logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 08:35:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tin nhắn trong chai: 10 phát hiện nổi tiếng
Ngay từ thưở xa xưa, người ta để tin nhắn vào trong chai: Vào năm 310 trước Công nguyên, triết gia Theophrastus

người Hy Lạp đã thả các chai được niêm phong kín xuống biển trong cuộc thí nghiệm để chứng minh Địa Trung Hải

được tạo thành do nước biển từ Đại Tây dương chảy vào.

Nghiên cứu hải dương là lý do phổ thông thường khiến người ta thả chai xuống biển. Tuy nhiên cũng có nhiều câu

chuyện đầy lãng mạn và đáng ngạc nhiên liên quan tới các tin nhắn được bỏ trong chai trôi bồng bềnh trên đại dương

trong suốt dòng lịch sử của con người.

Sau đây là 10 khám phá nổi tiếng nhất:

1. Một kỷ lục thế giới mới ?

Người tìm ra tin nhắn: Konrad Fischer lưới được chai ở biển Baltic vào năm 2014

Người gởi: Richard Platz thả chai xuống biển Baltic vào năm 1913

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 101 năm

2. Trôi nổi tại Bắc Hải

Người tìm ra tin nhắn: Tài công Andrew Leaper người Scotland tìm được gần Shetland Isles vào năm 2012.

Người gởi tin nhắn: Thuyền trưởng C. Hunter Brown, thả tin nhắn này gần Shetland Isles vào năm 1914

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 97 năm 309 ngày.

Ông Hunter Brown, một nhà khoa học tại trường Hàng hải Glasgow, lúc đó nghiên cứu về các dòng chảy của Bắc Hải.

Chai này là một trong số 1890 chai ông thả xuống biển vào ngày 10 tháng Sáu năm1914 .

Bản tin nhắn này hiện giữ kỷ lục trong Sách Kỷ lục Guinness cho tin nhắn xưa nhất đựng trong chai.

Bản tin nhắn viết: “Xin quý vị ghi rõ quý vị đã tìm được thẻ này ở đâu và vào lúc nào. Sau đó xin đưa thẻ này tới Bưu

điện gần nhất. Quý vị sẽ được thông báo về việc thẻ này đã được thả xuống biển ở địa điểm nào và thả vào lúc nào.

Mục tiêu chúng tôi là tìm ra hướng đi của dòng chảy của Bắc Hải”.

Chiếc chai này được phát hiện trôi cách vị trí ban đầu lúc chai được thả xuống biển 9,38 hải lý.

3. Jonathan gởi cho Mary

Người tìm ra tin nhắn: Matea Medak Rezic ở Croatia vào năm 2013.

Người gởi tin nhắn: Jonathan (không rõ họ), cư dân Nova Scotia, Canada, 1985.

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 28 năm.

Matea Medak Rezic, một người chơi lướt sóng bằng diều 23 tuổi, tình cờ gặp được một chai bị vỡ khi anh dọn dẹp

các mảnh vỡ ở bãi biển Croatia tại cửa sông Neretva ở phía Nam biển Adriatic.

Bên trong chai là một tin nhắn do Jonathan, người tỉnh Nova Scotia, Canada, viết cách đấy 28 năm để giữ lời hứa viết

thư cho một phụ nữ tên Mary.

Tin nhắn viết: “Mary, cô thực sự là một người tuyệt vời, tôi hy vọng chúng ta có thể thư từ liên lạc. Tôi đã nói rằng tôi

sẽ viết. Mãi mãi là bạn của cô. Jonathon, Nova Scotia, 1985”.
Chiếc chai hẳn đã phải bềnh bồng trôi khoảng 6.000 km trên Đại Tây Dương và sau đó vào Địa Trung Hải, rồi dạt vào

biển Adriatic.

Người ta không rõ danh tính của Jonathan và Mary cũng như không biết hai người quen nhau như thế nào.

