logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/04/2014 lúc 05:46:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người ta vẫn thường nói “đời trớ trêu” nhằm mô tả những “sự cố” oái oăm tưởng như xẩy ra chỉ để “phá thối” con người, để chọc ghẹo thiên hạ; bởi thế mới có câu “con tạo trớ trêu.” “Con tạo” hay “hóa nhi” là hóa công hay Ông Trời, theo đó người đời vốn là loài thọ tạo nhưng ví Ông Trời chẳng khác gì một đứa trẻ, vì chỉ con nít con nôi mới nghịch ngợm, phá phách, gây ra những trò rắc rối, phức tạp cốt để... chơi mà thôi. Nói tóm lại, hậu quả xấu xa, hệ lụy thối tha và những sự xúi quẩy, xui xẻo... người đời đổ tội hết cho Ông Trời chứ chẳng mấy khi tự đấm ngực mà “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!” Ngược lại, nếu thắng lợi, vớ được vận hên, hốt bạc, vơ của thì người ta vỗ ngực: “Xưa nay thiên hạ thắng thiên cũng nhiều” hoặc may ra thốt ra được một câu khá thơm: “Trời xanh có mắt!”

Tất cả những “rắc rối cuộc đời” kể trên ngôn ngữ bình dân gọi đó là những chuyện “tréo cẳng ngỗng.” Dưới đây là một vài sự kiện mà người viết không biết nên đặt tên cho là gì - “chuyện trớ trêu” chăng? hay “chuyện trái ngược” chăng như hình ảnh hai cẳng con ngỗng luộc bị bẻ tréo lại? Vốn “chân chỉ hạt bột” lại chỉ biết “phở người, cơm vợ,” kẻ hèn này đành tái gọi là những chuyện... lạ lùng. Nếu thấy chẳng qua đó chỉ là những “chuyện nhỏ,” độc giả thân mến “cũng niệm tình đồng bào mà bỏ qua”:


Một ông chồng Tàu biết... xin lỗi vợ?

Nói đến Tầu - đảng viên Cộng Sản Việt Nam sợ “vía”, kiêng “húy” nên không dám gọi huỵch toẹt là Tầu phù mà tôn vinh là “người lạ” - phải, dân Tầu từ thuở rất xa xưa, nghĩa là cách nay cũng hơn 5,000 năm lịch sử, đã mang trong mạch máu chủ trương “trọng nam khinh nữ” nên luôn luôn đánh giá đàn bà, con gái là “nhẹ” (khinh) còn đàn ông, con giai là “nặng” (trọng) bởi thế đặt trên bàn cân, 10 đứa con gái vẫn thua một thằng nhãi về trọng luợng giá trị chỉ bởi một nguyên nhân duy nhất: Nó có quả ớt... chỉ thiên để bảo đảm tông đường được tiếp tục nối dõi. Tiếc và cũng đau lòng rằng trong suốt một nghìn năm đô hộ, bọn giặc Tầu phù đã gieo rắc ảnh hưởng của thứ văn hóa lệch lạc này vào một vài tầng lớp dân chúng ở Việt Nam - chứ thật tình người Việt Nam vốn là một dân tộc chuyên về nông nghiệp lại thuần chủng nên đã có trong căn bản những quan niệm bình đẳng bình quyền, chẳng hạn ca dao, tục ngữ đã chứng minh: “Trên đồng cả, dưới ruộng sâu; Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa,” hay: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”...

Ngày nay, trong chế độ cộng sản, sự chênh lệch giữa các giai cấp trong xã hội và tình trạng bấp bênh trong gia đình càng “vượt chỉ tiêu” thê thảm. Kể cũng dễ hiểu thôi, chỉ bởi chủ nghĩa cộng sản đã quá lỗi thời, đã lạc hậu từ khuya rồi lại còn đi ngược chiều với nhân bản, đạo lý. Chẳng nói ngoa khi nhận định rằng sau ngày 30-04-1975, đảng Việt Cộng đã đưa miền Nam Cộng Hòa nói riêng, cả nước Việt nói chung trở lại thời đồ đá!

