logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/04/2014 lúc 02:16:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thưa quý bạn, tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn tiên sinh cuối đời Lê mạt mở đầu bằng những câu như sau: “Thiên địa phong trần. Hồng nhan đa truân. Du du bỉ thương hề, thùy tạo nhân”. Bà Đoàn Thị Điểm, người sống cùng thời với tiên sinh, dịch là: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm tầng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này…”.
Khách má hồng tức là người đẹp. Các cụ ta có câu: “Má hồng phận bạc”, hoặc “Hồng nhan đa truân”. Ngày nay, tôi thấy các cô gái rất ít người đánh má hồng, còn nếu “má hồng” là tiếng dùng để chỉ giới người đẹp như các cô gái chân dài, các ngôi sao ca nhạc, diễn viên sân khấu chẳng hạn thì các cô ấy ranh như ma, toàn là đi lấy các anh Tây già khú đế đại vương đầu trọc long lóc hay các đại gia lắm bạc nhiều tiền, thay bồ như thay áo. Tại sao các gái chân dài hay các ngôi sao kêu chung là thuộc giới biểu diễn – showbiz hay showbusiness – lại thích lấy các ông Tây già đầu trọc hay các đại gia bụng bự? Tại vì những người đó có nhiều tiền, toàn đô la không hà! Mà, “chàng” đã có nhiều tiền thì “thiếp” ăn tiêu bằng thích, bất quá chán nhau thì bái bai nhau, “anh đi đường anh, tui đường tui; tình nghĩa đôi ta có thế thui”, gian truân thế quái nào được!
Tuy nhiên, có những trường hợp bất khả kháng, có những “má hồng” thời buổi này vẫn gặp những nỗi truân chuyên như thường, xin mời quý bạn coi qua cho biết…

I. “Má hồng” dân tộc thiểu số Cao Thị Mơ
Nước mắt vẫn không ngừng rơi trên gương mặt như trẻ nhỏ, ít ai biết rằng mới 20 tuổi đời nhưng Cao Thị Mơ (sinh năm 1994), ngụ tại bản Kẻ Gai, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đã trải qua những đắng cay bầm dập với hai đời chồng và ba lần làm mẹ. Bị nhà chồng hất hủi về tội không biết đẻ con lành lặn, Mơ bỏ nhà ra đi và sa chân vào chốn buôn người. Như một sự thiếu hiểu biết, Mơ cùng chồng dụ dỗ các cô gái trẻ để bán vào động mại dâm mà không hiểu mình đang phạm tội. Chỉ đến khi chồng vướng vòng lao lý, bản thân cô cũng bị bắt, ba đứa trẻ bơ vơ, Mơ mới nhận ra sai lầm thì tất cả đều đã muộn màng.

So với ngày bị bắt cách đây nửa năm về trước, trông Cao Thị Mơ trắng trẻo và hồng hào hơn nhiều. Cô bảo là do tinh thần được thoải mái hơn. Trước đây, nỗi nhớ con, sự dằn vặt vì đã đưa chồng vào vòng tù tội, cùng với những tháng ngày chui nhủi trốn tránh, Mơ già hơn so với tuổi thật. Giờ đây, đối mặt với bản án 7 năm tù, Mơ tin rằng sẽ còn thời gian làm lại cuộc đời bởi vì lúc ấy cô mới 27 tuổi. Bố mẹ chồng của Mơ cũng đã lặn lội cả trăm cây số từ quê nhà lên thăm, hứa sẽ chăm sóc những đứa con của vợ chồng Mơ thật tốt để sẽ có ngày Mơ được trở về với các con.

