện mà cô đã, đang và dự định sẽ làm?

ND:Những năm trước, Ngọc Dung có đi làm việc tử thiện trong mấy nursing homes ở vùng thủ phủ Toronto. Trong mấy năm gần đây, Dung cũng hya về Việt Nam thăm các cô nhi viện giúp đỡ những trẻ thơ tàn tật. Và bây giờ, cứ hai năm một lần, Dung hợp tác với ban Hoa Hậu Áo Dài Bắc Cali gây quỹ từ thiện, về Việt Nam thăm hỏi và trao tận tay số tiền để giúp cho trẻ em thiếu may mắn,

TH: Trước khi tạm biệt , cô có tâm tình gì muốn chia sẻ với quý thính giả và độc giả của Thời Báo

ND:Chia sẻ tâm tình ư? Là một người sống tha hương đã 40 năm trên đất nước Canada, nơi xin được nhận là quê hương thứ hai, Dung luôn tâm niệm phải sống thật tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn đối vói mảnh đất hiền hòa mến yêu này. Và nhất là tha thiết ước mơ một ngày được nhìn thấy đồng bào ta ở quê nhà được sống trong một quê hương, có tự do thanh bình.

TH: Thay mặt cho quý thính giả và độc giả của Thời Báo, xin cảm ơn cô Ngọc Dung đã bỏ chút thời giờ kể lại cho mọi người những chi tiết về con tàu Trường Xuân và những hoạt động văn nghệ và từ thiện của cô. Trước khi chấm dứt, xin mời quý thính giả cùng lắng nghe bài “Xin Đời Một Nụ Cười” của Nam Lộc, qua tiếng hát của Ngọc Dung.

Nguyển Tuấn Hoàng
Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.