logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2012 lúc 10:48:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những điều cần biết về ung thư thanh quản (larynx)

Mỗi năm khoảng 10 ngàn người bị ung thư thanh quản tại Hoa Kỳ.
Thanh quản nằm ở mặt trước của cổ, tên Anh ngữ là "larynx" hay "voice box", dài khoảng 5 phân và rộng khoảng 5 phân, nằm trên khí quản (trachea), dưới và sau thực quản (esophagus). Xem hình sau đây:

Thanh quản gồm hai cơ mỏng (vocal cords) tạo ra âm thanh; phần sụn (cartilage) nằm trước thanh quản được gọi là quả táo Adam.

Thanh quản có 3 phần chính: Phần đầu là supraglottis, nằm trên cơ phát âm; phần giữa là glottis, cơ phát âm nằm ở phần này; và phần cuối là subglottis, nối liền với khí quản.
Thanh quản làm công việc của một cái van, tự động đóng mở khi cần thiết lúc ta thở, nuốt và nói:

• Khi ta thở, cơ phát âm trong thế nghỉ và mở.
Khi nín thở, cơ phát âm đóng chặt.
• Khi ta nuốt, epiglottis che kín miệng thanh quản, nên thức ăn không lọt vào phổi mà đi qua thực quản để xuống dạ dày. Thanh quản che chắn khí quản.
• Khi ta nói, cơ phát âm (vocal cords) co thắt và hai cơ này thu lại gần nhau, khí từ phổi bị đẩy qua giữa 2 cơ phát âm, tạo sự rung động và tạo ra âm thanh. Lưỡi, hai môi và răng biến những âm thanh này thành tiếng nói.
Hiểu biết căn bản về ung thư

Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận.
Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế.
Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u", bướu hay "tumor".
Khối u (bướu) có thể "lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc.
Bướu lành:
Ít khi gây tử vong
Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ
Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
Có thể gây tử vong
Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể "bám" vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư lan tràn của tế bào ung thư gọi là "metastasis".
Những bướu, u mọc trên thanh quản gọi là nodules hoặc polyps, những u này có thể là bướu lành hoặc bướu độc. Bướu độc (ung thư) tại thanh quản gọi là laryngeal cancer. Hầu hết những loại ung thư tại thanh quản đều bắt đầu từ glottis. Mọi tế bào lót thanh quản đều là tế bào squamous và ung thư thanh quản là loại ung thư do những tế bào này bị ung hoại nên có tên là squamous cell carcinoma. Ung thư thanh quản nằm trong danh sách các loại ung thư đầu & cổ (head & neck cancers).
Qua giòng bạch huyết, ung thư thanh quản lan ra lưỡi, những bộ phận trong miệng & cuống họng, phổi và cơ thể.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản
Y học chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư thanh quản, và cũng không thể giải thích tại sao người này bị ung thư mà người khác không bị ung thư. Tuy nhiên Y học đã có thể dùng thống kê để nhận định một số yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản. Các yếu tố này bao gồm:

• Tuổi tác: Ung thư thanh quản tìm thấy trong những người trên 55 tuổi.
• Phái tính: Phái nam bị ung thư thanh quản nhiều gấp 4 lần phái nữ.
• Chủng tộc: Người da đen bị ung thư thanh quản nhiều hơn người da trắng.
• Hút thuốc lá: Tỷ lệ ung thư thanh quản cao hơn với những người hút thuốc lá. Khi ngừng hút thuốc, tỷ lệ ung thư thanh quản sẽ giảm, cũng như tỷ lệ những loại ung thư khác cũng sẽ giảm. Tỷ lệ ung thư lên cao hơn nữa với người vừa hút thuốc vừa uống rượu.
• Rượu gia tăng tỷ lệ ung thư thanh quản.
• Ung thư đầu cổ: 25% những bệnh nhân này sẽ bị ung thư lần thứ nhì (secondary cancer) trên vùng đầu & cổ.
• Môi sinh & công việc làm: Việc sử dụng hóa chất sulfuric acid, asbestos hoặc kẽm (nickel) gia tăng tỷ lệ ung thư thanh quản.

