logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/04/2014 lúc 05:15:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô dâu Việt với chú rể nước ngoài tại Hà Nội, ảnh minh họa. AFP Photo

Trong xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng phổ biến ở VN, nhiều phụ nữ trong nước đối diện với rào cản về ngôn ngữ, dẫn đến các hệ lụy trong cuộc sống hôn nhân.

Vì rào cản ngôn ngữ nên ...
Vào hôm mùng 6/4, hãng thông tấn AP đăng tải câu chuyện tình sét đánh giữa cô Nguyễn Thị An, bán hàng rong ở bãi biển Nha Trang, với ông Michael Guhle, một du khách đến VN từ Đức Quốc. Một đám cưới linh đình diễn ra tại làng chài ở Dốc Lết với 300 khách mời hồi mùa hè năm 2007. Thế nhưng họ phải chịu cảnh “vợ chồng Ngâu” một cách bất đắc dĩ trong suốt 6 năm dài vì cô Nguyễn Thị An không được cấp visa nhập cư, thậm chí visa du lịch đến Đức thăm chồng, do không thi đậu bài kiểm tra ngôn ngữ tiếng Đức theo quy định hiện hành của chính quyền sở tại.

Theo thống kê chính thức mới nhất, có khoảng 40 ngàn người trên thế giới tham dự kỳ kiểm tra ngôn ngữ tiếng Đức và có đến 14 ngàn người bị rớt, không được cấp visa vào Đức. Trường hợp của cô Nguyễn Thị An là một trường hợp điển hình.

Đức Quốc cho thực hiện bài kiểm tra ngôn ngữ trong chính sách di dân từ năm 2007. Ở Châu Âu, Anh, Áo và Hà Lan cũng áp dụng biện pháp này đối với những người phối ngẫu nước ngoài để được cấp visa khi được chồng hay vợ nước sở tại bảo lãnh. Nhiều cặp vợ chồng như ông Michael và cô An đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc cũng như công sức do những luật định như vậy.

Trao đổi với chị Nguyệt, người phải dự thi bài kiểm tra ngôn ngữ tiếng Hà Lan để được cấp visa nhập cư, cho biết phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để học 1 khóa căn bản với giáo viên người Hà Lan ở VN. Chị Nguyệt nói:

“Tùy theo khả năng của mỗi người. Người học tiếng Anh rồi thì họ sẽ dễ tiếp thu hơn. Còn người chưa từng học qua ngoại ngữ nào ngoài tiếng Việt thì đối với họ sẽ rất là khó”.

May mắn chị Nguyệt đạt được kết quả theo yêu cầu chỉ qua 1 lần thi. Đặt chân đến Hà Lan, chị Nguyệt chia sẻ bên cạnh việc phải đi học tiếng Hà Lan còn phải học rất nhiều thứ khác để hòa nhập vào cuộc sống ở một xứ sở xa lạ, khác biệt với VN rất nhiều. Học từ việc cố gắng thích nghi với khí hậu, tập ăn những món ăn hoàn toàn khác khẩu vị, cho đến văn hóa của người Hà Lan và nếp sống của chồng cùng gia đình chồng. Trả lời câu hỏi rào cản ngôn ngữ có gây trở ngại trong đời sống hôn hôn nhân của mình hay không, chị Nguyệt tâm tình:

“Đúng rồi, 1 phần là do khác biệt về ngôn ngữ, không thể hiện được ý của mình. Với lại người Hà Lan, họ sống cho bản thân họ. Còn người Việt Nam thì mình hay chăm sóc cho người khác. Đôi lúc có những chuyện xung đột xảy ra, chẳng hạn như về tiền bạc hay gì đó, thì không có sự đồng cảm”.

