logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 11 years ago
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Cũng giống như các triều đại trước đây, triều Nguyễn (chỉ tính từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua vào năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị năm 1945) vẫn dùng thái giám làm việc trong cung cấm…

… Gốc tích của các thái giám theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử đã công bố thường là có hai hệ, đó là “giám sinh” và “giám lặt”. “Giám sinh” là những người con trai khi sinh ra vốn dĩ đã bị khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục mà dân gian thường gọi là “lại cái” hay “ái nam, ái nữ”, đến tuổi trưởng thành không thể có khả năng quan hệ tình dục với người khác giới.

Theo lệnh ban ra, gia đình nào sinh ra một người con như thế phải lập tức báo với làng, rồi từ làng báo lên xã, lên huyện, rồi tới Bộ Lễ trong triều đình đương thời. Đứa trẻ ấy sẽ được ghi tên vào sổ theo dõi cho đến lúc cai sữa (có tài liệu cho rằng khoảng 10 hay 11 tuổi) thì sẽ được đón vào cung nuôi nấng theo nghi lễ trong cung. Đến tuổi trưởng thành, Bộ Lễ sẽ đưa vào nội cung để làm thái giám, phục vụ những công việc thường ngày trong chốn hậu cung của nhà vua.

Làng nào có gia đình sinh được “giám sinh” thì cả làng ấy được miễn thuế đến 3 năm và đương nhiên khi đứa con đó đã trở thành thái giám thì cha, mẹ, anh em ruột thịt sẽ nhận được rất nhiều đặc ân của triều đình. Những đứa trẻ đặc biệt ấy còn được người dân (đặc biệt là dân vùng Trung Bộ) gọi là ông Bộ.

Ngoài những thái giám có nguồn gốc là “giám sinh” thì trong hàng ngũ thái giám phục vụ trong Tử cấm thành còn có những ông “giám lặt”. Theo tạp chí Xưa & Nay số 6, ấn hành tháng 9/1994 thì họ là những thiếu niên bị thiến từ khi còn nhỏ rồi sau đó đưa vào cung nuôi. Khi thiến, người ta buộc chặt bụng và đùi của người bị thiến vào một cái bàn đầu cao hơn chân. Bộ phận sinh dục được rửa bằng nước hồ tiêu để sát trùng. Đứa trẻ được cho uống một thứ thuốc gây mê được bào chế từ thuốc bắc. Người thiến hỏi “có bằng lòng thiến không?”.

Sau khi nghe đứa trẻ nam nói bằng lòng, ngay lập tức người thiến hạ dao cắt dương vật, bìu và tinh hoàn, rồi đặt ống thông hơi vào chỗ tiểu tiện… sau 3 tháng, vết thương sẽ lành. Sau khi bị thiến, đứa trẻ nam trưởng thành sẽ bị rụng râu, rụng lông, ăn nói yểu điệu, giọng the thé giống như con gái. Tất cả những bộ phận bị cắt bỏ sẽ được sao tẩm để cất giữ lâu dài, khi được thăng chức sẽ đưa thứ ấy ra để trình làm vật chứng và đến khi thái giám ấy chết thì “bảo vật” ấy sẽ được chôn theo thi thể.

Tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: Người làm thái giám trong cung gọi là hoạn quan. Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng những từ hoạn quan làm người đời hiểu từ hoạn là thiến (ví dụ như hoạn heo là người ta cắt bỏ đi tinh hoàn của con heo đực). Trong Tử cấm thành chỉ có một người đàn ông là đương kim hoàng đế, còn lại toàn là các phi, tần, nữ quan, thị nữ. Từ việc sai vặt, hầu hạ vua và các bà hoàng thái hậu, các bà phi cho đến những việc nặng nhọc khác của đời sống trong cung đều giao cho các thái giám. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các thái giám là việc sắp đặt cho chuyện ân ái của nhà vua.

Tài liệu của Công sứ A.Laborde đã công bố trong tập san Những người bạn Cố đô Huế – B.A.V.H – tập 5 – 1918 có ghi lại rằng: Thái giám hầu cận vua đi vào một phòng kín; tại đây có một tập thẻ ngọc, mỗi thẻ có ghi bằng chữ vàng tên của một cung tần. Sở thích của vua được biểu lộ rõ rệt vào lúc ban ngày trên một thẻ nào đó, tấm thẻ được úp sấp lại. Thái giám hiểu và đi đến khuê phòng của người mỹ nữ đã được chỉ định, treo một cây đèn ú màu đỏ…