Một số tài liệu cho rằng vài loại siêu vi khuẩn (virus), hoặc ăn uống thiếu vitamin A, và chứng gastroesophageal reflux disease (GERD), khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản cũng làm gia tăng tỷ lệ ung thư thực quản.
Triệu chứng của ung thư thực quản
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u mà một hoặc nhiều triệu chứng sau xuất hiện:

• Khản tiếng hoặc giọng nói thay đổi
• Khối u trong cuống họng
• Rát cổ hoặc bị cảm giác như có vật gì nghẹn trong cổ họng
• Ho khúc khắc lâu ngày không hết
• Thở một cách khó khăn, hơi thở có mùi hôi
• Đau tai
• Xuống ký lô
Những triệu chứng kể trên có thể do các căn bệnh khác, chỉ khi thử nghiệm để chẩn bệnh ta mới có thể xác định nguyên nhân.

Chẩn bệnh

1. Khám bệnh: Bác sĩ xem xét cổ, thanh quản, cuống họng, tuyến giáp trạng, hạch bạch huyết tìm khối u
2. Indirect laryngoscopy: Dùng một cái gương chuôi dài, bác sĩ rọi đèn để quan sát cơ phát âm, xem hai cơ này có co giãn bình thường không. Bác sĩ có thể dùng thuốc tê làm giảm bớt phản xạ "muốn ói" (gag reflex)
3. Direct laryngoscopy: Bác sĩ dùng laryngoscope, một ống dài mềm đầu ống gắn kính hiển vi và đèn, chuyền qua mũi hoặc miệng đưa vào cuống họng để quan sát những cấu trúc của thanh quản. Bác sĩ có thể dùng thuốc tê hoặc thuốc ngủ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Việc quan sát này có thể thực hiện tại văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện.
4. CT scan chụp hình ảnh những cấu trúc trong cuống họng và cổ.
5. Sinh thiết: Bác sĩ lấy một mảnh mô từ khối u trong thanh quản để quan sát dưới kính hiển vi, tìm kiếm sự bất thường của tế bào, nếu có.
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết):

• Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
• Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
• Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không?
• Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
• Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu?
• Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và khi nào?

Định thời kỳ của ung thư

Để hoạch định cách chữa trị thích hợp nhất, bác sĩ cần biết thời kỳ của ung thư. Định kỳ ung thư để biết rằng ung thư đã lan chưa, nếu có đã lan đến bộ phận nào trong cơ thể. Bác sĩ có thể dùng những phương cách chẩn bệnh trên để định thời kỳ của ung thư.

Chữa trị ung thư thanh quản

Bệnh nhân thường muốn tham dự các quyết định trị liệu nên muốn biết chi tiết về căn bệnh của mình. Tuy nhiên, sự hốt hoảng, sợ hãi khi nghe tin báo về ung thư khiến bệnh nhân mất bình tĩnh, khó có thể nhớ hết những chi tiết đã thảo luận với bác sĩ. Quý vị có thể:

- Tạo một danh sách các câu hỏi
- Ghi chép chi tiết mỗi lần thăm bệnh
- xin phép bác sĩ để dùng máy thu âm
- Đi thăm bệnh với quý vị hoặc thân nhân

Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên viên khác hoặc tự bệnh nhân muốn được chuyển bệnh. Chuyên gia chữa trị ung thư thanh quản bao gồm bác sĩ giải phẫu, otolaryngologist (bác sĩ tai mũi họng), bác sĩ chuyên trị ung thư (medical oncologist), và bác sĩ chuyên về xạ trị (radiation therapist).
Các chuyên viên giải thich về các cách chữa trị, mức hiệu quả và phản ứng phụ có thể xảy ra. Chữa trị ung thư thường ảnh hưởng đến cả những mô, những tế bào bình thường nên phản ứng phụ cũng thường xuất hiện. Trước khi bắt đầu việc chữa trị, hãy thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ có thể xảy ra và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày như thế nào. Bác sĩ và bệnh nhân cùng quyết định về việc chọn một cách chữa trị thích hợp.