14 tuổi đã làm dâu
Cao Thị Mơ là con gái đầu lòng trong một gia đình rất nghèo ở bản Kẻ Gai. Cũng như bao chúng bạn cùng trang lứa khác, Mơ học hành lõm bõm được ít lâu, biết đọc biết viết thì nghỉ học, ở nhà theo mẹ lên nương lên rẫy. Năm 14 tuổi, Mơ an phận, chấp nhận làm dâu người ta mà không lường trước được những khó khăn trước mắt. Chồng Mơ tên là Vi Văn Mão, người cùng quê, mới 16 tuổi, tức hơn vợ hai tuổi. Hai vợ chồng còn trẻ con, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ chồng. Năm 15 tuổi, Mơ trở thành mẹ của đứa con thứ nhất và năm 17 tuổi thì có đứa con thứ hai. Chẳng may đứa con thứ hai này – con trai – bị khuyết tật, khoèo chân và không biết nói. Bi kịch bắt đầu từ đấy. Thấy đứa cháu nội tật nguyền, nhất là lại con trai – niềm hy vọng của gia đình; bố mẹ chồng bắt đầu đối xử tàn nhẫn với Mơ, suốt ngày chửi mắng, đánh đập, bắt làm lụng vất vả để Mơ “chừa” cái tội không biết đẻ con lành lặn (?). Chịu đựng không nổi, Mơ đã nhiều lần trốn về nhà mẹ đẻ nhưng không thoát, cuộc sống của cô cứ thế chìm trong bế tắc, tuyệt vọng.
Cho đến một hôm, trong lúc lên rừng kiếm củi, Mơ được bạn bè cho biết tại xã Thạch Ngàn của cô có một phụ nữ quê ở Nam Định đang tới tuyển người làm cho quán ăn, lương cao mà lại nhàn hạ. Mặc dầu yêu chồng, thương con nhưng nghĩ đến cảnh bị bố mẹ chồng đối xử tàn nhẫn, Mơ quyết định bỏ hai con ở lại, bí mật liên lạc với người phụ nữ kia để ra Nam Định tìm cơ hội “đổi đời” và cũng mong dành dụm được tiền gửi về chữa bệnh cho con.
Ra Nam Định, Mơ được sắp xếp vào làm trong một nhà nghỉ nhưng tiền công ít oi, mỗi tháng chỉ được một triệu đồng, không đủ sống cho chính mình. Nghèo vẫn hoàn nghèo, Mơ bắt đầu cảm thấy ân hận về việc đã bỏ nhà ra đi.
Thời gian Mơ xa gia đình, chồng Mơ thỉnh thoảng cũng đón xe ra thăm vì thương nhớ vợ, nên Mơ định trở về Thạch Ngàn dù là chịu khổ.
Biết Mơ muốn trở về quê, chủ nhà nghỉ tên Phạm Thị Lĩnh và người em ruột tên Phạm Thị Liễu biết Mơ đã trúng kế của chị em mình, bèn cho tiền xe và dặn Mơ về quê thì tìm giúp các cô gái mới lớn, trẻ đẹp, tìm được mỗi cô họ sẽ thưởng công 5 triệu đông. Số tiền đó quá lớn, tương đương với 5 tháng làm “ô sin” cực nhọc, nên ngay khi về tới bản, Mơ bàn với chồng, ráo riết tìm kiếm các thiếu nữ trẻ đẹp, dụ dỗ họ để dẫn ra Nam Định giới thiệu với hai chị em cô chủ nhà nghỉ Lĩnh và Liễu. Thật ra, khi dụ dỗ các cô gái, Mơ đâu có biết rằng họ sẽ bị hai chị em Lĩnh và Liễu bán cho mối rồi mối sẽ lừa họ sang Trung Quốc bán cho các ổ mại dâm.
Về phần các cô gái, nghe lời dụ dỗ của vợ chồng Mơ, nào là Nam Định đẹp và to lớn cũng giống như Hà Nội (!), nào là làm trong các nhà hàng vừa được ăn uống thả cửa toàn các đồ ngon vật lạ lại vừa được trả lương cao, cô nào cũng hăng hái muốn đi. Hai cô gái đầu tiên sập bẫy là Vi Thị T. (17 tuổi) và Trương Thị T. (18 tuổi), rồi nhiều cô khác. Các cô gái trong bản, trong xã cứ đi không thấy trở lại mà cũng không thấy gửi tiền, người ta đâm nghi ngờ. Cho đến khi vợ chồng Mơ dụ đến cô bé Trương Thị Y. (mới 15 tuổi), là em ruột của Trương Thị T., ra tới Nam Định thì hai chị em Lĩnh và Liễu chê là nhỏ tuổi quá và bé loắt choắt, lại xấu gái nữa nên họ không nhận, Mơ đành phải đưa cháu Y. trở về.
