logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/04/2014 lúc 06:04:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Càng ngày càng có nhiều người than phiền rằng 24 giờ một ngày dường như không còn đủ nữa. Giữa những lúc phải đi làm, ngủ nghỉ, trả hóa đơn, trả lời điện thư, gửi tin nhắn, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, sửa xe v.v… 24 giờ trong ngày qua đi cái vèo và chúng ta không còn chút thì giờ để hưởng thụ cuộc sống, không được một lúc thảnh thơi cùng gia đình và bạn bè, không có cơ hội để làm những việc mình hứa sẽ làm, như tổ chức một buổi picnic ngoài trời, làm một chuyến đi chơi xa cuối tuần, cùng vài người bạn bù khú với nhau. Những chuyện tưởng bình thường mà chẳng bao giờ có được bởi vì một điều rất đơn giản là chúng ta không có thì giờ rảnh rang.
Có người đổ cho đời sống thành thị đã biến cuộc sống con người thành ra như vậy. Lời cáo buộc đó thật ra không đúng. Không hẳn là cứ sống ở những thành phố lớn đông đúc như New York, Washington, Los Angeles cuộc sống mới trở nên bận rộn và căng thẳng đâu. Ngay ở những thành phố nhỏ chừng một hai trăm ngàn dân thôi cũng có khối người than không có thì giờ rảnh. Đâu đâu cũng thấy người ta bận rộn tíu tít, người đi bộ trong thành phố cứ cắm đầu cắm cổ vội vã như bị ma đuổi, người lái xe ngoài xa lộ vùn vụt như đứa phải gió.
Kết quả của những cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ làm việc nhiều hơn bất kỳ người dân ở những quốc gia kỹ nghệ phát triển. Người Mỹ làm việc nhiều hơn người Anh, nhiều hơn người Pháp, càng nhiều hơn người Đức hay Na Uy. Thậm chí gần đây, số giờ làm việc của người Mỹ còn qua mặt người Nhật.
Làm nhiều giờ nên người Mỹ cũng ít đi nghỉ phép hơn, những ngày làm việc trong năm nhiều hơn, và về hưu trễ.
Nếu vậy thì nước Mỹ đâu còn là thiên đường, nó đã biến thành thứ nhà máy sản xuất dây chuyền bắt người ta làm việc luôn tay, không ngừng nghỉ.
Theo một số nhà xã hội học, từ khoảng cuối thế kỷ 20 đến nay, cuộc sống càng ngày càng làm cho người ta quá mệt mỏi. Trong các cuộc thăm dò, nhiều người nói rằng họ quá sức bận rộn đến không còn thì giờ để hẹn hò ai đó, kết bạn ở bên ngoài sở làm, đi nghỉ phép, ngủ một giấc trọn vẹn, yêu đương. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2012, có tới 38 triệu người Mỹ mua sắm bằng chiếc điện thoại thông minh của họ trong khi đang ngồi làm cái công việc của một trong tứ khoái trên… bồn cầu, cũng chỉ vì quá bận rộn đến không còn thì giờ.
Ann Burnett, Giáo sư ngành Truyền thông thuộc Đại học North Dakota State, đã bỏ công thu thập nhiều lá thư người ta viết cho nhau trong những dịp lễ và lưu trữ trong hồ sơ nghiên cứu về cuộc sống bận rộn của người Mỹ và thấy rằng sự bận rộn cứ tăng đều đặn trong mỗi thập niên kể từ 1960. Trong đống thư đó, những chữ hay những câu như “hectic” (tối tăm mặt mũi), “whirlwind” (quay cuồng), “consumed” (ngốn hết thì giờ), “crazy” (điên đầu), “constant on the run” (lúc nào cũng hối hả) và “way too fast” (nhanh chóng mặt) – bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1970, 1980 và đến nay thì chúng xuất hiện thường xuyên hơn trong những lá thư.
