logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/04/2014 lúc 06:41:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

UserPostedImage

Thưa quý bạn, trong tác phẩm Anna Karenina, văn hào Nga Lev Tolstoy có nói: “Những gia đình hạnh phúc có con đường hạnh phúc của họ. Những gia đình bất hạnh có con đường bất hạnh của họ”. Còn trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thì có câu: “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Đoạn trường nghĩa là đứt ruột. Chốn đoạn trường là những chốn làm cho người ta đau đớn đến đứt ruột. Cách đây sáu năm, tức vào khoảng tháng 7 năm 2008, tôi đã ra Phan Rang để ghi nhận tại chỗ câu chuyện buồn giữa cô bé Hồ Thị Khánh Minh và cậu sinh viên sang Trung Quốc bán thận Tô Công Luân, rồi về trình bày với quý bạn trong bài “Mặt trái của tình yêu”. Ở đấy tôi đã gặp Hồ Duy Trúc, em của Khánh Minh, một thiếu niên khoảng chừng 15 tuổi, trông khá điển trai, thân hình hơi gầy, ăn nói có vẻ lễ phép. Tôi cũng gặp cả bà Trần Thị Út, mẹ của Khánh Minh, trong căn nhà nhỏ xíu xiu ở một xóm nghèo chật hẹp ở đường Ngô Quyền gần cầu sông Dinh. Lúc ấy bà Út tuy cũng gầy còm khắc khổ nhưng trông chưa đến nỗi già lắm và đầu để trọc. Tôi có hỏi nhỏ Khánh Minh là sao bà lại để đầu trọc như vậy, chắc tu tại gia? Khánh Minh thưa, “Dạ không phải, tại má con bịnh nặng tưởng chết, có khấn rằng hễ khỏi thì sẽ cạo trọc đầu tạ ơn”. Thời gian trôi qua, chỉ mới hơn sáu năm trời mà mọi sự đã thay đổi. Khoảng giữa năm 2013, cậu thiếu niên Hồ Duy Trúc 15 tuổi có vẻ hiền lành lễ phép ngày nào bây giờ đã 20 tuổi và trở thành một tên cướp (báo chí gọi là tướng cướp), cùng đồng bọn đi chém người, cướp của. Cậu ta đã chém tới 14 vụ. Đến vụ thứ 15, chém đứt lìa cổ tay một phụ nữ tên Nguyễn Thị Ngọc Thúy ở cầu Phú Mỹ để cướp xe SH. Cậu ta bị bắt, bị đưa ra tòa và bị tòa sơ thẩm Sài Gòn tuyên án tử hình, còn đồng bọn thì kẻ bị tù chung thân, kẻ bị 20 năm, kẻ bị 6-7 năm tùy theo nặng nhẹ. Bà Trần Thị Út trọc đầu, thân hình gầy còm ở Phan Rang ngày đó bây giờ mặt mũi rắn đanh, tóc tai xõa xuống tận vai như con sư tử mà trong bài “Mẹ của một tên cướp” tôi gọi là Kim Mao Sư Vương; rồi cô bé Khánh Minh 16 bước sang 17 tuổi, bụng mang dạ chửa trông rất tội nghiệp ngày đó, nay đã là một phụ nữ có thêm hai đứa con; họ lăn lộn, gào thét, nhục mạ hội đồng xét xử ngay tại tòa án vì thương xót và “khiếu oan” cho Hồ Duy Trúc. Họ làm như thế chẳng được ích lợi gì cả, chỉ nặng thêm cho Hồ Duy Trúc trong phiên phúc thẩm mà thôi. Quả nhiên, đến phiên phúc thẩm vào ngày 24/3 vừa rồi, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên y án như tòa sơ thẩm, là Hồ Duy Trúc bị tử hình. Hồ Duy Trúc sẽ bị chích thuốc độc chết, ngoại trừ trường hợp duy nhất là được chủ tịch nước ân xá, giảm xuống còn tù chung thân, nhưng việc đó rất khó.
