logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 06:20:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,110

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu bây giờ phỏng vấn một đấng mày râu cỡ trung niên trở lên rằng “sự cố” nào có khả năng làm cho ông vui sướng nhất?” - thì câu trả lời trung thực của đương sự vốn vẫn nghe… quen quen đồng thời như đã được ghi từ khuya vào kho tàng chuyện tiếu lâm, ấy là: “Sự cố thứ nhất là ngày tôi cưới vợ. Sự cố thứ hai là ngày vợ… chết!” Nhưng cùng câu hỏi tương tự mà đặt cho một phụ nữ cũng ở tuổi sồn sồn thì câu đáp lại nghe có vẻ… nhân đạo hơn về 3 “sự cố” trong cuộc đời nói chung của một người đàn bà: Trăng mật - Sinh con - Người thân lìa đời. Dựa vào lời “thành khẩn khai báo” vừa liệt kể, xin mạn phép “lai rai” về 3 “sự đời” sau đây:

Nửa đường trăng mật… đứt gánh:
Chẳng cứ riêng những người lên xe hoa mới biết mùi “tuần trăng mật” là gì, trái lại bất cứ ai một khi đã khôn lớn kha khá một chút đều biết nội dung của cụm từ này. Tuy nhiên phần đông người ta chỉ quan tâm đến nghĩa thứ hai - tức là những ngày giờ mà một cặp tân hôn đưa nhau đi du hí thường ở những nơi có danh lam thắng cảnh - mà quên bẵng mất ý nghĩa thứ nhất của 3 chữ ấy. Đó là tháng đầu tiên của đôi vợ chồng mới cưới (dù chẳng đi đâu cả, kể cả ra khỏi nhà). Mà thôi, dù theo nghĩa nào thì thời gian đầu, những việc đầu của một cuộc sống lứa đôi mới bao giờ cũng được trân quí, được chăm lo sao cho tốt đẹp với tràn đầy kỷ niệm thơ mộng, lãng mạn… hầu xứng đáng để nhớ đời. Thế nhưng, trường hợp của cặp tân hôn người Mỹ dưới đây thì tuy đầy “ấn tuợng” thật đấy nhưng chắc chắn “chẳng giống ai.”
Vào ngày 15-3-2014, chiếc máy bay chở hàng khách của hãng Delta Airlines đang ngon cánh từ Atlanta, Hoa Kỳ đến Costa Rica thì bị bắt buộc hạ cánh khẩn cấp xuống Grand Cayman Iceland. Nguyên nhân không phải vì phi cơ hết xăng hay bị trục trặc kỹ thuật gì; mà cũng chẳng phải vì nạn khủng bố hay không tặc… mà chỉ bởi một tân lang gây giông bão trên máy bay khiến không chỉ tân giai nhân được “khai vị” về lời thề hứa “trung thành trong những ngày vui tươi cũng như những ngày đen tối” của cuộc hôn nhân, mà toàn thể hành khách cùng chuyến đi cũng đã phải miễn cưỡng “lãnh đủ” các hệ quả trớ trêu.
Số là anh chàng người Mỹ này chắc hẳn còn “say men chiến thắng” với vai trò chú rể nên khi lên phi cơ đi hưởng trăng mật, vẫn đòi được tiếp tục uống rượu (giấu trong hành lý xách tay), bất chấp lời can gián của tân phu nhân. Ừ, uống thì uống, nhưng trên phi cơ hay ở bất cư nơi công cộng nào thì không được phép áp dụng châm ngôn: “Uống rượu mà không say, nào hay!” Không những thế, tân lang này còn thách thức: “Đất say, đất cũng lăn quay, ai cười?!” rồi “quậy” tơi bời hoa lá, bất chấp lời “em xin, em xin” của người vợ mới cưới và lời cảnh cáo của các tiếp viên hàng không. Hiều rằng anh chàng “con cháu Lưu Linh” này đã mất hết lý trí, coi trời bằng vung khả dĩ đặt sinh mạng của trên 200 hành khách vào tình trạng nguy hiểm, phi công đã phải cầu cứu giới hữu trách an ninh ở dưới đất.
Chiều Chủ Nhật cuối cùng của tháng Ba vừa qua, khi chiếc Delta Airlines này vừa dừng bánh vào vị trí ở phi trường Grand Cayman Iceland thì 4 nhân viên cảnh sát địa phương với súng ống đầy mình đã lên tận máy bay với chiếc còng số 8 để “đón” chàng rể vốn vẫn tưng tửng trong cơn chuếnh choáng.
Viên sĩ quan đặc trách an ninh, Raymond Christian cho biết đương sự bị tống giam về các hành vi “phá rối trật tự công cộng và say rượu;” và “Chú rể này có thể phải lưu lại đây trong khi chờ đợi những phán quyết pháp lý chiếu theo các đạo luật hàng không quốc tế.”
Ngược lại, cô dâu vẫn ngồi lại trên phi cơ để rồi tiếp tục cuộc hành trình đến Costa Rica, xứ sở mà đôi tân hôn đã từ lâu “chấm” làm nơi lý tưởng để đến hưởng tuần trăng mật nên đôi trẻ đã “hồ hởi phấn khởi” đặt mua vé máy bay, “book” khách sạn 5 sao trước ngày cưới cả hai tháng.
Tiếc quá, đã không có hãng thông tấn nào phỏng vấn cảm tưởng của tân giai nhân khi một mình nàng lang thang ở bãi biển thơ mộng của Costa Rica - cũng như ghi lại phản ứng của tân lang khi chàng tỉnh hẳn ruợu, bỗng thấy mình nằm trong nhà đá, nhất là vợ mới cưới của mình không hiểu vì động lực nào mà đã “không cánh mà bay” đi đâu mất tiêu…