Vẫn theo Ann Burnett, có điều kỳ lạ là mặc dù người ta vẫn than phiền về cuộc sống bận rộn đấy nhưng nhiều người xem sự bận rộn đó như là điều xác định về con người của họ. Khi một người bận rộn cũng có nghĩa là người đó quan trọng, họ đang sống một cuộc sống có ý nghĩa. Trước đây, để xác định vị thế của người nào đó trong xã hội người ta nhìn vào những thứ như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, nhưng nay thì nếu anh không phải là một người bận rộn như những người xung quanh thì anh là kẻ bị thua kém.
Trong những nghiên cứu của khoa thần kinh cho thấy những lúc con người được nhàn tản, thư thả, không làm gì hết, lại là lúc bộ não con người có nhiều cảm hứng và sáng tạo nhất. Lịch sử chứng minh cho thấy những công trình sáng tạo quan trọng thuộc lãnh vực nghệ thuật, triết học và phát minh khoa học được hình thành vào những lúc người ta rảnh rỗi nhất. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải cưỡng lại mà không chịu dành thì giờ để nghỉ ngơi mà cứ chạy theo công việc để làm gì. Hóa ra là tự mình làm khổ mình.
Đáng lẽ ra ở đầu thế kỷ 21 này, theo sự lạc quan của một số nhà kinh tế trước đây, người dân đã không phải vật lộn với cuộc sống và chạy đuổi theo thời gian như hiện nay. Năm 1930, nhà kinh tế John Maynard Keynes viết trong một tiểu luận, tiên đoán đến năm 2030 người Mỹ chỉ phải làm việc 15 tiếng một tuần, thì giờ còn lại là để hưởng thụ cuộc sống sung túc. Khoảng thập niên 1950, khi các ngành sản xuất bùng nổ tại Hoa Kỳ, nhiều nhà kinh tế và chính trị hồ hởi phấn khởi tiên đoán đến năm 1990 người Mỹ sẽ làm việc mỗi tuần 22 tiếng, sáu tháng một năm và về hưu trước tuổi 40. Đến nay đã là năm 2014, tất cả những tiên đoán trên đều sai bét! Người ta đã không làm việc bớt giờ đi mà còn làm nhiều hơn trước nữa.
Lúc đó, khi có những ý kiến cho rằng thì giờ rảnh rang thư thả sớm muộn sẽ không còn là độc quyền của một thiểu số thượng lưu khá giả mà sẽ là của tất cả mọi người. Từ ý kiến đó, có người còn đi xa hơn lo sợ rằng nếu thì giờ rảnh nhiều quá sẽ làm cho cuộc sống của nhiều người đâm ra nhàm chán, nhàn cư vi bất thiện, sanh tật, và như vậy sẽ không có lợi cho xã hội. Đó là chuyện lo bò trắng răng. Hiện nay, vì bận rộn quá, có khoảng từ 50 đến 70 triệu người Mỹ bị thiếu ngủ trầm trọng.
Khoảng một thế kỷ trước, ngành kỹ nghệ thép (và có lẽ nhiều ngành kỹ nghệ khác nữa) bắt buộc công nhân phải làm việc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần. Những phong trào tranh đấu cho người lao động tại Hoa Kỳ thời đó đã ráo riết đòi hỏi giới chủ nhân cũng như phía chính quyền phải rút ngắn thời gian làm việc của công nhân xuống. Cuối cùng, những cuộc tranh đấu đó thành công và người lao động tại Hoa Kỳ đã không còn phải làm việc nhiều giờ trong nhà máy như trước đây nữa và có nhiều thì giờ nghỉ ngơi hơn. Vậy thì tại sao bây giờ nhiều người than là quá bận rộn và chiều hướng làm việc nhiều giờ đang gia tăng trở lại?
Theo các kinh tế gia, trước hết là vì cuộc sống càng ngày càng đắt đỏ mà lương bổng lại không theo kịp với đà lạm phát. Tiền học đại học cho đứa lớn, tiền giữ trẻ cho đứa bé, rồi tiền bảo hiểm y tế cho cả nhà, thứ gì cũng tăng nhanh trong mấy thập niên qua.