Về tới bản, cháu Trương Thị Y. kể lại sự thật về chuyện làm ăn đáng nghi của hai chị em bà chủ ở Nam Định, bố mẹ Trương Thị Y. và các gia đình mất con bèn bàn nhau làm đơn tố cáo vợ chồng Cao Thị Mơ là người đã dụ dỗ con em họ vào đường dây bán sang Trung Quốc. Công an điều tra. Kết quả là Vi Văn Mão lãnh án 9 năm tù giam, hai chị em Phạm Thị Lĩnh và Phạm Thị Liễu mỗi người 10 năm tù giam, đường dây bị phá nhưng Cao Thị Mơ kịp thời trốn thoát.
Mơ không biết đi đâu nên lại trốn ra Nam Định, sống chui nhủi tại bãi tắm Quất Lâm ở huyện Giao Thủy làm nghề bán dâm kiếm ăn qua ngày. Cái may mắn của Mơ là được một người đàn ông yêu thương, đưa ra khỏi chốn bùn nhơ, đem về nhà mình làm vợ và sau đó có thêm một đứa con gái.

Sự sai lầm lớn nhất trong đời
Hạnh phúc đến với Mơ tưởng như vậy là đã may mắn lắm rồi. Bất ngờ, không hiểu vì ham tiền hay ngựa quen đường cũ, một hôm Mơ trốn chồng đi bán dâm tại khu nhà nghỉ ở bãi tắm Quất Lâm thì bị cảnh sát bắt tại trận. Gốc tích bấy lâu giấu nhẹm nay bị lần ra và Mơ bị giải về Nghệ An để sẽ ra tòa lãnh án.

Lạ lùng một điều rằng trong thời gian Mơ bị giam giữ tại trại giam Nghi Kim ở Nghệ An để chờ ngày ra tòa, thì người chồng không có hôn thú ở Nam Định (Mơ chưa ly dị với chồng cũ và đang trốn tránh nên không thể làm giấy hôn thú) thỉnh thoảng vẫn đưa con từ Nam Định vào Nghệ An, đến trại tạm giam thăm vợ. Mỗi lần gặp nhau Mơ chỉ biết ôm con mà khóc vì cảm thấy có lỗi với chồng. Trong khi đó, phía gia đình nhà chồng chính thức của Mơ, tức bố mẹ của Vi Văn Mão, cũng đã có lần đưa hai cháu đến thăm con dâu. Có lẽ ông bà đã nhận ra sự đối xử tàn nhẫn của mình trước đây cũng một phần dẫn đến sự tù tội của con cái nên dẫn hai cháu tới thăm. Đối mặt với bản án 7 năm tù về tội đồng phạm với bọn mua bán người, như vậy là Mơ đã được tòa án nhân nhượng ít nhiều. Cô còn trẻ, mới ngoài 20 tuổi, lúc được tha vẫn còn thời gian để làm lại cuộc đời.
Ngày trước các cụ ta thường nói hồng nhan đa truân hay hồng nhan bạc phận. Sự thật, trong trường hợp của Cao Thị Mơ thì phần lớn các nỗi gian truân đều là do chính cô gây ra.

II. Người đàn ông khốn nạn
Kính thưa quý vị độc giả,
Tôi không dám nói rằng tôi đẹp, nhưng trước đây, thời còn con gái tôi cũng xinh xắn, dễ thương. Cách đây 5 năm, tôi đã gặp phải cái tên thanh niên khốn nạn đó. Giây phút định mệnh gặp gỡ làm tôi lầm tưởng đó là tình yêu, không ngờ lại là dấu chấm hết cho cuộc đời tôi.
