logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/09/2012 lúc 08:05:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chia sẻ của những người con nhân mùa Vu Lan
Một mùa Vu Lan báo hiếu nữa lại về, mời quý thính giả cùng Hòa Ái lắng lòng nghe tâm sự của những người con dành cho đấng sinh thành của mình.
UserPostedImage
Photo courtesy of blog NXD. Bà mẹ Việt Nam
Mẹ già như chuối ba hương

Mở đầu là lời bộc bạch của một người con vừa chập chững bước chân vào đời mà không có mẹ dắt tay đi cùng.

“Em nghĩ tới mẹ em lúc em đi học về, lúc em đói bụng. Nghĩ hồi trước về nhà, đi học về, có mẹ nấu đồ ăn, có cơm sẵn cho mình ăn. Bây giờ, đi học về, ngồi gặm bánh mì thui thủi một mình hay nấu mì gói.


Em nhớ mẹ trong lúc đi làm, khi bị người ta nói này nói kia. Mình nghĩ lúc ở nhà, ba mẹ la mình thì mình giận, nghĩ là không thương mình. Rồi bây giờ, đi ra ngoài đi làm, người ta khó khăn với mình thì mình cũng phải chịu thôi, không nói lại được. Nên nghĩ lại thấy thương nhớ mẹ.”

Lời tâm tình vừa rồi của cô bạn nhỏ Kiều Hạnh cũng là tâm sự của nhiều bạn trẻ - những chú chim non vừa bay ra khỏi tổ, tự một thân một bóng phải vật lộn, chống chọi lại mọi thứ để tồn tại trong khoảng không gian bao la vô tận mà trước đây bầu trời xanh trong với những ước mơ bay bổng từng thu hút và đầy quyến rũ để các chú chim luôn khao khát mau được bay ra khỏi tổ một cách tự do, độc lập.

Trong suy nghĩ non tơ khi còn nhỏ, cô bé Kiều Hạnh không định nghĩa được thương yêu mẹ là như thế nào. Tuy nhiên, mỗi khi bụng đói và nghe câu hát “mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lao” là Kiều Hạnh nghĩ ngay đến mẹ. Ở cạnh mẹ, em luôn có cảm giác mẹ của em thật “ngon và ngọt” như những cây trái làng quê này.

Những ngày đầu tiên xa nhà vào đại học, cũng cảm giác nhớ mẹ da diết mỗi khi đói thì hình ảnh của mẹ không hấp dẫn như những món ăn hồi xưa nữa. Giờ đây, du học tận Hoa Kỳ, Kiều Hạnh không thể tranh thủ cuối tuần về quê để được sà vào lòng mẹ. Những giọt nước nước mắt tủi buồn nơi xứ xa khi đói lòng khiến cô gái bé bỏng này nghị lực hơn để mau sớm học hành thành tài và trở về bên mẹ dù giờ đây câu hát “mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi” luôn ám ảnh mình.

Phận mồ côi
Phận mồ côi, dù không muốn cũng không được, cô Thủy, một đứa con lai được một gia đình giàu có ở Pleiku nhận nuôi khi người mẹ trẻ của cô mang cho lúc cô tròn 8 tháng tuổi. Là một con bé nhỏ thó với gương mặt của một người tây phương da trắng, cô Thủy tự hỏi không biết có nét nào được di truyền từ mẹ của mình.

Sau ngày 30/4/1975, dù được gia đình nhận nuôi thương yêu hết lòng, nhưng cô Thủy phải trãi qua những ngày cơ cực khốn khó của một “thân phận dư thừa” ở Việt Nam sau những ngày chiến tranh. Đời sống tình cảm thương yêu của gia đình vẫn không bù đắp được cảm giác lạc lõng, cô đơn, trơ trọi của mình.