Thành thử một sự kiện nào được xem vốn rất thường ở các xã hội văn minh Tây phương mà lại diễn ra trong chế độ cộng sản thì dưới mắt thế giới, đó hẳn nhiên là một biến cố lạ lùng, vô cùng hiếm có, điển hình như vào thượng tuần tháng Hai vừa qua, một người đàn ông Tầu đã bầy tỏ sự lầm lẫn của mình bằng cách viết bằng phấn mầu vàng câu: “Gửi vợ: Anh sai rồi” lên 300 bậc đá trong công viên. Nhật báo quốc doanh Chinese Business Morning View xác quyết ông chồng này “viết lời xin lỗi vợ.” Bậy! Đốt đuốc 7 ngày để đọc đi đọc lại “lời nhắn” ấy, cũng chẳng ai tìm thấy chữ “xin lỗi.” Nhận “anh sai rồi” chưa hẳn đồng nghĩa với “anh xin lỗi mình” hay “tha lỗi cho anh.” Cung cách của ông chồng này nhắc nhớ đến thái độ ngoan cố của đảng Cộng Sản Trung Quốc: Sau khi triệt tiêu cả chục triệu người trí thức Trung Hoa trong cái gọi là “Cách Mạng Văn Hóa,” Chủ Tịch Mao Trạch Đông tuyên bố: “Gửi tòan dân: Đảng sai rồi!” - và của đảng Cộng Sản Việt Nam: Sau khi giết hại gần triệu chủ điền và tá điền vô tội trong cái gọi là “cải cách ruộng đất,” Chủ Tịch Hồ cũng phán: “Gửi nhân dân ta: Đảng sai rồi!”

Lịch sử đã chứng minh hai chủ tịch Mao, Hồ hoàn toàn gian dối khi đóng kịch nhận “đảng sai rồi,” tuy nhiên với người chồng Tàu này, thôi thì chúng ta cứ mạnh dạn tin rằng ông ta thành thật “thú tội” đối với vợ. Biết đâu trong sa mạc sỏi đá người ta vẫn có thể đãi được một viên ngọc quí. Thế nhưng dù sao ai cũng phải ngả mũ bái phục đức tính kiên nhẫn - hay “chịu chơi” cũng vậy - của đương sự khi đấng phu quân này đã bỏ ra biết bao công sức để viết “bài phạt” lên 300 bậc thang đá.

Dĩ nhiên “sự cố” đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của dân chúng địa phương và du khách. Đối với người Tây Phương, những tiếng “sorry,” “thank you” vốn nằm sẵn trên đầu môi chóp lưỡi, động chuỵên, họ “xổ” ra liền. Chồng “xin lỗi” vợ, “cám ơn” vợ là những “chuyện nhỏ” quá ư phổ thông. Ngược lại, việc “nhận lỗi đối với vợ” là một hiện tượng hiếm có còn hơn thấy lá xanh tươi vào mùa thu ở một xã hội vốn tuân thủ qui tắc “chồng chúa vợ tôi” (“tôi” = đầy tớ hay tôi đòi) như Trung Quốc nói riêng và nói chung các xã hội Á Châu, trong đó có cả Việt Nam. Chẳng thế mà một nữ độc giả trẻ tuổi đã cho nhật báo Chinese Business Morning View biết cô dự định đưa bạn trai tới “hiện trường” để suy gẫm mà “học tập cải tạo” các dòng chữ viết trên 300 bậc thang này. Không thấy hãng thông tấn nào đăng tin về phản ứng của các bà vợ Tàu. Hay các bà sợ “phản ứng ngược”? - cho “thằng chả” của mình biết “phương cách độc đáo” này thay vì để học đòi bắt chước, nó lại “tả lủ” mình theo thói quen thì mười Đức Khổng cũng không cứu nổi. Trong khi đó, nạn nhân “lãnh đủ” hệ lụy là các nhân viên của công viên khi họ nhận được lệnh từ “trung ương” là phải tẩy sạch ngay các chữ viết ấy vì theo một số chiến lược gia nhà nước, đây không hẳn là “lời xin lỗi” thật sự của một người chồng, vì xét ra hành động này không mang chút nào dân tộc tính Trung Quốc, nhưng đây có thể là đòn phá hoại chế độ hay là mật mã của tổ chức Pháp Luân Công (Falun Gong) hoặc của nhóm Phật Giáo Tây Tạng, hoặc của bọn khủng bố vốn đã thực hiện hai cuộc tấn công đẫm máu, một ở Thiên An Môn, một ở phi trường?

Đã nói, những gì lạ lùng một chút xẩy ra ở các nước độc tài khép kín thì điều chắc chắn là “thấy vậy không phải vậy” hoặc người ta có thể diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, vẫn thấy... có lý!


Bị án tù mà vẫn sống khơi khơi. Lý do? Chính quyền... quên!