UserPostedImage
Tôi đã gặp anh ta trong một chiều mưa đứng chờ xe buýt, rồi chuyện trò, nảy sinh tình cảm. Chúng tôi qua lại được hơn hai tháng thì tôi bị lừa, quan hệ xác thịt. Đó không chỉ là sự lừa gạt mà thật ra tôi bị hắn cưỡng đoạt. Tuy nhiên, lúc ấy tôi cũng có tình cảm với hắn nên không cảm thấy tức giận. Tôi chỉ thực sự hận thù khi hắn tiếp tục bám riết, giày vò, hành hạ tôi. Rồi tôi có thai. Sợ mang tiếng chửa hoang nhưng tôi không đủ can đảm phá bỏ cái thai đó, mà quyết định giữ lại rồi sinh một đứa con trai trong hoàn cảnh hết sức túng thiếu.
Một năm ròng rã từ lúc mang thai đến lúc con được vài tháng tuổi là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng mặn nước mắt. Mang thai gần chín tháng mà tôi vẫn phải cố gắng đi làm, và nếu những người dưng không thương xót thì tôi đã đẻ rơi giữa đường vì không kịp đến bệnh viện. Người dưng còn sẵn sàng giúp đỡ tôi như thế nhưng hắn thì không một lần xuất hiện. Một đồng bạc hắn cúng chẳng hề chu cấp cho tôi. Tôi hận nhưng từ sâu trong suy nghĩ, không thể níu kéo, dựa dẫm vào hắn được.
Con trai tôi bụ bẫm, khôi ngô từ lúc mới lọt lòng. Cháu sinh ra mạnh mẽ giống như loài cỏ mọc hoang, hoàn cảnh càng khắc nghiệt lại càng rắn rỏi, không biết ốm đau là gì.
Bé vừa biết lật thì mẹ con anh ta mò đến. Tôi biết mặc dầu không thèm lui tới thăm hỏi tôi nhưng họ vẫn để tâm theo dõi cuộc sống của tôi. Thấy con tôi xinh xắn thì họ nảy lòng tham, ngon ngọt dụ dỗ tôi đem con về chung sống với họ.
Ban đầu tôi cũng đã từ chối, nhưng ban đêm nằm suy nghĩ thấy căn phòng trọ tồi tàn trong khi tôi lại hết tiền, không đủ để mua sữa cho con, thôi thì đành nhắm mắt đưa chân, về với họ cho con có chỗ nương tựa.
Họ có làm một đám cưới nho nhỏ để giới thiệu tôi với bà con họ hàng. Nói là đám cưới nhưng thực ra đó chỉ là một bữa ăn sơ sài qua quít cho xong việc, chứ cô dâu đã có con rồi thì đâu còn vinh hạnh gì.
Tôi về nhà chồng, có hôn thú đàng hoàng với mục đích của họ là con tôi mang họ anh ta chứ tôi đâu có được sống như một người vợ bình thường. Tôi chỉ là một ô-sin người ta cho “ăn theo” để chăm sóc đứa cháu cho họ mà cũng là con tôi. Ở gia đình đó tôi càng thấm thía thân phận ăn nhờ ở đậu. Đúng là tôi không còn phải lo lắng từng bữa ăn như trước đây, nhưng đổi lại, tôi phải làm việc nhà cật lực, chịu la mắng mà có lẽ các ô-sin thứ thiệt cũng không phải chịu đựng như vậy. Tuy nhiên, cái hạnh phúc lớn nhất của tôi là được ở gần bên con. Nhìn con lớn lên, xinh xắn, khỏe mạnh, tôi quên hết mọi nỗi nhọc nhằn.
Ban ngày, tôi quần quật làm việc nhà cho gia đình chồng. Ban đêm, tôi là con búp bê tình dục cho hắn. Tôi bí mật uống thuốc ngừa thai để đề phòng có bầu. Nếu có bầu lần nữa thì làm sao chịu đựng nổi với gia đình đó!