Ý kiến thứ nhì

Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu
Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa trị khác nhau, bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên về xạ trị, bác sĩ chuyên về ung thư và cả chuyên viên huấn luyện các phát âm (speech therapist).
Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình.
Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa.

Chuẩn bị việc chữa trị

Bác sĩ sẽ mô tả chi tiết việc chữa trị, các biến chứng hoặc phản ứng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, quý vị có thể đặt câu hỏi những câu hỏi về sự thay đổi ngoại hình sau khi chữa trị.
Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ về thử nghiệm lâm sàng, tìm kiếm cách chữa trị mới. Thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn quan trọng. Bệnh nhân tham dự được thử nghiệm với cách trị liệu mới. Mời quý vị đọc thêm phần "Sự hứa hẹn của Ngành Khảo Cứu Ung Thư".
Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:

• Tôi ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu có, đã lan đến đâu?
• Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được chữa trị bằng nhiều cách không?
• Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được chăm sóc ra sao?
• Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc chữa trị ra sao?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không?
• Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục?
• Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không?
• Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả không?
• Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?

Quý vị không nhất thiết phải đặt tất cả mọi câu hỏi cùng lúc, quý vị sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận những chi tiết chưa rõ ràng với bác sĩ hoặc các chuyên viên trong suốt thời gian trị liệu.
Các phương thức trị liệu
Có thể dùng giải phẫu, xạ trị hoặc cả hóa chất trong việc chữa trị ung thư thanh quản.
Cách chữa trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe toàn diện, ung thư khởi đầu từ vị trí nào, kích thước của khối u và sự lan truyền của ung thư, nếu có.

Xạ trị

Tia phóng xạ được đưa đến khối u để đốt tế bào ung thư, và những mô chung quanh khối u. Đây là một cách chữa trị "tại chỗ". Cuộc chữa trị kéo dài mỗi ngày, 5 ngày một tuần, từ 5-8 tuần lễ.
- Xạ trị được sử dụng như một cách chữa trị chính khi không thể mổ (khối u quá lớn, bệnh nhân không thể chịu được cuộc giải phẫu...).
- Xạ trị dùng chung với giải phẫu: xạ trị được dùng trước khi giải phẫu để đốt bớt khối u cho dễ mổ, hoặc sau khi giải phẫu để đốt những tế bào ung thư còn sót lại. Khi khối u mọc trở lại, xạ trị thường được dùng để chữa trị.
- Xạ trị dùng trước khi, trong khi, hoặc sau khi sử dụng hóa chất trị liệu.
Khi sử dụng xạ trị, ống thức ăn (feeding tube) đặt ở bụng để chuyển thức ăn đến dạ dày. Ống thức ăn này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Giải phẫu

Bác sĩ dùng dao mổ hoặc tia laser để cắt bỏ khối u trong khi bệnh nhân ngủ mê. Có nhiều phương pháp mổ để cắt bỏ ung thư tại thanh quản (laryngectomy), cách thức mổ tùy thuộc vào kích thước và nơi chỗ của khối u.
- Cắt bỏ hoàn toàn thanh quản (total laryngectomy)
- Cắt bỏ một phần thanh quản (partial laryngectomy):
• Supraglottic laryngectomy: Bác sĩ cắt bỏ phần trên thanh quản, supraglottis.
• Cordectomy: Bác sĩ cắt bỏ một hoặc cả hai cơ phát âm (vocal cords)

Đôi khi, bác sĩ cắt bỏ cả những hạch bạch huyết ở cổ (lymph node dissection) hoặc cắt bỏ cả tuyến giáp trạng. Trong cuộc giải phẫu thanh quản, bác sĩ sẽ phải mở một lỗ hổng ở cổ (stoma) xuyên qua khí quản (trachea) để dẫn không khí vào phổi qua một cái ống; phương cách này được gọi là tracheostomy. Ống thở có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Quý vị có thể đọc thêm phần "Sống với lỗ hổng tại khí quản".
Sau khi mổ,một số bệnh nhân sẽ cần ống dẫn thực phẩm trong một thời gian ngắn.
Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:

-Tôi sẽ ra sao sau khi mổ?
- Tôi có cần ống thở không?
- Tôi có cần học cách tự chăm sóc khi về nhà không?
- Vết thẹo sẽ nằm ở đâu? Trông như thế nào?
- Gp có ảnh hưởng đến giọng nói không? Nếu có, ai sẽ người chỉ dẫn cho tôi cách phát âm mới?
-Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?

