logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/08/2012 lúc 02:17:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tuần này Quỳnh Chi giới thiệu câu chuyện của bà Võ Thị Liễu, người khiến người khác phải đặt câu hỏi “Lẽ nào bánh đúc cũng có xương?” Câu chuyện như thế nào? Mời quý thính giả cùng theo dõi.
Người mẹ nghẻ hiếm có

Tải xuống - download

Căn nhà của hai vợ chồng ông Bùi Văn Đơ và Võ Thị Liễu nằm khiêm tốn tại ấp Kênh trên, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Nó nhỏ và xập xệ đến nỗi người ta cứ tưởng đó là một cái chòi vịt cho mục đồng nghỉ trưa. Vậy mà hỏi đến gia đình này thì ai cũng biết. Không hẳn vì đây là hộ nghèo nhất xã mà vì bà Liễu là một người mẹ ghẻ đặc biệt:

“Nói thiệt với cô, tôi là mẹ ghẻ nhưng ở xã này không ai biết tôi là mẹ ghẻ. Tôi không đánh đập mà dìu dắt dạy dỗ chúng. Tôi không hề khắt khe với chúng nên chúng thương tôi cho đến bây giờ. Khi nhà có tiền mà các con muốn ăn gì thì tôi nấu cho tất cả ăn”.

Ông Đơ và bà Liễu gá nghĩa trong cảnh “rổ rá cặp lại”. Năm 1993, vợ ông Đơ chết sau cơn bệnh ngặt nghèo, để lại cho người đàn ông dân chài nỗi đau xót tức tưởi và 8 đứa con thơ, trong đó đứa út chỉ vừa mới sinh ra. Từ khi vợ mất, ông Đơ thất chí mang cả bầy con từ Vàm Láng về Bình Ân ở, đêm nào cũng cắn răng, chắc lưỡi ngồi một mình. Có những khi ông đi biển nhiều ngày về, thấy con nheo nhóc ngồi chia nhau từng miến cá nhỏ ông vừa mang vào bờ mà xót dạ. Ông đành dứt ruột mang cho đứa con út vừa mới chào đời cho một cặp vợ chồng không có con với hy vọng con mình ít ra nó sẽ đỡ khổ hơn anh chị nó. Còn bà Liễu cũng đã sang một lần đò và ôm con rời bến khi không chịu nỗi những trận đòn chí tử của người chồng vũ phu. Bà nhớ lại:

“Hồi vợ ông vừa mất, ông dẫn con về đây. Mỗi tối, ông buồn, ông đến nhà chị ông chơi. Mấy đứa nhỏ lúc đó liu chiu lít chít kêu cha nó “Ba ơi về ngủ với con. Con buồn và sợ ma”. Thấy như thế tôi rất tội nghiệp”.

“Vì tôi mồ côi mẹ và ở với mẹ nuôi đến lớn và gả lấy chồng. Tôi thấy con ông mất mẹ, thấy họ chung hoàn cảnh với tôi nên tôi tội nghiệp. Mình thương nó thì nó thương mình cô ơi”.
Bà Liễu mồ côi cả mẹ lẫn cha từ khi vừa hơn hai tháng tuổi. Cuộc sống không bà con, gia đình làm bà thấu hiểu nỗi khát khao được ôm ấp, yêu thương. Cám cảnh gà trống nuôi con, lòng bà Liễu như lặng đi khi một người con của ông Đơ hễ gặp bà là kêu mẹ. Bà quyết định về ngôi nhà xập xệ này để trở thành chiếc phao cứu người đàn ông và đám con nheo nhóc như đang chết đuối. Tuy nhiên, đó chưa từng là một quyết định dễ dàng vì mẹ nuôi của bà không đồng ý:

“Phải chi con ông ít nhưng con đông mà nhỏ nữa nên má tôi không cho theo. Nhưng tôi thấy thương quá nên tự cuốn đồ về ở nuôi nấng con ông. Hồi đó tôi gánh từng đôi nước ở cái đìa cách đó nửa cây số để giặt giũ tắm rửa cho các con. Bây giờ chúng lớn hết rồi”.

Ngày về với nhau, hai người không có gì ngoài căn nhà rách nát và bầy con nheo nhóc. Ông Đơ vẫn đi biển thỉnh thoảng vào bờ mang theo vài con cá. Còn bà vẫn làm thuê kiếm tiền đong gạo. Mỗi ngày, người đàn bà quê mùa này dẫn đám con đi đến các chợ nhặt cải vụn về rửa sạch, làm chua rồi mang ra chợ bán. Đám con ông Đơ cũng ngồi cạnh bà đến chợ tan thì cùng quảy gánh về nhà. Lúc đó, họ mới ăn bữa cơm chính trong ngày. Nhiều lúc không đủ đồ ăn, bà ngồi ăn cơm trắng nhường thức ăn cho lũ trẻ. Bà Bùi Thị Ngờ, chị ông Đơ cũng không giấu được tình thương của mình dành cho bà Liễu:

“Thật sự nó là em dâu nhưng tôi cũng thương nó, cho từng lon gạo khi nó xin. Liễu lo lắng cho con mà quá khổ cực. Nó lượm từng cây cải, bán từng bữa chợ mà không đủ ăn. Căn nhà của nó hễ khi trời mua là vợ chồng xúm nhau ngồi và che bằng lá, bằng ni lông. Tội lắm”.

