hollywood springHollywood, thuộc Los Angeles, là thủ đô điện ảnh thế giới, và nhiều người ôm mộng làm phim đến đó với hy vọng đột nhập được vào doanh nghiệp điện ảnh. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Mike O’ Sullivan các trường đại học trong khu vực cũng là một nam châm thu hút sinh viên hy vọng trở thành nhà đạo diễn hay sản xuất.
Cuốn phim học trò của Ivy Lin là chuyện kể về những khác biệt văn hóa, tình cảm lãng mạn và ẩm thực Trung Quốc. Cô sinh viên hậu đại học xuất thân từ tỉnh Sơn Ðông của Trung Quốc này nói sản xuất cuốn phim, trong khuôn khổ học trình của cô tại trường Ðại học tiểu bang California ở Los Angeles chuẩn bị cho cô khởi đầu một sự nghiệp:
“Tôi hy vọng sau này sẽ làm công việc sản xuất hay tiếp thị phim ảnh, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cô đã gây quỹ được 5.000 đôla trên trang web Indiegogo để hoàn tất việc sản xuất, với sự giúp đỡ của Melinda Pan và các sinh viên quốc tế khác.
Pan là người Bắc Kinh, cô nói rằng phim ảnh Hollywood rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, và Trung Quốc và Hoa Kỳ có rất nhiều dự án hợp tác sản xuất, tỷ như phim Iron-Man 3. Cô Pahn nói:
“Tôi nghĩ các phim khoa học giả tưởng là được ưa chuộng nhất bởi vì cần đến rất nhiều kỹ xảo và các phim này cũng thu hút số khán giả đông đảo ở Trung Quốc. Nhưng đối với tôi, tôi lại thích những câu chuyện nhẹ nhàng và xúc động.
Cuốn phim học trò của cô Phan là câu chuyện về những khúc mắc văn hóa giữa một người trẻ tuổi làm nghề buôn bán địa ốc ở Hoa Kỳ và một khách hàng khó tính từ Trung Quốc. Cô hy vọng sẽ tìm được công việc làm sản xuất hay đạo diễn ở Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Giáo sư điện ảnh Bridget Murnane nói trường đang dậy các kỹ năng mới cho truyền thông kỹ thuật số, và trường Ðại học tiểu bang California ở LA và các trường đại học khác ở Los Angeles đang thu hút sinh viên quốc tế theo học các chương trình điện ảnh:
“Họ muốn đến làm truyền hình hay phim ảnh ngay trong lòng của miền đất truyền hình điện ảnh, đó chính là Los Angeles.”
Ðối với sinh viên điện ảnh Nidhin Patel, xuất thân từ bang Gujarat của Ấn Ðộ, hương vị quốc tế của khu đại học là một phần của nguồn thu hút:
“Với bạn bè, với các bạn đồng sự, đồng lớp, có cả một mức độ học hỏi thứ cấp xảy ra trong tư cách một con người, đó là ta thám hiểm mọi nền văn hóa. Ðó là điều diễn ra trong những lúc rảnh rỗi. Chúng tôi luôn luôn bàn bạc, làm cái này ra sao, điều đó xảy ra như thế nào?”
Anh Patel nói sự tương tác đầy sáng tạo này sẽ chuẩn bị anh cho một sự nghiệp trong công nghiệp điện ảnh ngày càng mang tính cách quốc tế.
Theo VOA