Trong khi người đàn bà được chờ đợi ấy cởi áo quần thì lập tức thái giám bước vào, cầm một áo khoác màu đỏ không có tay. Người mỹ nữ trần truồng run rẩy trước cái nhìn của một sinh vật vô giác, nhưng cánh tay mạnh mẽ đã quấn nàng vào trong áo choàng, và một sự xiết chặt có vẻ nóng hổi phủ trên mình. Những hành lang có âm vọng của bước chân đi qua, thái giám bước nhanh, ôm chặt trên ngực của báu ấy lại cái lạnh lẽo của một căn phòng. Dừng chân lại. Ánh sáng lờ mờ, hơi thơm thoang thoảng, thái giám đặt khối nặng ấy vào trong cái mơn man của nhung lụa trên một cái giường. Sáng hôm sau, người thái giám đứng canh trong đêm, mang mỹ nữ đang thiêm thiếp trở lại khuê phòng.

Thái giám lại làm tờ trình để xác nhận trong trường hợp xảy ra thụ thai. Điều bắt buộc trước lúc trở lại khuê phòng là người phụ nữ đã được vua “ngự dâm” ấy nằm trong áo choàng và được đưa đến trình diện nơi một cái bàn thờ để cầu thần phù hộ cho việc làm của vua.

Trong bài Thái giám – loại người phục vụ đặc biệt trong cung Nguyễn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết: Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể “tiếp thị” với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó, nhiều thái giám hay được các bà đút lót quà bánh để được vua “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà do khinh thường thái giám nên suốt cả cuộc đời ở trong cung cấm vẫn không một lần được thấy mặt vua…

Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các thái giám trong cung cấm, nhà Nguyễn đã sử dụng hệ thống thái giám trong cung vào những việc sai vặt chứ nhất định không cho can dự vào triều chính. Bởi lẽ trước đó, nhà Nguyễn đã rút ra được một bài học về sự lạm quyền của cận thần thái giám Lê Văn Duyệt.
UserPostedImage

Lê Văn Duyệt là một thái giám được ở chỗ màn trướng của Nguyễn vương (sau này là Vua Gia Long), là người có công rất lớn trong việc khôi phục lại giang sơn của nhà Nguyễn. Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở vùng Gia Định – Đồng Nai ngoài ý muốn của vua, điều đó đã làm cho một số ông vua đầu triều Nguyễn lấy làm khó chịu và hết sức bất bình, nhất là vua Minh Mạng (đương nhiên là bên cạnh đó còn có nhiều lý do bất bình tế nhị khác).

Theo tác giả A.Laborde trong B.A.V.H, 1918 thì vào ngày mồng 1 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 17 (tức ngày 17/3/1836) vua Minh Mạng đã ra một chỉ dụ và chỉ dụ này đã chấm dứt sự lạm quyền của các thái giám dưới triều Minh Mạng. Từ đó, các thái giám làm việc, hầu hạ trong cung cấm không phụ thuộc vào bất cứ một quy tắc pháp luật nào cụ thể cả, họ sống ngoài lề so với các quan chức khác trong cung, đi lượm nơi này, nơi kia chút ít ân huệ để làm vui cho cuộc sống.

Về sau này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho biết rằng, do thái giám Lê Văn Duyệt có những can gián trong việc muốn đưa Hoàng tử Anh, cháu nội của dòng chính nối ngôi vua Gia Long và tỏ ra không thuận tình về việc lên ngôi của vua Minh Mạng là con thứ. Vì những lý do đó mà vua Minh Mạng ác cảm với Lê Văn Duyệt. Việc vua Minh Mạng ra chỉ dụ là nhằm hạn chế các ưu đãi đối với thái giám vốn dĩ trước đó họ được hưởng, bên cạnh đó chỉ dụ còn hạ bệ các thái giám xuống địa vị của những kẻ hầu hạ.Trong tờ dụ này, vua Minh Mạng nói rõ là từ rày về sau, thái giám không được có một danh tước gì mà trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng không thể được tiến cử vào hệ thống quan lại. Vua Minh Mạng cũng đã nhắc lại trong tờ dụ là chức vụ của các thái giám chỉ để chuyển giao các mệnh lệnh và họ không được dính dáng đến bất cứ trường hợp nào trong việc cai trị của triều đình.

Tờ dụ cũng nêu rõ là thái giám nào phạm tội bất tuân các luật lệ mới được nêu trong tờ dụ này sẽ bị trị tội rất nặng không hy vọng được khoan dung, đồng thời ra lệnh là nội dung của tờ dụ này phải được khắc vào bia trước trường Quốc Tử Giám (Văn Thánh) để cho tất cả các thái học sinh hiểu và truyền về sau cho hậu thế.