4. Viết thư cho Zoe

Người tìm ra tin nhắn: Một cặp vợ chồng người Hà Lan tại Oosterschelde, Hà Lan, 2013

Người gởi tin nhắn: Zoe Averianov, gởi tin nhắn từ một chiếc phà đi từ Hull tới Bỉ, 1990

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 23 năm

Zoe Averianov, sinh sống tại Hebden Bridge, Anh quốc, 10 tuổi, khi em ném tin nhắn của mình, đựng trong một cái

chai xuống biển. Bé Averianov làm việc này khi em đi du lịch bằng phà từ Hull ở Anh tới Bỉ vào ngày 12 Tháng Chín

năm 1990.

Tin nhắn viết: “Thưa người tìm được tin nhắn này: Cháu tên là Zoe Lemon. Xin ông/bà viết thư cho cháu. Cháu thích

lắm nếu nhận được thư của ông/bà. Cháu 10 tuổi và thích múa ba lê, thổi sáo và chơi piano. Cháu có một con chuột

hampster tên Sparkle (Lấp lánh) và một con cá tên Speckle (Đốm)”.

Hai mươi ba năm sau, vào dịp lễ Giáng sinh năm 2013, một bức thư từ một cặp vợ chồng người Hà Lan được gởi đến

địa chỉ của cha mẹ Zoe: "Cô Zoe thân mến, ngày hôm qua khi đi dạo với vợ tôi dọc theo các tuyến đê Oosterschelde

để tìm kiếm các mảnh vỡ người ta ném xuống biển, tôi tìm thấy một chai nhựa nhỏ chứa tin nhắn của cô”.

5. Một bà mẹ viết thư cho con trai của mình

Người tìm ra tin nhắn: Karen Liebreich và Sioux Peto trên một bãi biển ở Kent, 2002

Người gởi tin nhắn: Một bà mẹ người Pháp giấu tên gởi tin nhắn này từ một chiếc phà băng qua Biển Manche (English

Channel), 2002

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: Một vài tuần lễ

Vào năm 2002, khi đi trên một chuyến phà băng qua Biển Manche (English Channel), một bà mẹ người Pháp đã ném

một chai hình giọt nước mắt, một số quần áo và hoa huệ xuống biển.

Bên trong chai là một tin nhắn của người mẹ cho người con tên Maurice, đã qua đời ở tuổi 13: "Hãy tha thứ cho mẹ vì

đã quá xúc động trước sự ra đi vĩnh viễn của con. Mẹ vẫn nghĩ rằng một số sai lầm đã xảy ra. Mẹ vẫn đang chờ đợi

Thiên Chúa sửa chữa nó. … Con hãy tha thứ cho mẹ vì đã không biết làm thế nào để bảo vệ con khỏi chết. Hãy tha

thứ cho mẹ vì mẹ không thể thốt ra lời vào lúc khủng khiếp đó khi con trượt khỏi tay mẹ”.

Một vài tuần sau đó, Sioux Peto tìm thấy chiếc chai này trôi dạt vào một bãi biển ở Kent khi cô dắt chó đi dạo.

Cô Peto tìm thấy một lọn tóc và một lá thư viết bằng tiếng Pháp ở trong chai. Cô đưa thư này cho Karen Liebreich,

bạn cô ở bên Anh đồng thời là một nhà văn, để dịch.

Vài năm sau đó, Liebreich đã cố gắng để tìm người mẹ Pháp nhưng không thành công.

Sau đó, vào năm 2006, Liebreich viết tác phẩm Bức thư Trong Chai để nói về việc tìm ra này. Vài năm sau cuốn sách

được phát hành và người mẹ viết bức thư đã liên lạc với Liebreich. Cuối cùng hai người phụ nữ đã nhau sau đó một

tháng tại miền Bắc nước Pháp.

6. Kết nối của một cháu trai với ông nội của mình

Người tìm ra tin nhắn: Geoff Flood tại Bãi Biển Ninety Mile ở New Zealand, 2012

Người gởi tin nhắn: Herbert Hillbrick gởi từ một địa điểm không rõ, nhưng được cho là từ một con tàu đi từ Anh đến Úc

vào năm 1936

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 76 năm

Vào một ngày Chủ nhật hồi tháng 11/2012, Geoff Flood đi bộ với bạn của mình trên Bãi biển Ninety Mile ở New

Zealand, khi ông thấy một chai trôi nổi gần bãi biển.