Sau khi ổn định cuộc sống mới cùng chồng và 4 đứa con ở Hoa Kỳ, cô Thủy bắt đầu hành trình đi tìm mẹ. Trước khi về lại thành phố Pleiku năm 2000, cô Thủy đã đăng báo tìm mẹ trong suốt 2 năm ròng. Được gặp gỡ với nhiều bà mẹ cùng những lời lý giải đầy nước mắt vì sao họ phải quyết định lìa bỏ núm ruột của mình, cho đến nay, người mẹ ruột cô Thủy hằng ngóng trông vẫn chưa xuất hiện. Hình ảnh người mẹ không chân dung vẫn luôn hiện diện từng giây phút trong tâm tưởng của cô Thủy cùng với khát khao tìm mẹ vẫn luôn cháy bỏng trong lòng.

Không trách cứ, không than phiền về phần số mồ côi nhưng giờ đây là một bà mẹ đơn thân của 4 đứa con, cô Thủy chắc chắn một điều là cô sẽ luôn mở rộng vòng tay bao phủ che chở cho con mình dù bất cứ điều gì nghiệt ngã nhất xảy ra trong đời. Cô Thủy tâm tình:

“Bởi vì Thủy không có anh em ruột, không có cha mẹ ruột, mấy đứa con là ruột thịt của Thủy, rất là thương, rất là quý. Cho nên dù có gì đi nữa thì cũng ráng mà nuôi, không bỏ con mình. Mình đã thiếu mẹ và đã thiếu cha rồi, mình cũng nghĩ tới trong trường hợp như vậy thì con mình sẽ khổ như thế nào và những sự mong muốn của chúng như thế nào. Vì vậy, Thủy không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ con mình cho một người nào khác mặc dù những người xin về nuôi dưỡng chúng kỹ lưỡng.”

Nỗi đau mất mẹ
Không là phận nữ nhi thường được cho là yếu đuối trong cảm xúc, ca sĩ Vũ Vinh Quang thật sự bị sốc khi mẹ đột ngột từ giã cuộc đời lúc anh 20 tuổi. Chàng sinh viên năm thứ 2 đại học bị mất phương hướng và đã trốn tránh tất cả với nỗi đau mất mẹ quá lớn này. Đã hơn 15 năm trôi qua, chàng ca sĩ vẫn nhớ như in những lời nói dịu dàng của mẹ nhắc nhở con cái về phòng ngủ sớm khi cả nhà quây quần bên nhau trong đêm định mệnh ấy.
UserPostedImage
Tình mẹ thương con vô bờ bến và không bao giờ thay đổi. AFP Photo/Ted Aljibe
Hình ảnh mẹ vẫn bàng bạc hiện diện và theo cả vào giấc mơ mỗi đêm. Định cư ở Mỹ được 3 năm, Vũ Vinh Quang càng nhớ mẹ nhiều hơn bao giờ hết, anh chia sẻ:
“Những lúc gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống, gặp những điều không ưng ý, hay là khi qua đây, mỗi khi làm việc vất vả quá, những lúc cảm thấy cô đơn, buồn quá thì Quang nghĩ đến mẹ nhiều. Ngay cả trong giấc ngủ, từ lúc qua đây đến giờ đã 3 năm rồi, Quang nằm mơ thấy mẹ liên tục. Nói chung, thường những lúc mình cảm thấy chán nản trong cuộc sống thì Quang hay mơ đến mẹ, giống như là mẹ tạo cho mình niềm tin động viên vậy đó.”

Hai câu thơ của Trần Trung Đạo:

“Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”

như nói thay ước muốn của tất cả những người con trên thế gian này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù được ở gần đấng sinh thành mỗi ngày chia sẻ buồn vui, dù nước mắt lăn dài trên gối chiếc với nỗi lòng ngậm ngùi tiếc thương, dù hy vọng mong manh có một ngày được cất lên 2 tiếng “Mẹ ơi!” thì những người con vẫn mãi đầm ấm một tình mẫu tử thiêng liêng bất biến vì

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Source: RFA

Sửa bởi người viết 02/09/2012 lúc 08:29:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 02/09/2012 lúc 08:32:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những bản nhạc Mùa báo hiếu Vu Lan

Cứ mỗi năm vào ngày rằm tháng 7, nhiều người Việt Nam dù lớn bé, già trẻ đều lên chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu các đấng sinh thành, mà nhất là thân mẫu.

