logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 15/04/2014 lúc 06:34:50(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Bà Susan và Dan bên đàn dương cầm và chiếc áo của ông Larry. (Hình: Paul Mayne/Western News)

Phải nói thật, có những ngày tôi ao ước không phải đọc tin, soạn tin hoặc viết tin, được thảnh thơi tâm trí, không bị vướng bận với những chuyện thời sự của thế nhân, được nằm trên bãi cỏ ở sân sau nhà ngắm nhìn từng khối mây trắng biến hóa hình dạng trên bầu trời xanh. Nhưng rồi cũng phải nói thật, thật hơn nữa, là nhờ xem tin như vậy nên thỉnh thoảng bên cạnh những tựa tin mà tôi không thấy hứng thú để đọc sâu hơn về mấy chuyện tai họa, chính trị, thù hận, ganh đua của thế gian, tôi tìm ra một vài tin gợi nhắc tình người giữa một thế giới vẫn luôn khan hiếm lòng nhân ái. Vớ được một bản tin nào đó, dù tầm thường cách mấy, ở một địa phương xa xôi chẳng dính líu gì đến khu phố Bolsa này, tôi cũng muốn đọc, như thể tập luyện cho chính mình luôn được sống trong ý tưởng vị tha. Sau đây là một “chuyện nhỏ” thuộc loại như thế đã xảy ra ở thành phố London, tỉnh bang Ontario, Canada.

Thành phố này có trường đại học University of Western Ontario. Nhật báo Western News của trường đã viết về Dan Lương, một sinh viên chơi đàn dương cầm và học âm nhạc năm thứ ba; bà Susan Agranove, một bà cụ sống trong vùng; ông Larry chồng bà Susan; và một chiếc áo tuxedo mà ông Larry từng mặc khi còn sống. Bài báo được đăng ngày 3 tháng Tư, 2014, do ký giả Paul Mayne biên thuật. Câu chuyện mở đầu như thế này.

Nhờ một người chồng luôn thương yêu vợ, một chiếc áo tuxedo màu đen, và một ý tưởng về sự phục sinh, bà Susan Agranove và Dan Lương không còn là người xa lạ.

Ông Larry, chồng bà Susan, đã tốt nghiệp cử nhân tại trường Western năm 1950 và bằng tiến sĩ PhD năm 1971. Trong nhiều năm, ông điều hành một cơ sở mua bán tài chánh, xong mở một công ty riêng chuyên cố vấn về phương pháp điều hành. Ông từng ký hợp đồng dạy môn kinh doanh ở trường đại học Wilfrid Laurier. Hợp đồng một năm đó được gia hạn thêm và rồi ông Larry đã dạy học suốt 17 năm tại trường này.

Theo lời kể của vợ, ông Larry là người rất chú trọng đến việc ăn mặc và cử chỉ, hành động mỗi khi ra đường, hoặc ngay cả tại nhà. Như một số người cùng thế hệ, ông Larry có thói quen trang phục theo kiểu mà nay chắc chắn bị xem là cổ lỗ sĩ, quá lỗi thời của nửa thế kỷ trước. Ông thích đeo nơ bowtie trên cổ áo thay vì cà-vạt. Tôi là người thiếu kinh nghiệm, thẩm mỹ về vấn đề y phục, nên chưa biết gọi bowtie là gì theo tiếng Việt Nam. Có người gọi bowtie là nơ bươm bướm, nên tạm gọi nó là nơ bướm cho tiện.

Trở lại với ông Larry Agranove, không chỉ luôn đeo nơ bướm mỗi khi ra đường hay dự tiệc, ông cũng gắn nơ này trên áo ngay khi gia đình tổ chức ăn uống ngoài trời với vài người tham dự ở sân sau nhà. Cũng theo lời của bà Susan, ông thường nhắc nhở các bạn của ông về việc hãy ăn mặc đứng đắn, phù hợp mỗi khi ra đường.

“Ông ấy ưa thích việc ăn diện và có thể bực mình với những người đến dự tiệc hoặc dự một buổi hòa nhạc mà ăn mặc như đi rửa xe,” bà Susan kể về người chồng mà bà đã sống chung 45 năm.

Ông Larry mất hơn hai năm trước đây, vì bệnh ung thư, thọ 82 tuổi. Khi nhắc đến lời chẩn đoán của bác sĩ về cái chết không thể tránh khỏi, ông Larry từng tuyên bố, “Tôi đã thắng bệnh ung thư ba lần; giờ đây nếu có thua nó thì cũng công bình thôi.”

Sau khi chồng qua đời, bà Susan phải lo chuyện dọn dẹp, bỏ đi những thứ riêng tư của chồng mà nay không còn sử dụng. Một trong những thứ mà bà tìm thấy trong tủ quần áo là một chiếc áo tuxedo còn tốt.

“Chiếc áo này rất quí đối với chồng tôi. Chồng tôi thích chưng diện và đã mặc chiếc áo này trong những dịp quan trọng,” bà Susan kể. “Thế nên khi cần phải cho đi hết thảy quần áo của ông, tôi cảm thấy rất khó xử với chiếc áo đó.”