Tôi cứ sống tủi nhục như thế được hơn hai năm thì bất hạnh lại đổ lên đầu tôi. Chính chồng và gia đình nhà chồng lã thủ phạm. Lúc tôi đi làm trở lại, đôi khi cũng phải ra ngoài và giao dịch với đồng nghiệp, bạn bè. Nhà chồng vốn ghét tôi nên thường lấy cái đó làm nguyên cớ để vu vạ tôi ngoại tình. Tôi biết họ đang tìm cách tống cổ tôi ra khỏi nhà. Tôi sẵn sàng đi nhưng với điều kiện phải đem con theo. Chuyện đó thì bà mẹ chồng đâu có muốn. Bà ấy ghét con dâu nhưng lại quý cháu như cục vàng, không thể rời cháu ra được.
Cái người đàn ông khốn nạn đó hãm hại tôi bằng cách thô bỉ nhất, xấu xa nhất, bần tiện nhất trên đời, có lẽ không có một người đàn ông nào lại khốn nạn đến mức đó. Hắn rủ mấy người bạn đến nhà, bày ra một bữa nhậu thật lớn rồi làm thế nào đó, sáng hôm sau tôi ngủ dậy, thấy mình không một mảnh vải che thân, nằm trên giường bên cạnh một trong số các bạn của hắn. Thì ra, muốn có chứng cớ để đuổi tôi ra khỏi nhà, hắn đã bán rẻ danh dự gia đình, bán rẻ tình bạn, bằng cách cho tôi uống thuốc ngủ, chuốc cho bạn uống thật say rồi đem vào phòng tôi – trên chính cái giường của hai “vợ chồng” mà hắn vẫn bắt tôi làm nô lệ tình dục. Vốn đã chuẩn bị từ trước nên khi biết tôi đã tỉnh, hắn chụp hình rồi tru tréo chửi mắng, làm bộ ghen tuông, la hét, gọi hàng xóm đến làm chứng, gọi điện thoại cho cả bố mẹ tôi đến nữa. Tôi uất ức ngất xỉu, còn người bạn của hắn thì nhục nhã quá, đập đầu vào tường nhưng không chết.
Tôi trở về căn nhà nghèo nàn của bố mẹ và rơi vào tình trạng hoảng loạn, trầm uất.
Đứng trước tòa ly hôn, ngoài chứng cớ về “tội trạng” rành rành của tôi, hắn còn cố gắng chứng minh rằng tôi không đủ sức khỏe cũng như khả năng kinh tế để nuôi con. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh đó, tòa đứng về phía lợi ích của đứa trẻ. Căn cứ vào điều kiện chăm sóc tốt nhất cho thằng bé, tòa xử quyền nuôi con thuộc về hắn. Vậy là kế hoạch của hắn hoàn toàn thành công nhưng cũng cực kỳ bỉ ổi.
Đương nhiên tôi ra khỏi nhà chồng tay trắng. Thời gian đầu tôi vẫn lâm vào trạng thái khủng hoảng vì thương nhớ con. Nhiều đêm, tôi giống như người tâm thần, cứ chạy đến nhà hắn mà đập cổng và gọi tên con. Rồi họ xây cao tường lên, nuôi thêm chó và báo công an những khi tôi đến làm ồn.

Ít lâu sau thì hắn cưới vợ khác. Tôi không quan tâm nhưng rất lo lắng vì sợ con mình sẽ rơi vào hoàn cảnh dì ghẻ con chồng. Suốt một thời gian dài tôi chỉ biết chầu chực trước cửa nhà hắn để mong được nhìn thấy con. Chỉ một bức tường thôi mà sao ngăn cách. Nhiều lần tôi muốn đâm đầu vào bức tường đó chết đi để đỡ đau khổ vì nhớ con. Cái gia đình ấy nói với hàng xóm rằng tôi bị tâm thần nên không ai khuyên nhủ hoặc an ủi tôi lấy một tiếng, họ vẫn khinh bỉ tôi về cái tội “ngoại tình” bị bắt quả tang mà tôi không hề phạm phải.