Cùng lúc, lương bổng rớt xuống mức thấp kỷ lục nếu đem so với tổng sản lượng nội địa (GDP) của Hoa Kỳ. Cho tới năm 1975, lương của người lao động chiếm 50% GDP; năm 2012, chỉ còn 43,5%. Trong khi đó người ta làm việc nhiều hơn để tiêu xài nhiều hơn.Theo phúc trình của Bộ Thương mại, người tiêu thụ tiêu hết $1,2 ngàn tỉ cho những thứ không cần thiết, chiếm 11,2% tổng số chi tiêu trong năm, là con số quá cao so với năm 1959 chỉ chiếm 4%.
Kế đến, nhiều công việc bớt đòi hỏi sử dụng tay chân mà cần nhiều tới suy nghĩ và sáng tạo. Những ngành nghề trong các lãnh vực như nghệ thuật, kỹ thuật, sáng chế và học thuật là những công việc được nhiều người ưa thích. Do đó, khi người ta ưa thích công việc nào đó, người ta thường bỏ thêm thì giờ cho công việc đó.
Ngoài ra, trong hai thập niên 1970 và 1980, số giờ làm việc quả là có tăng lên trong những ngành nghề trên nhưng cùng lúc những công việc đó cũng không được lâu bền như trước kia, theo kết quả khảo sát của chương trình General Social Survey của Đại học Chicago. Năm 1938 tại Hoa Kỳ, đạo luật Fair Labor Standards Act ra đời nhằm bảo vệ người lao động để không bị chủ nhân bắt buộc làm quá nhiều giờ hoặc sa thải mà không có lý do chính đáng, nhưng đạo luật này chỉ áp dụng cho những người làm việc theo lương giờ chứ không bảo đảm cho nhóm người lương năm. Như vậy có nghĩa là luật lao động đó cho phép các hãng xưởng có quyền thúc ép những nhân viên làm lương năm phải làm việc nhiều hơn mà không phải trả thêm tiền phụ trội hoặc mướn thêm người để chia xớt công việc.
Khi người ta không còn lựa chọn nào khác, để tồn tại và để tiếp tục được giữ lại làm công việc đó, cách tốt nhất là làm thế nào để được đánh giá cao nơi sở làm và vì thế nhiều người vùi đầu vào công việc, làm không kể ngày đêm, quên ngày quên tháng.
Công việc trở thành trung tâm của cuộc sống, những sinh hoạt khác trở thành thứ yếu và chỉ còn là những hành tinh xoay quanh nó. Mà cũng phải thôi, mất việc một cái là nhiều người khốn đốn ngay. Do đó, công việc là quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu. Theo một nghiên cứu mới nhất của hai đại học Princeton và New York, có khoảng 1/3 gia đình người Mỹ (tương đương 70 triệu người) có lợi tức khá cao nhưng cuộc sống lệ thuộc từng mỗi paycheck, do một phần vì tiêu xài quá mức, nên cứ phải quần quật với công việc, kiểu “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, để trả nợ.
Có người cho rằng bận rộn hay không chỉ thuần là vấn đề tâm lý. Như nhà báo Michael Krikorian đưa ý kiến là nếu càng ngày càng có nhiều người than phiền không có đủ thì giờ để hoàn tất những công việc dự định trong ngày thì tại sao không tăng thêm giờ trong ngày bằng cách thay vì 24 tiếng thì cho nó thành 30 tiếng, thay vì 60 phút một tiếng thì đổi thành 48 phút. Và khi người ta thấy có thêm giờ trong ngày thì cảm giác bận rộn hay không đủ thì giờ sẽ tan biến ngay. Nhưng đây chỉ là ý kiến góp vui thôi, đem áp dụng là cả thế giới bị đảo lộn lên hết.
Ngày xưa, lần đầu đọc được mấy câu thơ: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ / Em, em ơi, tình non đã già rồi” và “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai / Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”, thì tưởng chỉ Xuân Diệu mới là người luôn vội vã, bận rộn trong chuyện yêu đương. Hóa ra, ở thời đại chúng ta đang sống đây, con người vẫn đang bận rộn đến quay cuồng, không chỉ trong chuyện yêu đương mà còn bao trùm lên hầu hết các sinh hoạt khác.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.