Hóa chất trị liệu

Hóa chất được dùng để diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều loại hóa chất chung với nhau. Thuốc để chữa trị ung thư thanh quản thường là loại thuốc chích vào tĩnh mạch, theo máu luân lưu khắp cơ thể.
Hóa chất trị liệu được dùng để chữa ung thư thanh quản qua nhiều cách:

- Trước khi giải phẫu hoặc xạ trị để làm nhỏ bớt khối u (adjuvant therapy);
- Sau khi giải phẫu hoặc xạ trị để hủy hoại những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tế bào ung thư đã lan ra nơi khác;
- Thay cho giải phẫu, thanh quản không bị cắt bỏ nên tiếng nói không bị ảnh hưởng.
Hóa chất trị liệu có thể thực hiện tại văn phòng bác sĩ, tại trung tâm y tế hoặc tại nhà riêng. Hiếm khi bệnh nhân cần ở lại bệnh viện.

Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất:
-Mục đích của việc chữa trị là gì? Có nhiều cách chữa để tôi chọn lựa không? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
-Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? -Có cách nào phòng ngừa không?
-Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào hợp với bệnh trạng của tôi không?
-Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không?
-Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu?
-Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không?

Phản ứng phụ của trị liệu

Việc chữa trị ung thư thường gây hư hoại cho những tế bào lành mạnh, nên thường có phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào vị trí của khối u, cách chữa trị và mức đọ chữa trị nhiều hay ít. Phản ứng phụ không xuất hiện giống nhau cho tất cả mọi người, và trong cùng một con người, phản ứng phụ có thể thay đổi từ lần chữa trị này so với lần chữa trị khác. Trước khi chữa trị, bác sĩ sẽ giải thích việc phản ứng phụ có thể xảy ra và cách ngăn ngừa.
Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, supportive care (tạm dịch là “chữa trị phụ” nhằm giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe, chịu đựng những phản ứng phụ, biến chứng từ việc chữa trị chính) cũng được sử dụng để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tin tức về việc chữa trị được đăng tải trên trang nhà của Viện Ung Thư Quốc Gia www.cancer.gov/cancertopics/coping, và Information Specialists at 1-800-4-CANCER hoặc LiveHelp 1 (http://www.cancer.gov/help).

Xạ trị: Bệnh nhân có một hoặc nhiều biến chứng sau:

• Khô miệng: Uống nước nhiều hoặc dùng nước miếng nhân tạo sẽ làm giảm khô miệng
• Rát cổ họng & miệng: Dùng những loại thuốc súc miệng có thuốc tê để giảm đau.
• Vết thương ở răng & nướu lâu lành (delayed healing): Nếu răng & nướu cần được chữa trị, nên chữa trị trước khi dùng xạ trị.
• Hư răng: Cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để làm giảm hư răng, dùng bàn chải răng sợi mềm, hoặc quấn bông gòn, dùng kem đánh răng chứa fluoride, súc miệng với nước muối, nước pha peroxide, baking soda nhiều lần trong ngày để giữ răng miệng sạch sẽ.
• Thay đổi vị giác và khứu giác: Thức ăn sẽ có mùi và vị khác lạ
• Mất sức, mệt mỏi.
• Thay đổi tiếng nói, tiếng nói thay đổi với thời tiết, có thể mất tiếng nói vào cuối ngày, có cảm giác như bị mắc nghẹn.
• Thay đổi trên da: Nơi chữa trị sẽ tấy đỏ hoặc nám đen, tránh ánh nắng hoặc y phục cọ sát những vùng da này. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại kem dưỡng da nào nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Giải phẫu: Bệnh nhân có một hoặc nhiều biến chứng sau:

• Đau đớn
• Yếu đuối, mệt mỏi
• Sưng trướng trong cổ họng: Bệnh nhân sẽ không thể ăn, uống, nuốt vài ngày sau cuộc giải phẫu thanh quản, nước biển được chuyền qua tĩnh mạch gọi là intravenous (IV) fluid, và dùng ống dẫn thức ăn chuyền qua mũi, miệng hoặc đặt ngay tại bụng. Khi sự sưng trướng giảm sút, và các mô lân cận trở lại bình thường, ống dẫn thức ăn sẽ được tháo bỏ. Việc nhai nuốt có thể khó khăn lúc đầu, bệnh nhân có thể cần sự giúp đỡ của y tá hoặc chuyên viên huấn luyện phát âm. Sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường.
Nếu bệnh nhân cần ống dẫn thức ăn trên một tuần, bác sĩ có thể đặt ống dẫn tại bụng. Hầu hết mọi bệnh nhân đều ăn uống bình thường sau vài tuần, tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ cần ống dẫn thức ăn suốt đời.
• Chất nhờn như đờm, rãi (mucus, sputum, nước miếng) do khí quản tạo ra rất nhiều sau cuộc giải phẫu, y tá sẽ dùng ống hút qua ống thở để nhẹ nhàng hút đờm và thông khí quản.
• Tê bại tại cổ, vai và cánh tay, tập vật lý trị liệu sẽ giúp cổ vai cử động và bớt tê bại.
• Thay đổi dung mạo: Tùy theo kích thước của vết mổ, vết thẹo có thể làm méo mó mặt hoặc cổ.
• Ống thở: Với cuộc giải phẫu cắt bỏ một phần thanh quản, sau một thời gian ngắn, ống thở sẽ được lấy ra và sụn cổ được vá lại, bệnh nhân sẽ thở và nói tương đối bình thường. Sau cuộc giải phẫu cắt bỏ cả thanh quản, sẽ phải dùng ống thở suốt đời, bệnh nhân sẽ cần luyện tập những cách phát âm mới. Xin xem thêm phần "Học cách phát âm mới".
Hóa chất trị liệu: Hóa chất có thể gây phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại và lượng hóa chất sử dụng. Nói chung, hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nên sẽ ảnh hưởng đến những tế bào tăng trưởng nhanh chóng:
- Tế bào máu: Khi hóa chất chữa ung thư hạ thấp số tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng, và mệt mỏi, mất sức. Bác sĩ cần thử máu để đo lường số tế bào máu. Khi lượng tế bào xuống thấp, bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích tủy xương chế tạo tế bào mới nhanh chóng hơn hoặc sẽ được truyền máu.
- Tế bào bọc quanh chân tóc: Hóa chất gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi chữa trị, tóc mới có thể khác màu hoặc thay đổi thể dạng.
- Tế bào lót các bộ phận tiêu hóa: Hoá chất có thể gây kém ăn, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng.

Dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất trị liệu, bệnh nhân có thể không còn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy.
Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, sinh tố (vitamins), và khoáng chất (minerals).
Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau đớn.
Vết lở trong miệng hoặc khô miệng khiến việc ăn uống khó khăn, quý vị có thể dùng các món ăn lỏng để bồi bổ sức khỏe.
Đôi khi sau giải phẫu hoặc xạ trị, bệnh nhân có thể cần dùng ống truyền thức ăn, đây là một ống nhỏ, mềm nhuyễn, được đặt vào dạ dày qua một lỗ hổng tại bụng để dùng tạm thời. Khi cổ họng lành lặn, bác sĩ tháo bỏ ống.
Để bảo vệ các mô trong họng, nên:
- Tránh thức ăn cứng, nhọn như potato chip
- Tránh thức ăn cay nóng hoặc chứa nhiều acid như trái cây, nước trái cây
- Thức ăn nhiều đường sẽ gây sâu răng
- Rượu bia