Con cò lặn lội bờ sông gánh gạo nuôi chồng…
Ba năm trước hai người con trai bị tai nạn gãy chân nằm một chỗ như một cơn bão to quét qua căn nhà đang yếu ớt của ông. Một năm sau, chính bản thân ông cũng bị gãy chân khi trong một lần làm phụ hồ trên giàn cao đã không chịu nỗi cơn đói mà ngã xuống. Nhiều khi bà Liễu đi vác đồ thuê khi mưa giông rả rít. Bà vác nặng mà không ngớt lo cho chồng con. Không có bà ở nhà, không ai che chắn cho ba cha con ông Đơ khi những đợt nước mưa trút thẳng xuống giường.
Ông Đơ đậm chất miền Tây, chân thật, ít nói và ngại ngùng khi người ta hỏi câu chuyện của mình, nhưng xem bộ ông mang ơn bà Liễu ghê lắm, không giấu được sự khâm phục dành người vợ sau:

“Không có bà là tôi còn khổ nữa, không biết đi đường nào. Làm sao mà có tiền mua gạo ăn. Tôi không có ruộng”

“Hồi đó cũng không sợ gì. Lúc đó có một đứa con gái 5-6 tuổi của tôi mến Liễu dữ lắm. Nó kêu bằng mẹ ngọt lắm. Đi ra đường không ai nói mẹ ghẻ con chồng cả. Họ nói là con ruột không thôi. Tôi nghĩ bà tốt nên mới ở chứ nghĩ bà xấu thì thà tôi ở vậy nuôi con”.

Từ khi bị tai nạn, ông Đơ yếu hẳn và đi đứng bất tiện và không còn sức lao động. Còn đứa con trai đến giờ vẫn còn nằm một chỗ. Sau cú ngã của ông, bà Liễu gần như quỵ ngã. Vì quá lo lắng, bà bỗng trở nên thẩn thờ, “nhớ nhớ - quên quên” trong một thời gian:

“Lúc ông gãy chân, tôi đi làm mướn cho người ta. Tôi vác rau cần, mỗi bao nặng 50kg. Khuya 4 giờ sáng tôi phải thức dậy, làm vệ sinh cho ông xong thì để ông ở nhà một mình. Tôi đi làm đến 8-9 giờ tối mới về đến nhà. Về đến nhà thì nấu cơm, dọn đồ ăn cho ông ăn. Bây giờ ông đi lại được, tôi đỡ vất vả hơn. Lúc đó tôi phải vừa lo cho ông, vừa lo cho con nên bệnh luôn”.

Mỗi ngày vác rau từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, bà Liễu được trả 70 ngàn đồng. Cuối ngày, cầm tiền trên tay, bà đổ hết vào thuốc men cho ba cha con. Vậy mà cũng chẳng thấm vào đâu so với tiền viện phí. Nhiều khi thấy con trốn viện, bà Liễu cũng chỉ biết ước rằng sức khỏe mình không giảm đi để có thể làm nhiều hơn.

Bà Liễu người chân chất, đôi mắt luôn toát lên sự tảo tần và chịu đựng. Bà luôn dùng từ “con” khi nói về những người con chồng. Tấm lòng của bà Liễu trong xã ai cũng biết. Còn các con ông Đơ mặc dù đã lớn khôn, nhiều người đã có gia đình riêng nhưng vẫn quý trọng và thường xuyên thăm hỏi bà. Kim Tiến, con gái ông Đơ cho biết:

“Tuy mẹ không tạo ra tôi nhưng mà đã nuôi nấng. Lúc mẹ về, tôi còn nhỏ. Mẹ giặt quần giặt áo rồi chăm sóc ba. Tôi thấy là phận gái thì tôi không thể nào chăm sóc được cho ba nên tôi quý mẹ như mẹ ruột”

“Hằng tháng tôi cũng cấp cho mẹ một hai trăm ngàn. Có khi không tiền thì tôi cũng không cho nhưng thấy hơi buồn, không biết làm sao, chỉ cầu cho mẹ hết bệnh”.

Sau những năm tháng gánh gòng, bà Liễu như con hạc gầy sau một mùa dài sải cánh mưu sinh đang dần thấm mệt với căn bệnh xương sống có gai và đau thần kinh tọa. Hai mươi năm khổ cực đang dần cướp đi sức lao động - tài sản quý nhất của bà. Tuy nhiên không vì thế mà bà lấy làm buồn. Trái lại bà đã tự hào vì đã sống bằng cả trái tim mình:

“Tôi thì không biết chữ đâu nhưng trong lòng tôi không ở ác với ai hết, không hại hoặc ghét ai. Ăn uống gì tôi cũng đều nhường nhịn, không có ý khắt khe. Tôi mà có ý gì chắc anh em ông Đơ đã đánh đập tôi. Nhưng mà họ rất yêu mến và khâm phục tôi. Ở xóm này ai cũng nói hiếm có người mẹ ghẻ như tôi”.

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng”. Hình ảnh những nhân vật “dì ghẻ” độc ác trong các câu chuyện “Tấm Cám” hay “Phạm Công - Cúc Hoa” phần nào minh họa cho câu ca dao đã tồn tại rất lâu đời. Tuy nhiên, khi người ta sống bằng trái tim nhân hậu và lòng bao dung thì tình yêu không thể chọn nơi nó đến. Bà Liễu chỉ là một người phụ nữ bình thường, mù chữ và chưa bao giờ cầm bút viết nỗi tên mình. Thế nhưng bà đã làm người khác phải đặt bút viết về câu chuyện của bà.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 28/08/2012 lúc 02:21:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.