Vào bệnh viện vì đau lưng, lúc xuất viện lại… ôm baby

Sophie Aldridge, 20 xuân xanh, cư ngụ ở thành phố Dover, vương quốc Anh, ngày 1 tháng 4, đã gây không những cho cha mẹ, người thân và bạn hữu sửng sốt mà gần như còn cho cả dư luận trong và ngoài nước Anh ngạc nhiên. Mặc dù “sự cố” xẩy ra vào đúng ngày “cá tháng Tư” (Tiếng Pháp: Poisson dAvril; tiếng Anh: April Fools Day) nhưng đây không phải là một trò đùa cợt, đánh lừa hầu “mua vui cũng được vài trống canh,” trái lại là sự thật vốn đã “được cầu chứng tại tòa.”
Vào ngày nói trên, thiếu nữ vừa tròn đôi mươi này bỗng cảm thấy mỏi lưng khác thường. Cô nhớ lại chính cảm giác này đã “chơi” cô vào hồi tháng 11 năm ngoái khiến cô đã phải vào bệnh viện xin bác sĩ “xử đẹp” dùm. Nói “chơi” ở đây không phải nhằm phát ngôn cho vui, nhưng nghiêm túc đúng nghĩa, bởi “chuẩn” hết ý khi những cảm giác đau đớn ấy xuất hiện không do một nguyên nhân nào hết, kể cả hậu quả của kinh nguyệt. Các bác sĩ đã xác quyết như vậy sau khi đã không thể khám phá ra bất cứ gì gọi là “trục trặc” về thể lý nơi cô. Quả thật, khi cô bé Sophie về đến nhà thì chứng nhức mỏi ấy cũng dần dần biến mất và sau đó đã không một lần khác trở lại - cho đến ngày đầu tháng Tư vừa rồi. Và như đã kể trên, cô bỗng cảm thấy đau lưng dữ dội đến độ đi đứng khó khăn và cô cũng chẳng hiểu tại sao. Cô bèn gọi xe cứu thương nhưng khi ra xe, cô không mang theo bất cứ thứ gì vì nghĩ cũng lại như năm ngoái, cô sẽ lại “tay không” ra về, chỉ sau ít phút các bác sĩ khám nghiệm rồi cũng lại “chào thua”.
Xe chạy được một quãng đường, nhân viên trên xe cứu thương phát hiện có một sự kiện không hay khi họ chợt khám phá “nước từ nữ bệnh nhân ào ra.” Thế là xe cứu thương hú còi liên tục, phóng như bay. Họ cho Sophie biết cô đang “trở thành người mẹ.” Và một bé trai chào đời và được đặt tên ngay là Thomas. Mẹ tròn con vuông.
Lời tường thuật của Sophie Aldridge: “Tôi biết là những gì tôi kể đây nghe có vẻ đần độn hay kỳ cục đối với nhiều người, nhưng thật tình tôi tuyệt đối không có một dấu hiệu nào là tôi đã có bầu… Vâng, không một triệu chứng, chẳng hạn ói mửa vào buổi sáng hay thích món ăn này, thức ăn nọ. Hơn nữa, hàng tháng tôi vẫn có kinh nguyệt đều đặn.”
May quá, Sophie đã không “xưng tội” là cô chẳng hề được “yêu” mà vẫn có… bầu. Chẳng thế mà, cô vừa cười vừa kể tiếp: “Tôi không lên ký; bụng cũng chẳng xưng lên tí nào. Tôi vẫn diện váy ngắn; và vì tôi không hề biết mình có bầu nên vẫn cùng bạn bè vui chơi, dự các parties và uống rượu đều đều.” Rồi cô kết luận: “Đây là một cú sốc hết sức lớn lao cho mọi người khi tôi bỗng trở về nhà với một baby trên tay.”
Đúng vậy, họ hàng, bạn hữu đã nhanh chóng kéo đến ngay khi “nghe tin như sét đánh” này nhưng ai cũng biểu lộ niềm vui đúng là “quá cỡ thợ mộc,” bởi người thì mang theo quần áo trẻ em, kẻ đem đồ chơi, bình đựng sữa và nhiều thứ khác cho em bé đã đành mà cho cả bà mẹ mới… “bóc tem” này nữa. Sophie phát biểu: “Nay thì tôi vô cùng sung sướng về sự đã xẩy ra. Tôi không muốn đổi bé Thomas này lấy bất cứ thứ gì trên đời này. Tôi thích gọi bé là Phép Lạ Nhỏ của tôi.”
Được biết Sophie hiện là một nhân viên phụ y và vẫn sống trong nhà của bố mẹ.