Sống với ống thở
Tự chăm sóc sau khi mổ để chữa ung thư thanh quản là một sự thử thách. Nhóm chuyên viên trị liệu sẽ tận tình giúp đỡ bệnh nhân chóng hồi phục, trở lại đời sống hàng ngày càng sớm càng tốt.
Nếu quý vị có ống thở (stoma), quý vị sẽ được huấn luyện cách tự chăm sóc:
- Trước khi rời bệnh viện, quý vị sẽ học cách tháo rời và rửa sạch ống thở, tự hút đờm rãi và chăm sóc vùng da chung quanh ống thở.
- Khi không khí quá khô, như trong phòng có máy sưởi mùa đông, khí quản và phổi có thể tiết ra nhiều đờm rãi, và vùng da chung quanh ống thở sẽ khô rát. Hãy giữ da sạch sẽ và dùng máy duy trì độ ẩm (humidifier) trong nhà.
- Qua ống thở, nước có thể vào khí quản và phổi, đây là một việc rất nguy hại cho sức khỏe. . Bệnh nhân cần dùng một màng chắn chế tạo riêng cho ống thở hoặc dùng khăn mặt để che ống thở khi tắm rửa, có thể dùng khăn, cà vạt để phủ ống thở, giúp giữ độ ẩm và chắn bụi, khói bay vào ống thở, những vật che chắn này còn giúp chặn đờm rãi khỏi bắn ra ngoài khi ho hoặc nhảy mũi. Nhiều bệnh nhân dùng màng che để che ống thở.
- Khi cạo râu, quý vị cần nhớ rằng vùng da trên cằm, cổ sẽ bị tê dãi nhiều tháng, để tránh việc tự cắt cứa da, nên dùng máy cạo râu điện thay vì dao cạo.
Bệnh nhân với ống thở không thể nín thở, vì vậy làm những công việc nặng nhọc cần nín hơi sẽ rất khó khăn và cả việc bơi lội cũng như trượt nước đều rất khó khăn. Bệnh nhân gặp khó khăn về mặt tâm lý, hình dạng cách phát âm thay đổi, bất an về việc giao hợp..., sẽ cần bác sĩ tâm thần giúp đỡ.
Luyện tập cách phát âm (nói) mới
Nói năng là một phần cần thiết của đời sống, khi mất tiếng nói, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn sau khi trị liệu. Trong khoảng 1 tuần hậu giải phẫu cắt bỏ một phần thanh quản, bệnh nhân có thể bắt đầu phát âm tương đối bình thường như trước. Sau cuộc giải phẫu cắt bỏ hoàn toàn thanh quản, bệnh nhân sẽ phải tập cách phát âm mới; chuyên viên về phát âm (speech therapist, speech pathologist) sẽ giải thích những phương pháp phát âm và bệnh nhân thường bắt đầu luyện tập phát âm trước khi về nhà. Cho đến khi có thể phát âm trở lại, quý vị cần diễn tả ý muốn của mình và sau đây là một vài cách diễn tả ý muốn:
Mang theo bên mình giấy bút
Dùng máy đánh chữ, máy điện toán, hoặc những dụng cụ điện tử khác. Chữ viết ký hiệu có thể in ra trên giấy, hiện trên màn hình, hoặc "đọc" bởi máy móc qua giọng nam hoặc nữ.
Mang theo bên mình một tự điển, một tập hình ảnh và dùng chữ hoặc hình ảnh cần thiết.
Viết chữ trên bảng đen, có thể xóa và sử dụng nhiều lần.
Nhóm chuyên viên chăm sóc có thể giúp quý vị học cách phát âm mới. Quý vị cần tập luyện và kiên nhẫn để học những kỹ thuật như "Nói bằng thực quản" hoặc "Nói bằng khí quản-thực quản" (tracheoesophageal puncture speech), và cũng có bệnh nhân không thành công như ý. Mức học hỏi nhanh chậm, cách phát âm có dễ hiểu hay không và tiếng nói có tự nhiên hay không tùy thuộc vào kích thước của khối u bị cắt bỏ.