Tất cả. Vâng, tất cả mọi người từ bà Trần Thị Út, Khánh Minh, cho tới Hồ Duy Trúc, v.v… đều là những người bị “ma đưa lối, quỷ dẫn đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Gia đình bà Út là một gia đình bất hạnh, họ đi trên con đường bất hạnh của họ đúng như văn hào Nga Lev Tolstoy đã nói. Ngay cả cháu Tô Công Luân nữa cũng đã đi trên con đường bất hạnh làm xót xa, đau đớn khôn nguôi cho bố mẹ. Sau đây xin mời quý bạn xem xét những “con đường bất hạnh” mà họ đã đi.

* * *

Người phụ nữ hiện đang khóc lóc, gào thét trước phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn bên cạnh mẹ–bà Trần Thị Út, mẹ cô và cũng là mẹ của Hồ Duy Trúc–hơn sáu năm trước là một cô gái chưa đầy 17 tuổi, bụng mang dạ chửa. Câu chuyện tội nghiệp về cô và cậu sinh viên Tô Công Luân đã khiến nhiều độc giả trong và ngoài nước xót thương. Cô là Hồ Thị Khánh Minh, quê ở Phan Rang, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận. Cậu thanh niên đẹp trai Tô Công Luân là người cùng quê, được nhiều cô gái mến mộ, trong đó có Khánh Minh. Năm 15-16 tuổi, Khánh Minh rất xinh xắn và khá tháo vát. Gia đình quá nghèo, rất đông anh chị em, bố mẹ làm nghề đẩy xe ba gác hằng ngày bày ra bán trái cây và hoa dùng để cúng trong những ngày rằm, mồng một, Khánh Minh tuy còn ít tuổi nhưng cũng biết thuê của người ta một miếng đất gần như bỏ hoang gần bờ sông Dinh, trồng hoa vạn thọ để cung cấp cho bố mẹ bán. Tô Công Luân và Khánh Minh học cùng trường Bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên vào các buổi tối nên quen biết nhau, dần dần yêu nhau.

Ngày lễ ngày tết, Luân thường ra ngoài bờ sông phụ với Khánh Minh nhổ các cây hoa, bó lại để gia đình bà Út bán cho kịp. Bố mẹ Luân không bằng lòng cho con liên lạc với Khánh Minh vì cho rằng gia đình Khánh Minh không ra gì. Tốt nghiệp xong Bổ túc văn hóa ngành Giáo dục thường xuyên, Luân theo học tại một trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp tại Sài Gòn. Luân thuê một căn nhà rẻ tiền, nền đất, lợp lá ở Quận 4 để lo việc ăn học. Gia đình Luân tuy cũng có đồng ra đồng vào nhưng sống về nghề nông ở một vùng cát nhiều hơn đất, gió như “phang” (phát âm tiếng “Phan” ở vùng Ninh Thuận) và nắng như “rang”, đa số dân chúng chỉ trồng nho, thanh long, củ sắn (củ đậu) và nuôi dê, nên cũng không lấy gì làm khá giả lắm, số tiền cung cấp hằng tháng cho Luân ăn học rất có giới hạn, Luân thường phải đi bán máu để sống. Lúc ấy, Khánh Minh mới hơn 16 tuổi một chút, bỏ nhà theo Luân vào Sài Gòn chung sống với Luân. Hằng ngày, Khánh Minh đi bưng cà phê còn Luân đi sửa đồ điện, ai thuê gì thì làm nấy cộng thêm bán máu nhưng tiền bạc cũng chẳng được bao nhiêu. Hai người túng thiếu đến nỗi sau này, khi sự việc đã xảy ra, hàng xóm kể với các phóng viên rằng ban đêm, chờ đến khuya, gia đình bên cạnh đã lựa ra và cột xong những bó rau để sáng mai đem đi bán, Luân sang lượm những cọng rau hư đã bị loại bỏ để đem về “vợ chồng” nấu ăn với nhau. Quá túng