Bố mẹ tôi sau bao ngày khổ sở và cũng mất mặt vì con nên khuyên tôi ngồi đấy mà khóc lóc và u mê như vậy thì được ích gì, hãy đứng dậy, cố gắng kiếm tiền rồi dành dụm để sau này khi đủ khả năng kinh tế sẽ đòi lại con. Tôi đã hết cách và cũng bừng tỉnh nên nghe theo lời bố mẹ. Từ đó, tôi điên cuồng làm việc, làm thêm, chỉ thiếu nước là đi làm gái để kiếm tiền – kiếm thật nhiều tiền theo khả năng ít ỏi của tôi. Sự quay cuồng gần như “lý tưởng” đối với công việc cũng giúp tôi đỡ nhớ con và không tới đập cổng nhà chồng nữa. Thỉnh thoảng, tôi âm thầm đến trường con học để được nhìn thấy con từ xa cho thỏa nỗi nhớ thương, khao khát. Đến gần thì người đi đón trẻ của gia đình họ sẽ ngăn cản.
Bẵng đi mấy hôm tôi không đến cổng trường của con vì mẹ tôi bệnh cần phải trông nom. Sau đó, khi mẹ tôi khỏi, tôi trở lại thì không thấy ai đến đón con tôi mà cũng chẳng thấy con xuất hiện ở cổng trường sau giờ tan học. Vài ngày sau cũng vẫn tiếp tục vắng bóng con tôi như vậy, tôi sốt ruột chạy về nhà chồng cũ, đập cửa, gào thét thì mấy người hàng xóm nói rằng con tôi đã chết. Cái tin ấy như sét đánh ngang tai. Trước cảnh hàng xóm nhốn nháo trước cổng gọi giúp, người vợ mới của anh ta tương đối cũng khá biết điều nên ra mớ cổng. Vừa bước vào phòng khách, tim tôi thắt lại như muốn ngất xỉu: di ảnh của con tôi đang nghi ngút sau làn khói nhang. Đúng là con tôi đã chết. Nhìn ảnh con trên bàn thờ mà tôi không thể nào tin được. Cái gia đình khốn nạn đó đã giết con tôi lúc nào? Tại sao lại giết? Chỉ mới hơn mười ngày tôi không đến, tại sao họ lại giết con tôi?
Mãi sau người vợ của anh ta mới kể thật với tôi rằng hôm đến đón con tan học về, anh ta có uống hơi quá chén nên tông phải cái dải phân cách giữa đường, con tôi bị té vỡ đầu và đã ra đi tại chỗ. Tôi tin vợ anh ta nói thật vì lát sau thì anh ta ra, trên đầu vẫn còn quấn băng và cánh tay phải bị gãy, đeo qua cổ. Lần đầu tiên tôi thấy anh ta tỏ ra đau buồn, nước mắt chảy dài trên mặt. Anh ta không nói gì cả, chỉ có người vợ ngỏ lời xin lỗi tôi. Cái bà già mẹ chồng đanh nọc hồi nọ đâu mà không ra tiếp tục chửi mắng, hành hạ tôi nữa đi? Bà ta đã cướp con tôi rồi để cho con trai bà ta say rượu, giết chết con tôi. Lòng tôi đầy những đau khổ, oán hận nhưng biết làm sao?
