Return To life: Extraordinary Cases Children Who Remember Past Lives (Tái sinh: Những trường hợp lạ lùng trẻ em
nhớ lại kiếp trước) của Tiến sĩ Jim Tucker mới xuất bản đầu tháng 12, 2013 đã khiến phần lớn con người ở thời đại
chuộng vật chất hữu hình của chúng ta phải bận tâm suy nghĩ về vấn đề siêu hình.
Ts. Jim Tucker, giáo sư tại Đại học Virginia, đã dành mấy chục năm qua để sưu tầm tài liệu về các trẻ em cho biết đã
từng có tiền kiếp.
Ông đã gặp nhiều trường hợp lạ lùng, có em cho biết kiếp trước là phi công chiến đấu trong Thế chiến II, có em lại
nhận là danh thủ huyền thoại về môn golf Bobby Jones. Sau khi nghiên cứu tại chỗ, từng trường hợp đã kể, Ts. Tucker
tin rằng các em nói sự thực và chúng đã thực sự tái sinh.
Căn cứ vào phát minh của thuyết vật lý lượng tử (quantum physics) như của Albert Einstein, Tucker cho rằng ý thức
con người có thể di chuyển theo thời gian và không gian chứ không phụ thuộc vào não bộ. Điều này có nghĩa, như
Nguyễn Du từng nói: “thác là thể phách, còn là tinh anh!”
Sau đây là bốn trường hợp tái sinh ở Mỹ được Tucker nghiên cứu:
Bé Hunter ở California tự nhận là danh thủ Bobby Jones trong kiếp trướcVào tuổi lên hai, Hunter con một cặp vợ chồng ở California, được cha mẹ mua cho một bộ đồ chơi golf bằng nhựa và
một hôm trong lúc cùng cha xem chương trình ở Golf Channel, có hình ảnh Bobby Jones, một danh thủ của thế hệ
1930 và cũng là nhân vật giúp thành lập câu lạc bộ Augusta National ghi dấu tinh hoa của môn golf. Cậu bé bảo cha
mặc dù ông sửng sốt: “Con chính là Bobby Jones đó cha ạ! Từ nay gọi con là bobby nhé!”
Ban đầu cha mẹ Hunter, vốn theo Thiên chúa giáo, chỉ cho rằng con thuận miệng nói bừa, dù tại sao bé không chọn
thần tượng đương thời Tiger Woods không làm họ thắc mắc.
Nhưng người cha vẫn kiên nhẫn thử con và một hôm ông ta kiếm đủ tám tấm hình những cầu thủ golf nổi tiếng của
thập niên 1930 và đố con biết Jones là ai trong những tấm hình này. Thực ngạc nhiên khi bé Hunter chỉ ngay được
chân dung Bobby Jones.
Người cha cảm thấy lạ lùng, nhưng vẫn chưa tin vào chuyện tái sinh nên tìm ra căn nhà Bobby Jones ở khi trước và
chụp hình rồi trộn lẫn với hình ảnh của nhiều căn nhà khác và bảo Hunter tìm xem đâu là nhà của Bobby Jones. Mọi
người đều trố mắt ra nhìn khi cậu bé loại ra 5 căn nhà mà nói chung chung bằng chữ nhà (house), nhà này, nhà nọ,
nhưng riêng căn của Bobby Jones thì Hunter reo lên “đúng là căn hộ” (home) rồi!
Trong khi ấy khả năng chơi golf của cậu tiến bộ vượt bậc nên cha mẹ mua cho cậu gậy chơi golf thực và câu lạc bộ
golf địa phương nhận cho cậu vào học ở tuổi lên ba dù theo quy định trẻ lên năm mới được vào nhập môn.
Còn một điều lạ nữa là nhiều người từng thán phục và xem Bobby Jones chơi lúc còn sống cho cha của Hunter biết:
lối phát banh của Hunter chẳng khác gì lối chơi của Bobby Jones năm xưa.
Mê golf của Hunter bộc lộ rõ ràng, ngay trong phòng cậu bé cũng bày gối nệm ra làm sân golf và chơi quên ăn quên
ngủ và bảo cha mẹ rằng sân golf Augusta này (câu lạc bộ Augusta ở Georgia do Bobby Jones sáng lập) là nơi cậu
thích nhất.
Giờ đây Hunter đã bảy tuổi và lập thành tích môn golf khá ngạc nhiên, thắng 41 trong 50 trận đấu dành cho thiếu nhi,
trong đó 21 trận liên tiếp và được coi là nhân vật tương lai thay Tiger Woods.
Hunter không phải tên thực vì cha mẹ yêu cầu giấu tên để cậu khỏi bị áp lực. Tuy nhiên, Ts. Tucker cho biết ký ức của
Hunter về Bobby Jones hiện nay đã phai mờ vì khi lớn lên thì hoàn cảnh bên ngoài, tới tuổi vận dụng lý trí, đã xóa dần
ký ức dĩ vãng của đứa trẻ.