quẫn, Luân nghe lời “cò” dụ dỗ, bèn theo người dẫn đường trong đường dây của “cò”, sang Quảng Châu, Trung Quốc bán thận để kiếm số tiền 50 triệu đồng VN cho đỡ cảnh nghèo. Sự thật, y học Trung Quốc không phải là giỏi. Bác sĩ Quảng Châu cắt lấy quả thận bên trái của Luân, bất ngờ lại rạch nhầm cả động mạch bụng khiến máu chảy xối xả trong ổ bụng. Ngoài ra, Luân cũng “quên” không nhớ rằng mình bị bệnh máu không đông (Hemophilia) giống như người anh ruột tên Tô Công Lam. Đây là một bệnh di truyền, hễ bị một vết thương dù nhẹ như đứt tay, nhổ răng, máu sẽ tiếp tục chảy làm trôi cả bông băng, không đông lại bít kín miệng vết thương như người bình thường được. Trong trường hợp đó người ta phải dùng loại thuốc đặc trị có iông K+ và iông Ca++ rất mắc tiền để giúp cho máu đông. Cách đấy hai năm, người anh ruột của Tô Công Luân là Tô Công Lam sau khi tốt nghiệp trung học (tức sau lớp 12), quá buồn vì mình bị bệnh máu không đông nên đã uống thuốc độc tự tử. Đến Luân bây giờ, máu chảy trong ổ bụng, họ đã mổ đi mổ lại 4 lần mà cũng không cứu chữa được. Tình trạng sức khỏe của Luân hết sức kiệt quệ, xanh lét như tàu lá, u mê không biết gì nữa. Bệnh viện đã lấy xong thận rồi, muốn đẩy Luân về Việt Nam nhưng không ai dám lãnh trách nhiệm đưa Luân về.

Giữa lúc đó, Khánh Minh bụng mang dạ chửa, không biết Luân ở đâu vì lúc đi Luân nói dối rằng mình sang Trung Quốc làm thợ điện. Khánh Minh hỏi dò rồi một mình lần theo đường dây, sang tận Quảng Châu tìm Luân. Tình cảnh của Khánh Minh khốn khổ đến nỗi sang đến bên ấy, hết tiền, nhịn đói, đành phải đi làm gái để có tiền ăn. Nhưng Khánh Minh may mắn gặp một ông khách làng chơi người Việt, thấy cô gái còn nhỏ mà lại có bầu, ông ta hỏi chuyện, biết sự thật, thương tình bèn không làm gì cả mà cho tiền rồi chỉ bảo Khánh Minh cách đe dọa tố cáo để bọn chúng phải trả số tiền mua thận một cách phi pháp của Luân. Khánh Minh nghe lời, làm dữ, bấy giờ bọn chúng mới chịu lòi ra 50 triệu đồng và Khánh Minh có tiền đưa Luân về Việt Nam.
Sau khi Khánh Minh đã đem được Luân về Sài Gòn rồi về Phan Rang, bấy giờ vợ chồng anh Tô Công Sơn bố mẹ của Luân mới kinh hoảng khi biết câu chuyện. Họ đến nhà bà Út chở Luân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Nhưng bệnh viện chịu thua, không chữa chạy gì được nữa và khuyên bố mẹ Luân nên đưa con về nhà để lo hậu sự. Hôm Đ.Dự tôi ra Phan Rang, đến thăm cháu Luân và gia đình, chính bà lang người Chăm chuyên châm cứu và chữa thuốc giỏi nhất vùng Ninh Thuận cũng nói nhỏ rằng còn nước còn tát được ngày nào hay ngày nấy vậy thôi chứ không hy vọng.
UserPostedImage

Ít lâu sau thì Khánh Minh sinh một đứa con trai, đặt tên là Hồ Duy Khoa theo họ mẹ vì anh chị Sơn căm hờn, coi việc ghê gớm xảy ra là do Khánh Minh tất cả. Anh chị không nhận cháu mà cũng không cho Khánh Minh bén mảng đến nhà mình thăm hỏi Luân. Hôm Luân mất, Khánh Minh bế con tới, đứng khóc trước cổng xin cho bé Khoa vào để tang nhưng bố mẹ Luân không cho vào.