Tôi lững thững đi tìm mộ con theo lời dặn của vợ anh ta như người mất hồn. Nhìn những bông hoa trắng đã khô héo, ủ rũ trên mộ con, lòng tôi xót xa như muốn gục ngã. Vì sao mẹ con tôi lại phải xa cách? Trước đây là cách một cái cổng, một bức tường, còn bây giờ là ba tấc đất. Nó là con trai của tôi kia mà? Tôi đã mang thai nó gần chín tháng trời trong sự tủi hờn và đã sinh nó, nuôi dưỡng nó trong sự khó khăn, thiếu thốn. Người ta đã giết nó dễ dàng bằng những ly rượu. Đàn ông, hay uống nữa đi, hãy nốc nữa đi, uống cho say mèm, nốc cho say mèm… Rồi anh ta sẽ có con cái với người vợ mới cưới xinh đẹp và biết điều, nên sẽ quên đi cái tội ác “uống hơi quá chén” của anh ta. Chỉ riêng tôi là không bao giờ quên được nỗi đớn đau này mà thôi. Lòng tôi đau thương, uất hận, rất muốn trả thù nhưng tôi biết trả thù ai bây giờ hở trời…
(Một người ký tên Vô danh gửi cho báo Tri thức trẻ)

III. Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nếu đến phòng y tế trong Trung tâm Bảo trợ Xã hội của tỉnh Nghệ An vào các buổi tối, người ta sẽ gặp một cô gái trẻ, tối nào cũng ở luôn trong trung tâm và hướng dẫn bài vở cho các trẻ em mồ côi hoặc vô thừa nhận do trung tâm bảo trợ.

UserPostedImage
Cô gái này có cái đặc biệt là mặt mũi bình thường, có thể coi như xinh xắn, nhưng cổ và mình mẩy, tay chân đầy sẹo. Các sẹo đó rất lớn, chằng chịt. Cô tên Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh năm 1989 (tức năm nay 25 tuổi), quê ở Nam Đàn, Nghệ An, nhân viên y tế làm việc tại trạm.
Vào những buổi tối, khi mọi người quây quần trong gia đình sau một ngày làm việc mệt nhọc, thì đấy cũng là lúc cô Hằng bắt đầu một công việc khác, đó là dạy học cho các trẻ mồ côi, tật nguyền, hoặc bị bố mẹ bỏ rơi được gom về nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Dù chưa từng được học qua về ngành sư phạm nhưng cách dạy học của Hằng cũng rất dễ hiểu và có sức lôi cuốn khiến các cháu nhỏ ở đây cứ mong tối đến để được học với cô.
Nơi dạy học của Hằng là căn phòng y tế của Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Ban ngày, đây là phòng khám, chữa bệnh, có bác sĩ, y tá đàng hoàng. Tối đến, căn phòng này trở thành một “lớp học”. Dưới ánh đèn nê-ông, các cháu cắm cúi với cuốn sách hay cuốn vở, làm bài tập hoặc được cô giáo hướng dẫn học bài. Hằng tâm sự: “Các cháu ở đây toàn là các trẻ em thiếu may mắn, mồ côi, tàn tật hay bị bố mẹ bỏ rơi, được Trung tâm Bảo trợ Xã hội của tỉnh đem về nuôi nấng. Ban ngày các cháu đi học tại các trường công hoặc bán công như mọi trẻ em bình thường khác. Buổi tối, các cháu lên phòng y tế này để tôi chỉ bảo thêm cho giỏi. Các cháu không có người hướng dẫn từ nhỏ nên kém lắm, không bằng các bạn học chung trong trường. Được hướng dẫn thêm vào buổi tối, các cháu giỏi thì thích đi học, ganh đua với chúng bạn”.
Ít ai biết được rằng Nguyễn Thị Thúy Hằng đã từng một lần từ cõi chết trở về, toàn thân bị bỏng và nhảy từ lầu hai xuống sân gạch xi măng trong trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, nhưng nghị lực và lòng khao khát cuộc sống đã giúp Hằng thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Giờ đây, đối với Hằng, những ngày đen tối đã qua, cô cố vươn lên để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và những người đã giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn, một sống một chết đó.
Nhà nghèo nhưng rất chăm học, Hằng thi đậu vào khoa Công nghệ Sinh học Đại học Lâm nghiệp Hà Nội năm 2007. Ngày Hằng nhận được giấy báo thi đậu, bố mẹ mừng rơi nước mắt nhưng cũng lo âu làm sao có đủ tiền cho con ăn học.