Bên trong chai là một tin nhắn viết tay vào ngày 17 tháng Ba năm 1936: "Tại biển. Xin người tìm được chai này vui lòng

gởi tin nhắn này và cho biết tìm được nó ở đâu và ngày tìm ra. Xin gởi về địa chỉ dưới đây”.

Bên dưới tin nhắn có chữ ký và tên của Người gởi: “H.E. Hillbrick, 72, Richmond Street, Leederville, tiểu bang Tây Úc".

Tin này được viết trên một văn phòng phẩm đặc biệt được đánh dấu bằng hình ảnh của con tàu. Người ta cho rằng tin

nhắn xuất phát từ con tàu SS Strathnaver, một tàu của Bưu điện Hoàng gia Anh chở người qua lại giữa Anh và Úc.

Flood phát hiện ra rằng H.E. Hillbrick đã qua đời vào những năm đầu của thập niên 1940. Tuy nhiên ông cũng đã tìm

ra Peter Hillbrick, cháu trai của ông H.E. Hillbrick, lúc đó đang sống tại Perth.

Peter phát biểu với giới truyền thông địa phương về việc này: "Kết nối duy nhất tôi có với ông nội là một cái chai. Đây

là một câu chuyện hấp dẫn”.

7. Tin nhắn của Frank, 5 tuổi

Người tìm ra tin nhắn: Daniil Korotkikh tại Curonian Spit ở Lithuania và Nga, 2011

Người gởi tin nhắn: Frank Uesbeck từ một con tàu du lịch đến Đan Mạch, 1987

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 24 năm

Daniil Korotkikh, một thiếu niên người Nga 13 tuổi, đang đi dạo với cha mẹ tại bãi biển Curonian Spit thì cậu nhìn thấy

một vật “trông giống như một chai bia Đức với một nút bằng gốm nằm trên cát”.

Bên trong chai, cậu tìm thấy một tin nhắn viết bằng tiếng Đức. Cha Korotkikh biết một số tiếng Đức và dịch bản tin

nhắn này. "Tên cháu là Frank, và cháu 5 tuổi. Cha cháu và cháu đang đang đi trên một con tàu tới Đan Mạch. Nếu

ông/bà tìm thấy bức thư này thì xin vui lòng viết thư cho cháu và cháu sẽ viết lại”.

Cậu bé 5 tuổi viết bức thư vừa nêu là Frank Uesbeck. Cậu Uesbeck lên 29 tuổi khi bức thư được phát hiện.

Korotkikh và Uesbeck đã trò chuyện với nhau qua Internet hồi tháng Ba, 2011 .

8. Xuyên Đại Tây Dương

Người tìm ra tin nhắn: Breda O'Sullivan tại Dingle, Ireland vào năm 1946

Người gởi tin nhắn: Frank Hayostek vào năm 1945

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: Tám tháng
Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1945, từ một tàu chở quân, Frank Hayostek, 21 tuổi, một cựu chiến binh Mỹ từng tham dự

Thế chiến II, ném một cái chai trong đựng một bản tin nhắn xuống biển.

Tám tháng sau, cô Breda O'Sullivan, một người giao sữa 18 tuổi, tìm thấy chai này tại một bãi biển gần Dingle ở

Ireland.

Sau đó hai người trao đổi thư từ qua lại giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Cuối cùng cả hai đã gặp nhau vào tháng Tám năm 1952 khi Hayostek tiết kiệm đủ tiền để mua vé máy bay đến Ireland

trong bối cảnh các phương tiện truyền thông tập trung chú ý tới câu chuyện này.