Theo tôi nghĩ, sự căm ghét của anh chị Tô Công Sơn đối với Khánh Minh không phải là không có căn cớ. Lúc Luân vào học trong Sài Gòn thì Khánh Minh mới 16 tuổi. Nhà văn Pháp Saint Exupéry có nói rằng: “Yêu nhau không phải ngồi nhìn nhau mà là nhìn chung về một hướng”. Cái hướng của Khánh Minh mới 16 tuổi là phải chờ đợi người yêu học xong, kiếm được việc làm bấy giờ mới tính đến chuyện lâu dài. Ngược lại, Khánh Minh đã suy nghĩ nông cạn, theo chân Luân vào Sài Gòn, Luân phải đi bán máu, bán thận mới ra nông nỗi. Bố mẹ Luân nói Khánh Minh “giết” Luân cũng có cái lý của họ.
Về chuyện bà Trần Thị Út, mẹ của Khánh Minh và Hồ Duy Trúc, bà sinh năm 1946 (tức năm nay 68 tuổi), đã qua hai lần đò, sinh 12 người con, có 26 đứa cháu và sẽ có thêm nhiều đứa cháu nữa. Lẽ ra ở tuổi đã gần thất thập, bà có thể được hưởng hạnh phúc giản dị của người đàn bà con đàn cháu đống. Nhưng cái nghèo đeo đẳng, đàn con cháu đông đúc ấy trở thành gánh nặng trên đôi vai gầy guộc của bà.
Quê bà Trần Thị Út ở cửa bể Đông Hải, khá xa thành phố Phan Rang. Khi bà chưa đầy 10 tuổi thì cả cha lẫn mẹ đều mất. Vì nghèo, các anh chị của bà đa số tha phương cầu thực rồi thất lạc mỗi người một nơi, đến nay chính bà cũng không nhớ rõ mình có bao nhiêu anh chị em ruột, ai còn ai mất.
Năm 16 tuổi, không chịu nổi sự hất hủi của vợ chồng người anh trai sống cùng, bà Út bỏ quê lên thị xã Phan Rang, ở đợ hơn 10 năm tại Nhà may Phú, một tiệm may veston khá nổi tiếng. Đó chính là những năm tháng bình yên nhất trong cuộc đời bà. Bà được ông chủ nhà may dạy chữ, biết đọc, biết viết, thậm chí biết cả ít câu tiếng Anh bập bõm để giao dịch với các khách hàng ngoại quốc.
Ở phi trường Thành Sơn, (“phi trường quân sự lớn nhất Đông Nam Á hồi trước giải phóng”, bà Út kể thế chứ lớn nhất Đông Nam Á sao được), có một anh “kỹ sư” (sự thật là thợ chuyên môn về điện) người Phi Tuật Tân làm việc. Ở tỉnh nhỏ buồn, sau nhiều lần lui tới, anh chàng “kỹ sư” Phi Tuật Tân đã phải lòng cô Út. Cuộc hôn nhân không hôn thú, không cưới hỏi đã “tặng” cho bà 5 mặt con. Nhưng một đứa con trai chết khi chưa đầy tuổi và một đứa con gái mới hơn 2 tuổi thì bị bắt cóc trong những ngày vợ chồng bà sống ở Sài Gòn. Đứa con trai khác tên là Trần Văn Thành (sinh năm 1968, theo họ mẹ vì bà không có hôn thú), từ nhỏ đã bị tật nguyền, suốt bao nhiêu năm nay lê lết ăn xin trước cổng chợ Phan Rang, đêm về tá túc ở nhà người chị ruột tên Trần Thị Phi (sinh năm 1967). Người chồng Phi Tuật Tân chán nản, năm 1970 hết hạn phục vụ ở Việt Nam bèn trở về nước và từ đấy không liên lạc gì nữa.
Cũng năm 1970, nhờ những câu tiếng Anh hỗn tạp nói…mỏi cả tay, bà Út xin được một chân hầu bàn trong khu vực quân đội Mỹ đóng ở thị trấn Mỹ Ca, Cam Ranh, nhờ đó mà có tiền nuôi con. Sau năm 1975, không còn việc làm, sống ở Cam Ranh không nổi, bà đem các con trở về Phan Rang, sống lây lất bằng nghề buôn bán rau cỏ lặt vặt.