Bé Ryan ở Oklahoma cho biết kiếp trước là Marty MartinTrong thập niên 1930 mấy ai quen biết sinh hoạt ở kinh đô điện ảnh và giới ăn chơi quanh Hollywood không biết tiếng
Marty Martin. Martin không phải là tài tử nổi tiếng nhưng có lối sống hào hoa, vang danh trong giới điện ảnh. Không
những nổi tiếng về phong cách ngoại giao, mà còn cho đời biết tên, biết mặt vì giàu có, và cách ăn chơi có một không
hai.
Các tài tử gạo cội ngày ấy như Rita Hayworth và Glenn Ford đều là thân hữu của ông ta. Ngoài ra chính trị gia quyền
lực của New York ngày ấy là thượng nghị sĩ Irving Ives cũng là chỗ thân tình của Martin. Martin đã hưởng cuộc đời xa
hoa, nào du thuyền lớn, xe hơi sang, nhà cao cửa rộng và giai nhân quanh mình, cho tới 1964, mới tạ thế vì ung thư ở
L.A.
50 năm sau, cậu bé 5 tuổi có tên là Ryan bỗng nhiên khi ở bên cha mẹ đã tưởng tượng ra cảnh quay phim và hét lên
trong đêm khuya: “Action!” (ra lệnh cho máy quay). Cha mẹ ngạc nhiên hỏi con vì sao, cậu cho biết cậu chết ở
Hollywood khi trái tim ngừng đập và không thể quên được sinh hoạt điện ảnh.
Nhiều ngôn ngữ và hành động của bé Ryan làm cha mẹ lo sợ. Một đêm, bé Ryan bảo mẹ là bà Cyndi, rằng khi mẹ
chết điều quan trọng cần nhớ là đi về phía ánh sáng và rằng mọi người sẽ quay trở lại thế gian và tiết lộ chính cậu đã
chọn bà làm mẹ kiếp này.
Bí mật về Ryan dày thêm. Một hôm bà mẹ mang về cho Ryan một cuốn sách hình thuật lại lịch sử điện ảnh trong đó
có cuốn phim Night after Night với hình nhiều tài tử trong đó có George Raft. Ryan xem ra hưng phấn hẳn lên và chỉ
một người bên cạnh George, một tài tử chuyên đóng vai tướng cướp và từng thủ một vai trong cuốn phim ăn khách
Some Like it Hot của đạo diễn Billy Wilder. Cậu bé liến thoắng bảo mẹ: “George đây mà. Anh ta và con chụp hình
chung. Mẹ nhìn, người này là con đấy! con tìm ra ảnh con rồi!”
Tucker tìm hiểu xem nhân vật trong ảnh có phải là Martin ngày xưa không. Việc làm khó khăn vì Martin chỉ đóng vai phụ
nhưng rồi phát giác chân tướng. Quả nhiên người có hình bên cạnh Raft chính là Marty Martin giữ một vai chỉ xuất hiện
trong giây lát trong cuốn phim dài hơn tiếng đồng hồ.
Từ lúc đó kỷ niệm kiếp trước dồn dập trở lại với Ryan. Cậu kể đã từng bị người bảo vệ nữ tài tử Marilyn Monroe đập
một cái khá đau vì toan trò chuyện với giai nhân tuyệt thế. Cậu còn cho biết cậu thích là Ryan hơn nhưng nhớ dĩ vãng
muốn nhìn lại căn nhà cũ đồ sộ ở triền đồi Hollywood, nơi có bể bơi và phòng ốc rộng rãi.
Mỗi lần chú bé nhìn thấy hình Hollywood Hills trên truyền hình, Ryan khoe với mọi người là từng ở đó. Bé cũng nhớ lại
từng tới Paris, một nơi có con đường hai bên là quán cà phê và ghé thăm tháp Eiffel. Cha mẹ cậu nhận thấy khi cậu kể
chuyện kiếp trước thì thấy giọng bi bô của một đứa trẻ đã chuyển sang giọng nghiêm trang của một người trưởng
thành.
Ryan không quên tiền kiếp lái Roll-Royce, có lần bị cháy xám vì phơi nắng quá độ, từng có một con gái ngây thơ. Cậu
cũng nhớ xưa giao du với chính khách có tên là “Five” (nhưng Ts. Tucker sau này tìm ra ông này tên là Ives).
Những chi tiết Ryan kể lể sau này tỏ ra gần như chính xác vì khi cha mẹ Ryan đưa Ryan tới gặp cô con gái của Martin
thì bà này xác nhận điều Ryan kể về cha mình đúng tới trên 50 phần trăm.
Cậu bé biểu lộ sự đau đớn và sợ hãi vì nghĩ rằng mình tử trận trên chiến trường Iwo JimaCậu bé James Leininger, 2 tuổi, ở Louisiana một hôm theo cha là Bruce tới thăm Bảo tàng viện phi hành Cavanaugh ở
bên ngoài thành phố Dallas đã tỏ ra thích những mô hình máy bay phản lực nên cha cậu mua cho con một bộ. Nhưng
rồi một hôm James nổi cơn điên, đập những máy bay đồ chơi này vào bàn cà phê cho gãy mũi và ban đêm giật mình
thức dậy thét lên như kinh hãi tới cùng cực: “Máy bay cháy rồi… sao mà ra được!”