Tuy không có kinh nghiệm bản thân, nhưng mới tưởng tượng thôi, tôi đã cảm thấy… khoái lạc tột đỉnh, bởi quả thật “không gì quí bằng độc lập tự do” khi mình bị tòa phán quyết cả chục năm “bóc lịch” mà vẫn không bị nhốt vào bốn bức tường. Thưa, đó là trường hợp của Cornealious Anderson, 37 tuổi đời. Đúng vậy, năm 2000, Anderson đã bị tòa hình sự ở Missouri kết án 13 năm tù ở về tội cướp có vũ khí; tuy nhiên đuơng sự đã nhận được lệnh rõ rệt: Nhà tù hiện đã hết chỗ, ráng chờ nhé, khi nào có “thư mời” thì đến trình diện mà thọ án.

Thế nhưng, ngày qua, tuần lại, tháng qua, năm lại - tổng cộng 13 năm - Cornealious Anderson, tù nhân trên giấy tờ, vẫn chẳng thấy một mảnh giấy nào - dù chỉ bằng cái lá đa - gửi đến nhà để nhắc nhở thời điểm vào tù đã đến. Lạ lùng là vậy! Mà đã không có “signal” hiện ra như trên mặt “cell phone,” tức là chính quyền đã quên như thể điện thoại không “work” thì ngu gì mà tự động “khăn gói quả mướp” đi tình nguyện “cho chân vào cùm.”

Vậy là Anderson cứ “vô tư” mà theo dòng đời “lên voi xuống chó” hoặc nhiều lần “khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”: Nào lấy vợ, đẻ con (bốn đứa), nào học nghề rồi đi làm. Như bất cứ công dân Hoa Kỳ lương thiện nào. Ngon lành hơn nữa là Anderson không hề ăn gian nói dối về lý lịch tư pháp của mình, vẫn đóng thuế lợi tức và trả tiền phạt giao thông, vẫn đổi mới bằng lái xe đúng thời hạn và “đăng ký” vào các công ty của mình, kể cả bảo hiểm y tế. Ngoan còn hơn công dân thứ thiệt!

Nhưng, vào một ngày đẹp trời của mùa Hè năm ngoái - đúng con số 13 vốn vẫn bị đa số dư luận “đánh giá” là xui, là đen đủi - 13 năm sau ngày tòa tuyên án, một lực lượng cảnh sát vũ trang đến gõ cửa, rồi không cần đợi nghe lời “mời vào,” cứ xông đại vào nhà, còng tay Anderson vốn lúc đó đang làm bổn phận của người cha là cho đứa con gái út 3 tuổi ăn sáng.

Ngày 18-04-2014, vụ án Aderson “tái xuất giang hồ” trong chương trình nghị sự của tòa Missouri sau 14 năm đã thật sự “chìm xuồng.” Kết quả: Nhân vật chính này đã được chở vào nhà lao Charleston để chính thức thụ án. Biện lý cuộc ở Missouri “tự tin” là đã có cơ bản pháp lý vững chắc để tống giam Anderson.
Trong khi đó, giáo sư Peter Joy thuộc Washington University of Law ở St. Louis, mô tả vụ này là một “tragedy.” Theo ông, “thảm kịch này có một phương diện về lao tù, ấy là quan niệm cải hóa. Ở đây chúng ta có một người đã thể hiện một cuộc sống tuyệt hảo trong 13 năm; vậy thì nay đương sự cần gì một việc cải hóa nào.”

Chí lý! Còn luật sư Patrick Megaro biện hộ cho Anderson thì “bật mí” là năm 1912 cũng tại Missouri, chính quyền đã quên giam tù một phạm nhân sau khi bị kết án. Nội vụ đã được tái xử và ông Megaro cho biết: “Lần đó, kẻ đã bị kết án liền được phóng thích!” Và ông hứa sẽ tranh đấu cho Anderson đuợc tự do. Luật sư nhấn mạnh rằng thân chủ của ông là một công dân gương mẫu vốn đã xoay chiều đổi hướng được cuộc đời của mình sau khi đã lãnh án cách nay 14 năm. Và: “Kể từ ngày ngồi tù, anh vẫn cố gắng tối đa để duy trì lòng can đảm mặc dù mỗi ngày qua đi là một ngày khó khăn hơn.”

Rất thú vị nếu bây giờ chúng ta… đánh cá nhỉ: Anderson sẽ được thả hay không? - Dĩ nhiên câu trả lời vẫn “sao y bản chính” theo định luật thời gian: “Wait and see!”
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.