Ra Hà Nội, Hằng xin được ở trong ký túc xá, rồi đi kèm trẻ, đi phát quảng cáo và rửa bát chén trong các khách sạn để lấy tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Cho đến ngày 28/4/2010, tức đã học đến năm thứ 3, chỉ còn một năm nữa ra trường, trong lúc Hằng đang cùng các bạn làm thực hành trong phòng thí nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp thì xảy một vụ hỏa hoạn. Khói lửa từ tầng bên dưới bốc lên cuồn cuộn chắn mất cả lối xuống cầu thang. Các bạn kêu la và ùa nhau chạy ra nhưng không có lối thoát, nhiều người liều nhảy xuống sân, Hằng cũng định nhảy song còn cô bạn. Cô này vốn yếu đuối mà lại làm thí nghiệm ở vị trí trong góc nên bị kẹt, khói lửa mù mịt đã bốc lên choán mất cửa ra vào nên không còn lối ra. Hằng tháo được chiếc bình chữa cháy cá nhân treo trên tường phía bên ngoài, bèn dùng chiếc bình đó đập kính cửa sổ rồi nhào vào cứu bạn. Cô ta gần như đã bị xỉu do ngạt thở vì khói hóa chất nên Hằng phải đỡ bạn, xông qua lửa ở lối cửa ra vào mà chạy ra ngoài hành lang. Quần áo, đầu tóc hai người đều bị cháy, riêng Hằng thì còn bị mảnh kính vỡ đâm lúc chui qua chỗ cửa sổ vào cứu bạn. Đằng nào cũng chết, từ trên lầu hai cô liều nhắm mắt, ôm chặt lấy bạn và nhảy xuống sân…
Không biết đã mấy ngày đêm, khi Hằng tỉnh lại thì mọi người giấu và nói rằng cô bạn đã khỏe nên được xuất viện trước. Nhưng kỳ thực, sau này Hằng mới biết là cô bạn vốn yếu đuối, lại bị ngạt thở khói hóa chất nên đã qua đời ngay trong bệnh viện…
Về phần Hằng, vụ tai nạn làm cô bị bỏng toàn thân trên 80%, phải nằm điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Hà Nội hết gần một năm. Ngoài ra, cô còn phải chịu thêm 15 lần giải phẫu để ghép da và nối các phần xương bị gãy. Chi phí tổng cộng lên tới hơn 900 triệu đồng nhưng may Hằng có bảo hiểm y tế sinh viên và được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ chung cho các sinh viên nhà trường bị tai nạn trong vụ hỏa hoạn nên gia đình cũng đỡ phải lo.
Cuối năm 2010, khi các vết thương đã lành và sức khỏe đã dần bình phục, Hằng trở lại trường tiếp tục việc học. Cô tốt nghiệp loại giỏi vào tháng 6/2012, tức trễ hơn một năm so với bình thường. Trong lễ tốt nghiệp, cô được tuyên dương là tấm gương sáng về lòng can đảm đã giúp đỡ bạn trong lúc hoạn nạn và có nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh. Tuy nhiên, với tấm bằng tốt nghiệp đầy vinh dự đó, đã hơn một năm Hằng đi gõ cửa nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị cả trong và ngoài tỉnh nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Kinh tế suy thoái, không cần người”.

Mãi đến tháng 4/2013, cơ duyên đã đưa Hằng gặp được ông Lê Trung Thực, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Nghệ An. Nhờ ông, hiện nay Hằng đã có công ăn việc làm trong phòng y tế của trung tâm, chăm lo sức khỏe cho trẻ bị đau ốm. Ngoài ra, mỗi tối Hằng còn là cô giáo hướng dẫn bài vở cho các trẻ em trong trung tâm. Cả hai công việc chính và phụ – tức y tế và dạy trẻ – tuy không liên quan gì tới cái bằng cử nhân Lâm nghiệp loại giỏi cùng với bốn năm học hành chăm chỉ của Hằng, nhưng có việc làm là tốt rồi. Sinh viên ra trường bây giờ thất nghiệp nhiều, Hằng là một trong số những người may mắn.
Đoàn Dự ghi chép

Sửa bởi người viết 19/04/2014 lúc 02:23:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.