Mãi đến năm 1978, bà Út đã 32 tuổi mới đi bước nữa với ông Hồ Duy Tùng, một người chạy xe ba gác ở Phan Rang. Ông Tùng hiền lành, chịu khó, nhưng thật sự không phải là người nhanh nhẹn, tháo vát gì cho lắm. Nhưng có lẽ chính vì vậy nên ông mới chịu gá nghĩa với một người đàn bà đã có 3 mặt con và lớn hơn mình 5 tuổi. Lần lượt bà Út có với ông Tùng 7 đứa con khác. Hồ Duy Trúc là con áp út và cũng là đứa con trai duy nhất của ông bà. Khánh Minh là chị sát với Hồ Duy Trúc, tức con thứ 8 (trong Nam gọi là “cô Chín” nếu tính cả 3 người con riêng của bà Út).
Con cái đông, vợ chồng bà Út phải chạy ăn từng bữa. Bán trái cây và hoa cúng ở chợ Phan Rang. Không có tiền thuê sạp, ông bà bày hàng bên lề đường sát với cổng chợ, cạnh chiếc xe đẩy. Hễ bị đuổi thì vội vàng cuốn cả tấm ni lông bày hàng bỏ lên xe, đẩy xe… chạy, yên yên thì quay trở lại bày hàng ra bán, lây lất nuôi con. Sáu cô con gái trong nhà (không tính Khánh Minh lúc ấy còn nhỏ và đứa em út cũng là con gái), chỉ duy nhất có một mình cô Hồ Thị Khánh Anh là có cưới hỏi đàng hoàng, số còn lại đều “có con với người ta nên gọi kẻ ăn nằm với mình là chồng”. Sau khi sinh một vài đứa con, cả sáu chị em đều lần lượt trở thành gái “trốc gốc” –nghĩa là chẳng bỏ chồng thì cũng bị chồng bỏ– ném những đứa cháu lại cho ông bà ngoại nuôi. Mẹ của chúng lại tiếp tục tứ tán mỗi người một nơi, vừa tìm kế mưu sinh vừa tìm duyên mới để “sản xuất” thêm những đứa trẻ đem về “liệng” cho ông bà ngoại, mà sau này khi lớn lên chưa chắc chúng đã biết cha chúng là ai. Bà ngoại cũng không nhớ hết tên những đứa cháu đông đúc mà mình đang cưu mang, chỉ áng chừng mà gọi chúng là Nhi Lớn, Nhi Nhỏ, Hào, Huy, Lọ, Di, Su, Bin, Hậu, Đen, Bô, v.v…, tất cả đều mang họ Hồ Duy. Lớn nhất trong số chúng là thằng bé Hồ Duy Kiệt, 11 tuổi, học hết lớp 1 đã phải nghỉ ngang để thay ông bà chăn dắt những đứa em còn lại, trong đó có hai đứa còn rất nhỏ dại: Hồ Duy Lưu, đứa bé nhất mới 5 tháng tuổi chính là con trai của “thằng con nghịch tử Hồ Duy Trúc”. Ngày bố nó ra tòa, Hằng–vợ không cưới hỏi, không hôn thú của Trúc–có ôm con đến tòa nhưng bảo vệ không cho đem trẻ em vào phòng xử, nên cha con vẫn chưa một lần được thấy mặt nhau. Khi bị bắt, Trúc cũng không hề biết là nó đã có con nên cũng chẳng khai là mình đã có vợ.
Những ngày mưa gió, cả nhà bà Út đói rạc đói rài. Để có tiền mua gạo, mua sữa cho cháu, hai vợ chồng bà Út phải đi “vay nóng”: vay 5 triệu mỗi ngày phải trả 50.000 đồng tiền lời, tính ra mỗi tháng 1 triệu 500 ngàn đồng tức 30%, tiền gốc giữ nguyên. Trước tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa rồi, để có tiền vào Sài Gòn chờ dự phiên xử sơ thẩm vụ Hồ Duy Trúc chém người, vợ chồng bà Út lại phải vay thêm 7 triệu đồng nữa.
Chỉ có một mình Hồ Thị Khánh Anh (sinh năm 1981 tức năm nay 33 tuổi) là đã học hết lớp 12, số còn lại đều nghỉ ngang khi mới chạm lớp 10. Mà, nếu có theo học, cả mấy chị em cũng chỉ học bổ túc văn hóa ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tổ chức tại trường Lý Tự Trọng, vừa gần nhà khỏi tốn tiền mua xe đạp lại vừa không phải đóng học phí.