Nói từ thực quản
Chuyên viên huấn luyện chỉ dẫn cho bệnh nhân cách đẩy không khí ra vào thực quản như khi ợ hơi. Không khí làm rung động cuống họng, tạo thành âm thanh. Lưỡi, hai môi và răng tạo thành tiếng nói khi âm thanh thoát ra khỏi miệng. Loại tiếng nói này thấp, khàn đục nhưng tự nhiên như tiếng người khác với loại tiếng nói tạo ra từ một thanh quản nhân tạo (mechanical larynx). Bệnh nhân không cần đến dụng cụ và hai tay được để trống.
Nói từ khí quản-thực quản" (tracheoesophageal puncture, TEP)
Bác sĩ cắt một khe hở giữa khí quản và thực quản, đặt vào một mảnh plastic hoặc silicone làm một cái van. Cái van này chặn thức ăn không cho vào khí quản. Khi dùng TEP, bệnh nhân dùng ngón tay che lỗ hổng ở ống thở, và đẩy không khí vào thực quản qua van này, không khí làm rung động cổ họng và tạo ra âm thanh. Tiếng nói qua TEP nghe gần như tiếng nói tự nhiên.

Tiếng nói nhân tạo (mechanical speech)
Trong khi tập những cách phát âm kể trên, bệnh nhân có dùng tiếng nói nhân tạo hoặc khi không thành công trong việc sử dụng một trong những cách phát âm trên. Dụng cụ chạy bằng pin (battery) gọi là electrolarynx, dụng cụ chạy bằng không khí gọi là pneumatic larynx.
Có nhiều loại dụng cụ và chuyên viên về phát âm sẽ giúp bệnh nhân chọn một dụng cụ thích hợp cũng như chỉ dẫn cách sử dụng dụng cụ này.
Có loại electrolarynx nhìn giống như một cái đèn pin, phát ra những âm thanh u u. Bệnh nhân áp vào cổ, âm thanh sẽ đi từ cổ đến miệng và giúp bệnh nhân tạo thành tiếng nói. Một loại dụng cụ khác có một ống plastic mềm chuyền âm thanh từ máy đến miệng. Có cả loại dụng cụ đặt trong miệng, cài vào răng và điều khiển bằng máy cầm tay (remote control).
Pneumatic larynx được đặt vào lỗ hổng ở cổ và dùng không khí từ phổi để làm rung động cuống họng, âm thanh được chuyền ra miệng bằng một ống plastic mỏng.

Theo dõi bệnh trạng hậu giải phẫu
Cần gặp bác sĩ thường xuyên để khám ống thở, cổ và cuống họng. Việc thăm bệnh định kỳ sẽ giúp bác sĩ tìm ra bệnh và chữa trị sớm. Đôi khi bác sĩ sẽ cần khám bệnh toàn diện, chụp quang tuyến. Sau xạ trị, bác sĩ sẽ cần khám xét thanh quản qua dụng cụ có tên laryngoscope.
Chữa trị ung thư thanh quản có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp trạng, kết quả thử máu sẽ cho biết cơ thể tạo ra đủ lượng nội tiết tố giáp trạng hay không . Nếu thiếu, bệnh nhân dùng thêm nội tiết tố giáp trạng.
Bệnh nhân bị ung thư thanh quản thường bị loại ung thư khác cũng nằm trong vùng đầu & cổ, nhất là những bệnh nhân uống rượu nhiều và hút thuốc lá.