9. Trốn thoát khỏi chế độ cai trị

Người tìm ra tin nhắn: Hoa Van Nguyen tìm thấy tin nhắn này bên bờ biển Thái Lan vào năm 1983

Người gởi tin nhắn: Dorothy và John Peckham gởi từ một du thuyền trên đường tới Hawaii, 1979

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: Bốn năm

Năm 1979, trong chuyến du hành đến Hawaii, Dorothy và John Peckham viết tin nhắn và bỏ tin này vào nhiều chai rượu

sâm banh rỗng rồi ném những chai này xuống biển.

Trong các bản tin nhắn này họ đề nghị bất cứ ai tìm thấy tin nhắn xin liên lạc với họ. Họ cũng bỏ vào mỗi chai 1 đô la

để người nhận mua tem gởi thư.

Năm 1983, hai ông bà Peckham nhận được thư trả lời từ ông Hoa Van Nguyen (Nguyễn Văn Hòa?) một cựu quân

nhân thuộc quân đội Việt Nam Cộng hòa. Trong thư ông Hòa cho hay ông và người em trai tìm thấy chai này, nổi ở

ngoài bờ biển tỉnh Songkhla, Thái Lan. Ông Hòa cho biết hai anh em ông đã thành công trong việc trốn thoát thoát khỏi

chế độ cộng sản tại Việt Nam và đã tới được Thái Lan.

Sau đó ông bà Peckham trao đổi thư từ với ông Hòa. Khi ông Hòa hỏi liệu ông bà Peckham có thể giúp hai anh em

ông định cư tại Hoa Kỳ hay không thì hai ông bà đã liên lạc với Bộ Di trú Hoa Kỳ để thực hiện điều ước nguyện này

của 2 anh em ông Hòa.

Cuối cùng họ đã gặp nhau vào năm 1985 khi hai anh em ông Hòa từ Thái Lan tới Los Angeles.

10. Một người lính Anh trên đường ra trận

Người tìm ra tin nhắn: Steve Gowan trên bờ biển Essex, Anh năm 1999

Người gởi tin nhắn: Binh nhì Thomas Hughes ném chai đựng tin xuống Biển Manche (English Channel), 1914

Thời gian tin nhắn bồng bềnh trên biển: 85 năm

Vào năm 1999 trong khi đánh bắt cá ngoài khơi bờ biển Essex tại Anh, Steve Gowan tìm thấy một chai bia màu xanh lá

cây với một nút vặn ở trên.

Bên trong chai, Gowan tìm thấy một tin nhắn do Binh nhì Thomas Hughes, một quân nhân 26 tuổi tham dự Thế chiến I,

viết cho vợ. Ngoài thư này, Hughes còn viết thêm tin nhắn dành cho người nào tìm thấy chai.

Chai được ném xuống Biển Manche (English Channel) trong khi Hughes rời Anh để sang chiến đấu tại Pháp.

Tin nhắn dành cho người tìm thấy chai ghi: “Thưa ông hoặc bà, thanh niên hoặc người giúp việc. Xin quý vị vui lòng

chuyển giúp thư này và xin nhận lòng biết ơn và lời cầu chúc của một người lính Anh khốn khổ trên đường ra mặt trận

vào ngày 9/9/2014. Ký tên Binh Nhì T. Hughes. Lực lượng Bộ binh Nhẹ Durham. Quân đoàn Ba Viễn chinh”.

Trong khi đó, trong thư gởi cho vợ, Hughes viết: “Em yêu. Anh viết thư này trên tàu này và ném nó xuống biển để xem

nó có tới tay em hay không. Nếu nó tới em hãy ký vào phong bì ở góc dưới cùng bên phải, nơi có chữ ‘nhận’. Em hãy

ghi ngày và giờ nhận thư và viết tên em vào chỗ phần đề ‘chữ ký’ và hãy giữ gìn nó cẩn thận. Cục cưng của anh.

Chồng của em”.

Hai ngày sau khi viết thư hồi năm 1914, Hughes tử trận.

Gia đình ông Hughes sau đó di chuyển tới New Zealand, nơi Gowan có thể trao thư này cho bà Emily Crowhurst, con

gái của ông Hughes, 85 năm sau đó.
Theo ABC

Sửa bởi người viết 09/04/2014 lúc 08:38:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.241 giây.