Vì nội dung của tờ dụ của vua Minh Mạng bắt buộc là các thái giám không được đưa vào ngạch quan trường, nên đã tạo ra cho họ một hệ thống giai cấp đặc biệt để sắp xếp các ngạch, bậc và quy định lương bổng bằng lúa và quan tiền.

Theo đó, Hạng nhất là Thủ đẳng thì cấp bậc là Quảng vụ và Điển sự Thái giám, số bát gạo hàng tháng được hưởng là 48, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 72. Hạng nhì là Thứ đẳng, cấp bậc là Kiểm sự và Phụng nghi Thái giám, số gạo hàng tháng được hưởng là 36, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 60. Hạng ba là Trung đẳng, cấp bậc là Thừa vụ và Điển thắng Thái giám, số gạo được hưởng là 36, số quan tiền là 48. Hạng tư là Á đẳng, cấp bậc là Cung vụ và Hộ thảng Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan tiền là 36. Hạng Năm là Hạ đẳng, cấp bậc là Cung phụng và Thừa biện Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan tiền được hưởng là 24.

Đến thời của Vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) có một vài thay đổi về lương tính bằng quan tiền được tăng lên. Đến thời Vua Thành Thái năm thứ 2 (1890) lương của thái giám hàng tháng nhận bằng lúa và quan tiền bị bỏ hẳn và thay bằng đồng bạc. Đến thời Vua Duy Tân năm thứ 6 (1912) thì lương bổng của thái giám được quy định lại như sau: Quảng vụ: 540 đồng/năm; Điển sự: 384 đồng/năm; Kiểm sự và Phụng nghi: 324 đồng/năm; Thừa vụ: 276 đồng/năm; Điển thảng: 264 đồng/năm; Cung vụ và Hộ thảng: 204 đồng/năm; Cung phụng và Thừa biện: 180 đồng/năm.

Sau khi Vua Minh Mạng cho ra tờ dụ vào năm 1836, các thái giám không được hưởng bất cứ một vinh dự nào giống như các quan chức khác ở trong cung. Tuy nhiên, các thái giám lại mang về cho cho người thân một vài vinh dự. Theo quy định thì các thái giám nằm trong 3 hạng trên là Thủ đẳng, Thứ đẳng và Trung đẳng có thể đứng ra xin cho cha họ chức Nhiêu phụ, là chức được vĩnh viễn miễn thuế cũng như xin phong chức Miễn nhiêu (khỏi thuế cả đời) cho anh em hay cho cháu. Các thái giám hạng tư (Á đẳng) hay hạng năm (Hạ đẳng) thì không được xin gì cho cha mà chỉ có thể xin một chức Miễn nhiêu cho anh em hay cháu mà thôi…

Sau khi vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chăm cây cảnh chứ không còn phải lo việc “chăn gối” cho vua nữa.

Lúc sống thì thái giám ăn ở, phục dịch trong Đại nội, nhất là trong Tử cấm thành, còn lúc ốm, lúc đau, lúc nhắm mắt xuôi tay thì như thế nào? Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: “Triều đình có xây một tòa nhà gọi là cung Giám Viện ở phía ngoài Hoàng thành, góc Tây bắc. Cạnh đó, còn có một cung khác gọi là cung Bình An Đường. Cung Bình An Đường dành cho các nữ quan, nữ tì, cung phi khi đau ốm thì ra đó dưỡng bệnh hoặc chờ chết thì cũng ở ngoài Hoàng thành. Sau lưng Bình An Đường là cung Giám Viện dành cho các thái giám khi đau ốm thì ra đó để thuốc men. Nếu khỏe mạnh thì trở lại phục vụ trong Tử cấm thành. Nếu chết thì phải chết bên ngoài Hoàng cung. Trường hợp chết bất đắc kỳ tử thì sao? Thì quan tài không được đi ra bằng bất cứ bốn cửa nào của Hoàng thành. Cửa Ngọ Môn dành cho nhà vua; còn các cửa Hiển Nhân, Chơn Đức, Hòa Bình cũng không được. Vậy thì lúc ấy các nữ tì, thái giám chết chết được bó vào chiếu rồi chuyển qua thành để đưa ra ngoài”.

Để không mang tiếng tuyệt tự và bớt cô độc lúc tuổi già, nhiều thái giám nhận con nuôi để có người hương khói thừa tự. Số khác chọn cách lấy vợ, do mất khả năng sinh con, họ lấy phụ nữ già để bầu bạn những tháng ngày cuối đời.

Phan Bùi Bảo Thy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.