Những công việc nào tận dụng được trí tuệ của bạn đều có thể có một lợi ích khác về sau này: một tâm trí sắc sảo dài lâu sau khi về hưu.
Những người nào có những công việc đòi hỏi phải giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và phân tích thông tin, dường như đều có xác suất cao hơn duy trì một trí nhớ rõ ràng và khả năng lý luận sắc sảo khi họ già đi, theo tác giả chính Gwen Fisher, một giáo sư phụ khảo dạy khoa tâm lý tại trường đại học Colorado State University, cho biết.
Bà Fisher nói, “Những người nào đã tham gia vào công việc có đặc trưng là thách thức tâm trí đều đạt mức điểm cao hơn, trên một thước đo khả năng nhận thức, cả trước khi lẫn sau khi nghỉ hưu.”
Những công việc nào có thể đem lại cho một người một sức phấn chấn tinh thần sau này trong cuộc sống đều bao gồm “bất kỳ công việc nào có liên quan đến chuyện thu thập và tổng hợp nhiều thông tin.”
Luật sư, phân tích gia tài chánh, giáo sư và bác sĩ đều được hưởng lợi ích ấy, nhưng những người quản trị dự án cũng sẽ hưởng được lợi ích giống như vậy, vì họ luyện tập tâm trí hàng ngày bằng cách làm nhiều công chuyện khác nhau và hướng dẫn nhiều nhân viên.
Ở đầu bên kia của quang phổ là những việc làm có liên quan đến công việc lặp đi lặp lại mà không có nhiều sự đa dạng hoặc phức tạp, chẳng hạn như làm việc trên một dây chuyền lắp ráp.
Trong cuộc nghiên cứu, giáo sư Fisher và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ gần 4,200 người tham gia vào cuộc Nghiên Cứu Sức Khỏe Và Hưu Trí, một cuộc khảo sát được liên bang tài trợ và được thực hiện bởi viện đại học University of Michigan, theo dõi những người ở độ tuổi 51 trước khi và sau khi họ về hưu.
Những người tham gia được phỏng vấn lại cứ hai năm một lần, và các câu hỏi bao gồm các đo đạc về nhu cầu tinh thần của công việc của họ – phân tích dữ liệu, phát triển các mục tiêu và chiến lược, làm quyết định, giải quyết vấn đề, đánh giá thông tin và suy tư sáng tạo. Cuộc khảo sát cũng đánh giá trí nhớ và năng khiếu suy luận.
Những người được bao gồm trong cuộc nghiên cứu này đã được phỏng vấn khoảng tám lần, trong khoảng thời gian từ năm 1992 tới năm 2010. Họ làm việc trong rất nhiều loại công việc khác nhau, và tính trung bình họ được tuyển dụng vào làm cùng một loại công việc trong hơn 25 năm trước khi về hưu.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người nào có những công việc với nhu cầu trí óc lớn hơn đều có xác suất cao hơn là có được trí nhớ tốt hơn trước khi họ về hưu, cũng như suy giảm trí nhớ chậm hơn sau khi họ nghỉ hưu, so với những người làm những công việc ít kích thích trí não.
Theo báo Viễn Đông