Không có cơ hội học ngôn ngữ địa phương như chị Nguyệt ở Hà Lan, chị Thư từ Trà Vinh, lập gia đình với 1 người đàn ông Hàn Quốc và định cư ở Seoul được 10 năm chia sẻ:

“Dạ, gặp nhiều khó khăn lắm. Nói chung tiếng Hàn khó học, nói đảo ngược với tiếng Việt mình, khó tiếp thu lắm. Tuy sang bên này lâu nhưng tiếng Hàn chỉ biết chút thôi chứ không thể biết nhiều. Ông xã em cũng hiền, cũng thương yêu, cũng quý em nhưng không biết tiếng Hàn, nhiều khi muốn nói chuyện tình cảm với ông xã cũng không nói được, cho nên cũng khó chịu, bực bội lắm. Vì hoàn cảnh bây giờ gia đình nghèo nên không được đi học tiếng Hàn, phải cố gắng đi làm kiếm tiền lo cho gia đình. Nhiều lúc có gì buồn, muốn tâm sự với ông xã nhưng không biết tiếng Hàn nhiều nên cuộc sống nhiều lúc không được thoải mái”.

... đành cam phận
Chị Thư cam phận cho cuộc sống hôn nhân mà mình đã chọn. Tuy nhiên, nỗi niềm chua xót chị cứ mãi canh cánh trong lòng là khi kết hôn do bất đồng ngôn ngữ nên đã không biết được ông xã của chị không có khả năng sinh con. Chị không biết phải làm gì khi phải đối diện với tình cảnh chuỗi ngày tuổi già bóng xế dai dẳng về sau nơi xứ người.

Trong số hàng ngàn cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài, nhiều người trong số họ thật sự kém may mắn do hoàn cảnh gia đình mà phải chấp nhận một cuộc hôn nhân trao đổi bằng tiền bạc. Chị Trang, 1 cô dâu Việt ở Cao Hùng, Đài Loan tâm tình với Hòa Ái trong nước mắt:

“Thứ nhất lấy nhau không phải vì tình yêu. Thứ hai là do bất đồng ngôn ngữ, không phải người Việt mình với nhau. Thứ ba nữa là chồng chị không phải là người có tánh ngoan, rượu chè dữ lắm, uống rượu quá nghiện rồi, sáng say chiều xỉn, nợ nần nhiều quá. Khi xỉn về, không kiềm chế được bản thân, hay kiếm chuyện. Chuyện gì quá đáng mình lên tiếng thì bị đánh. Chị cũng chán mà thương con quá nên bỏ không được”.
Hoàn cảnh chị Trang cũng như hoàn cảnh các cô dâu Việt khác ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…không biết chọn lựa như thế nào ở ngã ba đường: li dị chồng thì phải chịu cảnh mất con, mà ôm con bỏ về VN thì không biết làm gì để nuôi con cho tốt, còn như để con lại cho gia đình mà trở qua xứ sở của chồng để làm việc kiếm tiền thì lại quá thương nhớ con. Không những vậy, những đứa con còn gặp cảnh không thể giao tiếp với gia đình bên ngoại vì trở ngại ngôn ngữ. Chị Trang buồn bã nói:

“Về VN, trong gia đình ai cũng trách không dạy con tiếng Việt. Qua đây vì cuộc sống vất vả quá nên đâu có thời gian nghĩ đến dạy con tiếng Việt bao giờ. Về VN thì đứa nhỏ bị thiệt thòi trong giao tiếp”.

Nhiều độc giả hân hoan mừng rỡ trước tin vợ chồng ông Michael Guhle-cô Nguyễn Thị An cuối cùng được đoàn tụ hồi tháng 9/2013, sau khi chứng minh trước tòa ở Đức rằng cô An đã cố gắng học tiếng Đức trong thời gian dài nhưng vẫn không đậu được bài kiểm tra ngôn ngữ theo yêu cầu.

Theo quy định của luật pháp, 2 vợ chồng An-Michael đã vượt qua được đòi hỏi về kiểm tra ngôn ngữ nhưng liệu rằng họ có thể vượt qua được rào cản ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày cho hạnh phúc viên mãn của mình?

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.