Được súc vật hôn vĩnh biệt trước khi… chết

Ở Tây phương dường như hầu hết mong ước cuối cùng của những bệnh nhân sắp vĩnh biệt trần gian đều được giới hữu trách cũng như thân nhân, bạn hữu, hàng xóm láng giềng thực hiện. Đó là nhân bản. Đó là tình người. Đó là lòng từ ái. Và chỉ xẩy ra ở các xứ sở biết trọng nhân đạo, nhân quyền và giá trị con người. Nào một bé nữ được làm “công chúa” ngồi trên chiếc xe của “cô bé lọ lem” để cả thành phố mặc y phục sang trọng túa ra đường vẫy tay chào… y chang trong truyện thần thoại. Nào một bé trai được gặp “superman” thứ thiệt hoặc các cầu thủ thần tượng thật sự “bằng xương bằng thịt” của mình.
Ngày 19 tháng 3 vừa qua, Mario Eijis (54 tuổi), một bệnh nhân đã “gần đất xa trời,” cũng được toại nguyện khi anh muốn đến vĩnh biệt những con vật trong một sở thú địa phương. Mario vốn là một người tật nguyền về tâm thần lại mang chứng bệnh ung thư bất trị; anh chẳng còn sống được bao lâu nữa.
Trong suốt 20 năm qua, Mario Eijis vẫn đến “giúp một tay” trong sở thú của thành phố Rotterdam, Hòa Lan. Thế nhưng gần đây một cái mụt nhọt mọc trong sọ đã khiến anh không còn nói hay đi lại được nữa. Thời gian sống còn của anh đã được tính từng ngày. Theo tin của nhật báo Algemeen Dagblad, ước nguyện cuối cùng của Mario là được vĩnh biệt các nhân viên và các con vật trong sở thú, nơi anh rất thường lui tới. Và anh đã được như ý.
Stichting Ambulance Wens (SAW), một tổ chức thiện nguyện chuyên thu xếp các kế hoạch thực hiện những ước nguyện cuối cùng của những người mang các căn bệnh hiểm nghèo. Họ đã chở Mario đến sở thú. Anh nằm trên giường bệnh nhân và được đẩy đến các con hươu cao cổ. Petra Eijis, chị của Mario, diễn tả: “Tôi có thể nhìn thấy Mario nghĩ đó là sự tuyệt vời.”
Kees Veldboer, một thành viên của SAW phát biểu: “Giây phút hết sức đặc biệt; người ta có thể nhìn thấy anh rạng rỡ. Các con thú nhận ra anh và duờng như chúng hiểu tất cả sự tốt đẹp đang tắt dần.”
Một thành viên khác, Olaf Exoo tiếp lời: “Mario được con hươu liếm vào mũi, một sự chào hỏi cuối cùng khiến mọi người hiện diện cảm thấy nổi gai ốc.”
Sau khi rời các con hươu cao cổ, Mario cũng vĩnh biệt các nhân viên trong sở thú. Chị Petra nói trong nước mắt: “Thật không tin nổi là Mario lại được cơ hội này. Tình yêu của em dành cho sở thú sẽ bất tử.”
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.