Thế rồi nhân duyên giữa bà, chiếc áo và cậu sinh viên Canada gốc Việt đã đến thời điểm chín muồi. Trong tuần lễ hội ngộ hàng năm của trường Western, tức là dịp Homecoming dành cho các cựu sinh viên, giáo sư và những ai từng có liên hệ với trường vào mùa thu năm ngoái, bà Susan đến xem một buổi hòa nhạc tứ tấu của một nhóm sinh viên. Đó là lúc bà chợt nảy ra một sáng kiến, như một bóng đèn chợt lóe lên trong đầu soi sáng hướng đi.

Bà cụ Susan về nhà, viết thư email gởi cho bà Betty Anne Younker, khoa trưởng trường âm nhạc Don Wright. Bà cụ muốn biết có sinh viên nào cần áo tuxedo để mặc mỗi khi trình diễn trên sân khấu thì bà sẽ tặng lại áo của chồng.

Sau đó bà khoa trưởng Betty đã gởi thư email hàng loạt đến các sinh viên trong trường âm nhạc, và đó là lúc Dan Lương bước vào câu chuyện này. Anh đã liên lạc với bà khoa trưởng để xem thử chiếc áo được gọi tắt là tux. Hôm Dan Lương đến văn phòng của bà Betty thì bà cụ Susan cũng có mặt. Thấy chàng sinh viên trẻ tuổi còn ngại ngùng sau khi bước vào cửa, hai phụ nữ liền thuyết phục anh hãy thử áo. Họ bảo anh vào phòng vệ sinh riêng của khoa trưởng để mặc áo.

Kể lại chuyện này, Dan Lương cười nói, “Bà (Betty) gởi thư đến tất cả các sinh viên. Tôi nghĩ rằng nhiều sinh viên không hiểu bà ấy muốn nói gì, vì hình như mọi người cho là bà muốn rao bán một chiếc áo tux.”
Anh cũng nhớ giây phút bước ra ngoài phòng vệ sinh và đứng trước mặt hai khán giả trong bộ áo tuxedo của ông Larry.

“Tôi còn nhớ bà khoa trưởng và bà Susan nói rằng chiếc áo trông rất đẹp trên người tôi. Tôi phân vân trong đầu, không biết mình có nên nhận áo? Thật là một chuyện bất ngờ đầy lý thú. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh được nhận món quà quí báu này.”

Thế nhưng chuyện tặng áo chưa kết thúc ở đây.

Bà Susan chưa hài lòng vì có đôi điều chưa thật sự vừa vặn cho Dan Lương. Để cho Dan được nhìn đẹp như ông Larry, bà Susan nghĩ rằng bà cần phải làm thêm một chuyện nữa để công tác bàn giao chiếc áo được hoàn tất mỹ mãn. Bà đưa Dan Lương đến một tiệm giày và sắm cho anh ta một đôi phù hợp với chiếc áo tuxedo mới của anh.

“Ông Larry của tôi có thói quen toàn bích, thành thử chúng tôi phải sửa áo lại một chút và mua một đôi giày,” bà Susan kể. “Ông Larry là một người thầy, một nhà giáo và luôn luôn thích ăn mặc quần áo tốt. Ông ấy sẽ rất hài lòng với việc này.”

Kể từ buổi đầu gặp gỡ ấy, bà Susan và anh Dan Lương đã trở thành một đôi bạn có một không hai. Bà đã dự hết thảy những buổi trình diễn của Dan Lương trong khóa học này, ngoại trừ một buổi trong tháng 12 năm ngoái. Tuy vậy, Dan Lương đã cẩn thận thâu lại buổi trình tấu để mang đến nhà cho bà Susan được xem. Hôm ấy anh cũng không quên mua cho bà một gói bánh cookie còn nóng mới ra lò ở một tiệm trong vùng.

Vào giữa tháng Ba vừa qua, mẹ của Dan từ Toronto và cha từ Việt Nam đã đến thành phố London lần đầu tiên để xem anh trình diễn. Sau buổi diễn nhạc, bà Susan đã mời cả gia đình họ Lương đến nhà để ăn mừng.

Dan Lương kể, “Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được độc diễn trên sân khấu, thành thử sự có mặt của cha mẹ và bà Susan là một niềm vui lớn không thể tả.”
UserPostedImage

Về phần bà Susan Agranove, bà cũng vui mừng không kém khi biết chiếc áo tuxedo của chồng đã được tái sinh trong một cuộc sống mới. Bà còn mãn nguyện hơn khi biết chồng sẽ có mặt trong tất cả những buổi trình diễn của Dan Lương, không chỉ qua chiếc áo thân quen mà còn qua một bức ảnh.

Hình của ông Larry mặc áo tuxedo được Dan Lương cất giữ trong túi áo. “Tấm ảnh sẽ luôn luôn được nằm trong túi áo tux này,” anh nói
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.