Hồi thằng Trúc học lớp 10, nghe nói có ông thầy giáo ở trường công lập Chu Văn An dạy kèm luyện thi đại học rất mát tay, bà Út dắt con trai đến xin thầy cho con thọ giáo. Ông thầy bảo, bà chị cứ đưa con về đi, bao giờ nó học tới lớp 12 thì quay lại đây tôi sẽ dạy, không lấy học phí của nó đâu. Vậy là về. Nhưng Trúc không đủ kiên nhẫn chờ đến lớp 12, chỉ vài tháng sau nó bỏ Phan Rang, vào Sài Gòn học nghề điện lạnh rồi rủ rê bạn, lập băng đảng đi ăn cướp với phương châm do chính Trúc nghĩ ra: “chém trước, cướp sau”. Rồi y ra tòa nhận án tử hình khiến dư luận trong nước đồng tình, thấy rất hợp lý.
Khánh Minh là chị kế của Trúc, bỏ học khi vừa mới xong lớp 7, mưu sinh bằng nghề trồng hoa bán tết vào các ngày rằm, mồng một như đã nói ở trên, cậu Tô Công Luân “người yêu” của cô thường đến làm phụ.
Hồi còn là học trò trường Phổ thông Trung học An Phước, huyện Ninh Phước, hai anh em Tô Công Lam, Tô Công Luân nổi tiếng là đẹp trai. Khánh Minh tuy còn nhỏ tuổi, kém Luân 4 tuổi, nhưng đã rất xinh xắn. Khi mới 19 tuổi, Tô Công Lam, anh ruột của Luân, quẫn trí vì biết rằng mình mắc bệnh máu không đông nên uống thuốc độc tự tử ngay khi vừa lấy xong bằng tốt nghiệp PTTH. Rồi năm 2008, lại đến lượt Luân chết do sang Trung Quốc bán thận. Sự thật, Luân không biết rằng bán một bên thận như thế, Luân được 50 triệu đồng nhưng bọn “cò” dẫn mối được 450 triệu đồng còn bệnh viện Quảng Châu nơi cắt ghép thận được 500 triệu đồng, vì người mua một quả thận phải trả 1 tỉ đồng không kể tiền thuốc men và tiền chi phí những ngày nằm bệnh viện. Ba người con trai (không có con gái) chỉ còn có một. Lúc Luân mất, cậu bé thứ ba này (tên là Tô Công Nghĩa) mới 12 tuổi và đặc biệt là không mắc bệnh máu không đông di truyền. Hôm ra ngoài ấy tôi thấy anh chị Tô Công Sơn buồn lắm, nỗi buồn đứt ruột mặc dầu anh chị là người ít nói, hết sức kín kẽ, lịch sự.
Hồi đó, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã ngỏ ý sẵn sàng tài trợ mọi chi phí để Khánh Minh vào sinh con. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật trích máu cuống rốn trẻ sơ sinh, ngăn cản bệnh máu không đông ảnh hưởng suốt đời đến con trai của cô, nhưng Khánh Minh đã trở nên cực đoan, cô thấy bệnh viện là nơi ám ảnh kinh hoàng nên từ chối. Thằng bé Hồ Duy Khoa đã được sinh ra, mang sẵn bệnh máu không đông giống bố. Đó là một bản án treo, bình thường thì không sao cả nhưng hễ có một vết thương là rất nguy hiểm.
UserPostedImage

Con cứng cáp, Khánh Minh gửi con cho người giữ trẻ ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận rồi một mình vào Sài Gòn làm công, bưng bê cà phê cho một quán nhỏ ở đường Hòa Hưng, Quận 10, tiền bạc chẳng được bao nhiêu, chỉ vừa đủ trả tiền cho người giữ trẻ. Sau này, cô chuyển xuống trông coi cho một xưởng gia công đá gra-nit ốp bia mộ ở Hóc Môn, kiếm tiền gửi ra Ninh Thuận nuôi bé Khoa và hai đứa con khác mà cô đã có thêm với người “chồng” vừa gá nghĩa.