Những nguồn hỗ trợ
Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu.
Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu.
Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác.
Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà…
Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc qua internet.
Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư

Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư
Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất. Những tìm hiểu khoa học đã tạo được nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm. Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư, cách tìm ra bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn.
Các chuyên gia đang thử nghiệm các hóa chất trị liệu. Họ tìm hiểu kiếm các loại thuốc mới, các cách dùng chung nhiều loại thuốc, và lượng thuốc mới. Ngoài ra các chuyên gia cũng tìm cách tiết giảm phản ứng phụ của việc trị liệu.
Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ có phần tin tức về thử nghiệm lâm sàng: h*tp://www.cancer.gov/clinicaltrials. Tại đây, ngoài các tin tức về thử nghiệm còn có những chi tiết về các cuộc thử nghiệm lâm sàng về ung thư. Nguồn tài liệu, tin tức từ viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Quý vị có thể lấy tin tức cho chính mình, thân nhân hoặc bác sĩ của mình.
Điện thoại (miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ): 1-800-4-CANCER (1-800-422-6237).
Điện thoại dành cho những người lãng tai: 1-800-332-8615
Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp tin tức về cách ngăn ngừa ung thư, truy tìm, chẩn đoán, chữa trị, di tính học, thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra còn có những dữ kiện về các chương trình khảo cứu, chương trình tài trợ và cả thống kê về ung thư.
Trang nhà: h*tp://cancer.gov
Nếu quý vị cần thêm chi tiết hoặc các dữ kiện khác, hãy dùng “online contact form” tại: h*tp://www.cancer.gov/contact hoặc gửi điện thư về: cancergovstaff@mail.nih.*** (thay thế *** bằng “gov”)
Tài liệu
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp những tài liệu (ấn bản, tạp chí) về ung thư, những tài liệu này bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Quý vị có thể đặt mua (ấn phí tối thiểu) qua điện thoại, trên trang mạng hoặc bằng thư từ, hoặc vào trang nhà kể trên, và tự in phụ bản cho mình. Thư từ gửi về:
Publications Ordering Service
National Cancer Institute
Suite 3035A
6116 Executive Boulevard, MSC 8322
Bethesda, MD 20892-8322
Chữa trị ung thư (Cancer Treatment)
- Hóa chất trị liệu và bạn (Chemotherapy and You)
- Xạ trị và bạn (Radiation Therapy and You)
- Làm thế nào để tìm một bác sĩ hoặc nơi trị liệu nếu bạn bị ung thư (How To Find a Doctor or Treatment Facility If You Have Cancer)
- Câu hỏi và câu trả lời về targeted therapy (Targeted Cancer Therapies: Questions and Answers)
- Câu hỏi và câu trả lời về cách trị liệu ung thư bằng ánh sáng (Photodynamic Therapy for Cancer: Questions and Answers)
Sống với ung thư (Living With Cancer)
- Cách ăn uống dành cho người bị ung thư (Eating Hints for Cancer Patients)
- Giảm đau đớn (Pain Control)
- Thích ứng với ung thư thời kỳ sau cùng (Coping With Advanced Cancer)
- Những ngày sắp tới: Đời sống sau khi chữa trị ung thư (Facing Forward Series: Life After Cancer Treatment)
- Những ngày sắp tới: Những cách tạo sự thay đổi cho ung thư (Facing Forward Series: Ways You cần Make a Difference in Cancer)
- Dành thời giờ: Hỗ trợ những người bị ung thư (Taking Time: Support for People with Cancer)
Khi ung thư tái phát (When Cancer Returns)
- Những tổ chức cung cấp dịch vụ giúp những người bị ung thư và thân nhân họ (National Organizations That Offer Services to People With Cancer and Their Families)
Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials)
- Tham dự thử nghiệm lâm sàng (Taking Part in Cancer Treatment Research Studies)
- Những yếu tố nguy hại (Risk Factors)
Người chăm sóc bệnh nhân (Caregivers)
- Khi người thân yêu được chữa trị bệnh ung thư: hỗ trợ người chăm sóc (When Someone You Love Is Being Treated for Cancer: Support for Caregivers)
- Khi người thân yêu bị ung thư ở giai đoạn cuối: Hỗ trợ người chăm sóc (When Someone You Love Has Advanced Cancer: Support for Caregivers)
- Những ngày sắp tới: Khi cuộc chữa trị ung thư của người thân chấm dứt (Facing Forward: When Someone You Love Has Completed Cancer Treatment)
Tài liệu NIH 02-1568, tháng Năm, 2003

Bác sĩ Trần Lý Lê
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.659 giây.