Không những la hét mà James còn dùng chân đạp lung tung như muốn tìm lối thoát. Biểu lộ đau đớn của James khiến
cha mẹ cậu lo sợ và tìm hiểu và hỏi han con.
Rồi một hôm cậu bé thỏ thẻ kể với cha mẹ, dù cả hai, ông Bruce và bà Andrea, là những người Thiên chúa giáo kiền
thành, rằng kiếp trước trong Thế chiến II cậu có tên là James lái chiếc Corsair trên hàng không mẫu hạm USS Natoma
Bay và trong trận Iwo Jima bị phòng không Nhật bản bắn cháy rớt xuống biển, rồi dù cố đạp buồng lái để thoát thân
nhưng không nổi.
Khi James hai tuổi rưỡi lúc đang ngồi trên đùi cha và giở cuốn sách nói về Trận Iwo Jima, khi lật tới hình Núi Suribachi,
James la lên bảo cha: “Máy bay của con bị hạ ở chỗ này!”
Sau cuộc điều tra, Tucker mới biết trong trận chiến năm xưa trên đất Nhật có một phi cơ Mỹ bị bắn hạ. Phi công lâm
nạn là James Huston ở Pennsylvania. Máy bay của phi công trẻ 21 tuổi này bị bắn trúng mũi, mất cánh quạt, bốc cháy
nên nhào xuống biển.
Bé James đã kể lại nhiều chi tiết về trận Iwo Jima năm 1945 mà chẳng mấy ai ngay là người trưởng thành biết rõ như
James.
Còn nữa, James kể với cha mẹ kiếp này, rằng cha James kiếp trước nghiện rượu nặng và khi cậu 13 thì ông ta vì say
xỉn phải nhập viện điều trị sáu tuần (chi tiết này được người con gái còn sống của ông này xác nhận).
Một chi tiết khác khiến nhiều người khi nghe có thể tin rằng chuyện đầu thai có thực. James cho biết khi chưa đầu thai,
có lần thấy ông bà Bruce và Andrea ăn bữa chiều trên bãi biển Waikiki Hawaii thì biết ngay họ sẽ là cha mẹ mình trong
tương lai. Riêng ông Bruce không hiểu sao con mình lúc đó chưa ra đời mà biết cuộc hẹn hò lãng mạn của cha mẹ
nó!
Một cậu bé tự nhận là người viết truyện phim “Cuốn theo chiều gió” (Gone With the Wind)Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind) là cuốn phim thuộc loại thành công vĩ đại của điện ảnh Mỹ với các tài tử
danh tiếng bất tử như Clark Gable, Vivien Leigh và Olivia de Havilland. Nhưng ai là người viết truyện phim dựa vào tác
phẩm của Margaret Mitchell? Cây bút này là Sidney Coe Howard. Howard là tay viết kịch và truyện phim tài ba, từng
được giải Pulitzer về bi kịch năm 1925 và sau khi chết được giải thưởng Academy Award vào năm 1940 cho bộ Gone
with the Wind. Ông này chết trong một tai nạn bất ngờ trước khi cuốn phim được phát hành vào 1939.
Một cậu bé tên Lee mới ba tuổi đầu cứ nằng nặc nhận mình là Sidney Coe Howard. Cậu này sống với gia đình ở một
thị trấn nhỏ miền Trung tây (Midwestern), một hôm đã cho cha mẹ là ông bà William và Jennifer biết rằng kiếp trước
cậu làm việc trong ngành điện ảnh. Cha mẹ hỏi đùa, “con đóng phim gì?” thì cậu lắc đầu và cho biết chỉ viết truyện
phim. Cha mẹ không tin con trẻ thơ ngây, bèn đọc tên 6 cuốn phim thì đến cuốn thứ sáu Gone with the wind cậu bảo
ngay: “con viết phim này đấy!”
Có nhiều chi tiết khiến cha mẹ cũng như Ts. Tucker tin rằng Lee có tiền thân là Sidney Coe Howard.
Trước hết cậu sinh ngày 21 tháng 6 nhưng cứ cãi sinh nhật của cậu phải là 26 tháng 6. Tại sao vậy, vì sau này mới tìm
ra nguyên nhân: 26-06-1891 là ngày sinh của Howard!
Cha mẹ của Lee kể lại cậu hay nằm mê là bị xe đụng gãy tay và thường hét lên trong lúc ngủ và không thích ai động
vào phần ngực của cậu. Phải chăng cậu không quên được tai nạn trong tiền kiếp liên quan đến máy kéo?
Họ nhận ra, còn nhỏ Lee cứ quan tâm tới việc sửa chữa máy kéo. Sau này người ta mới biết Howard chết vì tai nạn
máy kéo tại trang trại của mình ở Massachusetts. Tai nạn xảy ra bất ngờ. Một hôm Howard lấy máy kéo Cleveland
Cletrac ra làm việc, không ngờ máy này người dùng trước đã gài số sẵn, nên máy vừa kéo ra là lao thẳng vào Howard
và ép ông vào tường gãy cả hai tay tới chết.
Chu Nguyễn