Những đứa con gái đều học hành dang dở, lớn lên lấy chồng chưa được bao lâu thì chia tay, để lại một bầy cháu nheo nhóc; con trai lớn tật nguyền, lê lết ăn xin, vợ chồng bà Út dồn mọi hy vọng vào Hồ Duy Trúc, đứa con trai áp út. Ngay cả khi nó đối diện với án tử hình, người mẹ nghèo nàn khốn khổ ấy vẫn một mực nói rằng, hồi còn ở nhà nó là đứa hiền lành, ngoan ngoãn, chưa bao giờ dám cãi lời bố mẹ, phải chi nó đừng bỏ nhà vô Sài Gòn, cứ ở lại Phan Rang thì đâu đến nỗi.
Sự thực không phải như thế. Năm 2008, khi cậu sinh viên Tô Công Luân được Khánh Minh đưa về Phan Rang và nằm chờ chết, Hồ Duy Trúc mới 15 tuổi, đang học lớp 9, thân hình hơi gầy. Năm sau, học hết lớp 9, thi không đủ điểm vào lớp 10 trường công, Trúc học lớp 10 hệ bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Những ngày đó, bà Út và ông Tùng đã nhiều lần rầy la, ngăn cấm khi thấy nó hay giao du, chơi bời mật thiết với Nguyễn Hoàng Phương, một đứa lêu lổng, hơn Trúc 1 tuổi, con của một gia đình buôn bán ở chợ Phan Rang. Cũng là người buôn bán ở chợ này, bà Út đã nghe quá nhiều chuyện không hay về thằng Phương và gia đình nó. Với bà, mầm tai họa đã bắt đầu lấp ló. Nhưng khi bà cảm nhận được sự bất an thì thằng Trúc đã tuột khỏi tay bà. Một buổi tối, Trúc và thằng Phương chở nhau bằng chiếc xe tay ga còn mới về nhà chị ruột là Hô Thị Khánh Anh ở thôn Long Bình, bên kia sông Dinh ngủ nhờ qua đêm. Hai thằng đã bị ông anh rể chồng của Khánh Anh đuổi thẳng cổ bởi vì: “Xe đạp còn chả có, lấy đâu ra xe tay ga, chỉ có ăn cắp thôi. Cút xéo, đừng làm liên lụy đến vợ chồng tao!”. Trúc cãi: “Xe của thằng Phương chứ tụi tôi đâu có ăn cắp”. Đúng, tụi nó không ăn cắp mà chỉ…ăn cướp!
Vì vụ đón đường trấn lột, cướp chiếc xe nói trên, sau này, khi hai đứa đã chở nhau trốn thoát vào Sài Gòn, bọn chúng bị TAND thành phố Phan Rang xử khiếm diện mỗi đứa 7 năm tù và ra lệnh truy nã.
Vào Sài Gòn, Trúc và Phương tiếp tục trốn tránh rồi tụ tập lập một băng cướp đông hơn do Trúc đứng đầu. Chúng đã gây ra 15 vụ chém người cướp của táo tợn mà đỉnh điểm là vụ chém đứt lìa cổ tay cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 28 tuổi, ngay lúc mới 6 giờ chiều trên cầu Phú Mỹ để cướp chiếc SH của cô. Tất cả những vụ chém người đều do chính Hồ Duy Trúc ra tay.
Nhà bà Út thuộc dạng nghèo nhất trong số những gia đình nghèo ở phường Mỹ Hương, Phan Rang. Cái nghèo đó cứ tăng dần khi mỗi năm vợ chồng bà lại phải nhận thêm vài ba đứa cháu bị bố bỏ rơi, mẹ ném cho bà ngoại. Khốn quẫn như thế nhưng không hiểu tại sao gia đình bà lại được chính quyền phường “nâng bậc” lên hộ…cận nghèo chứ không còn là hộ nghèo như trước. Dù giúp rất ít oi nhưng hộ “cận nghèo” không được ưu tiên như hộ “nghèo”.
Hồi TAND Sài Gòn chuẩn bị phiên xử sơ thẩm, vợ chồng bà Út và mấy cô con gái cứ ra vào Sài Gòn liên tục thăm dò tình hình. Trước ngày xử, không có tiền thuê nhà trọ, gia đình bà vạ vật ở Công viên 23-9 (công viên chạy dài từ gần bùng binh chợ Bến Thành tới gần Nhà thờ Huyện Sĩ). Đó là cách duy nhất để họ hy vọng được nhìn thấy thằng con ăn cướp. Bà mẹ khốn khổ ấy đã thật sự kinh hoàng khi biết được những tội lỗi mà thằng Trúc gây ra. Nhưng dù sao nó vẫn là con của bà. Bởi vậy khi nghe tòa sơ thẩm tuyên án tử hình Hồ Duy Trúc, bà và Khánh Minh đã gào thét, lăn lộn ngay giữa sân tòa, cố nhào vào xe chở tội nhân để níu lại thằng Trúc.
Sau này, bà Út nhiều lần tỏ ra hối hận vì đã làm loạn. Nhưng bà nhất mực phản đối việc báo chí cho rằng bà đã ném đá vào HĐXX và cùng các thân nhân khác hành hung luật sư Đỗ Bình–người được chỉ định bào chữa cho Hồ Duy Trúc trong phiên sơ thẩm. Bà bảo: “Sân tòa có đá đâu mà ném”. Luật sư Đỗ Bình cũng xác nhận là những người đã đe dọa và hành hung ông là thân nhân các bị cáo đồng bọn với Hồ Duy Trúc chứ không phải người nhà bà Út.
Bà Út cũng thường gạt nước mắt xót xa cho thân phận của “bé Bầu” –tên thường gọi của Nguyễn Thị Hằng, “vợ” không cưới hỏi, không hôn thú của Hồ Duy Trúc. Bà nói đời Hằng cũng khổ không kém gì đời bà. Nhà cô ở ngã ba Cây Dừa, Phan Rang, cách nhà bà không xa lắm. Mấy năm trước, mẹ Hằng bị tai nạn giao thông, chết tại chỗ. Người cha lãng trí làm nghề bán bong bóng dạo không đủ sức nuôi 3 đứa con còn nhỏ, nên hai đứa anh của Hằng được người cậu ruột đem về nuôi, còn Hằng thì ở với cha để lo cơm nước và cũng kiếm sống bằng nghề bán bong bóng dạo.
Hồi Trúc trốn vào Sài Gòn, cô cũng vào sống với Trúc một thời gian. Khi biết mình có thai, cô trở về Phan Rang còn Trúc ở lại, lập băng đảng gây nên những vụ chém người cướp của ghê rợn rồi bị bắt.
Hôm Trúc ra tòa, Hằng bế đứa con tên Hồ Duy Lưu mới 3 tháng tuổi, bị bảo vệ ngăn lại, không cho đem con nít vào trong tòa nên cô chỉ đứng xa xa, thoáng thấy mặt Trúc hai lần, lúc Trúc được dẫn từ trên xe tù xuống và lúc được dẫn lên xe với hai tay bị còng.
Sau khi mọi người đã giải tán, Khánh Minh dẫn Hằng ẵm theo bé Hồ Duy Lưu đến một số tòa soạn để thay Trúc nói lời xin lỗi gửi đến các gia đình nạn nhân đã bị Trúc chém. Hằng còn quá trẻ, mới mười mấy tuổi, còn xa lạ nên ngỡ ngàng khi đến các tòa báo và lúng túng không biết nói gì, toàn là do Khánh Minh nói thay. Các nữ phóng viên có lòng nhân từ, họ tranh nhau bế đứa trẻ và cho nó tiền nữa.
Về phần luật sư Lê Vi, người được chỉ định bào chữa cho Hồ Duy Trúc trong phiên tòa phúc thẩm, đồng thời cũng là chủ của một trường mầm non từ thiện nuôi dưỡng các trẻ mồ côi. Sau phiên bào chữa miễn phí không thành công trong việc cứu thân chủ khỏi tội chết, ông nói với bà Út rằng ông sẵn sàng nhận bé Hồ Duy Lưu, con của tử tội Hồ Duy Trúc, về nuôi dưỡng trong trường mầm non của ông nếu gia đình đồng ý và ông cũng sẵn sàng nhận Hằng hay Khánh Minh vào làm trong trường để được gần cháu bé. Bà Út quỳ xuống lạy ông.
Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.151 giây.