Đây không chỉ là một truyền thống báo hiếu cao đẹp của người Việt mà đó cũng là lúc để nhắc nhở con cháu tìm về với cội nguồn, với tình mẫu tử thiêng liêng.

Sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ
Theo kinh Vu Lan, xưa kia, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công với nhiều phép thần thông và mẹ của ông là bà Thanh Đề cũng đã qua đời, ông muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì kiếp trước gây nhiều nghiệp ác nên bị đày xuống địa ngục, bị đói khát khổ sở, thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người.
UserPostedImage
Lễ Vu Lan tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội năm 2012.


Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình do lo sợ các cô hồn khác đến tranh, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Chứng kiến cảnh này Mục Kiền Liên đau xót vô cùng bèn cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được bà và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.”

Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa báo hiếu", tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do.
UserPostedImage
Mẹ già buôn gánh bán bưng. RFA photo.
Với Phật tử, Ngày lễ Vu Lan là một trong những ngày rằm lớn trong năm, những người còn mẹ thì đi chùa để cầu cho cha mẹ được khỏe mạnh, sống lâu với hồng đỏ cài áo, những người mẹ đã khuất thì đến chùa đọc kinh cầu siêu cho vong hồn đấng sinh thành, lặng lẽ với bông hồng trắng trên ngực.

Ơn Nghĩa Sinh Thành
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Chợt 2 câu thơ trên của Chế Lan Viên khiến chúng tôi mới thấy thấm thía một điều trong cuộc đời này, con người ta có thể mất tất cả nhưng sẽ lại đứng lên làm lại từ đầu, nhưng mẹ cha chỉ có một trên đời mà thôi, có ai yêu con, thương con, lo cho con bằng cha, bằng mẹ?

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời không gánh nặng bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
UserPostedImage
Con cái là niềm vui lớn nhất của bố mẹ. AFP photo

Kể từ khi con có mặt trên cuộc đời là ngày mẹ thêm những lo toan vất vả, những đứa con được mẹ chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ, rồi khi con trưởng thành thì mẹ lại luôn là điểm tựa, chốn nương thân mỗi khi con vấp ngã, sa cơ, nước ắt chảy xuôi, có bao giờ mẹ trách mắng. Ơn nghĩa biển trời của cha mẹ đâu có gì sánh bằng, vậy nhưng, đôi khi trong vòng xoáy cuộc đời, chúng con vẫn mải mê đuổi theo danh vọng, vô tình chúng con lãng quên công sức mẹ cha. Cha mẹ đâu có đòi hỏi gì cao sang, chỉ muốn được nhìn thấy bầy con hạnh phúc là cha mẹ đã mãn nguyện rồi, chúng ta những người con phải làm gì để nước mắt cha mẹ không phải buồn rơi nữa:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Và hôm nay, trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu, chúng con tự hứa với lòng sẽ không làm cha mẹ đau buồn, xin cha mẹ lắng nghe lời sám hối chân thành của chúng con. Chúng con biết rằng có nói bao nhiêu lời cảm ơn đi nữa cũng không thể diễn tả hết công sức của cha mẹ đã dành cho con cái. Con chỉ biết rằng có cha có mẹ là điều hạnh phúc nhất trên cuộc đời này. Xin được lấy 2 câu thơ của nhà thơ Trần Trung Đạo để nhắc nhở những người con vào mùa Vu Lan báo hiếu

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Source: RFA

Sửa bởi người viết 02/09/2012 lúc 08:42:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 04/09/2012 lúc 07:40:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Mẹ không cần hoa hồng”
Trong khi nhiều đấng sinh thành, đặc biệt là những bà mẹ tại Việt Nam đang hạnh phúc vì thấy con mình cài một hoa hồng đỏ trên ngực trong mùa Vu Lan báo hiếu, thì có những người mẹ từ chối một đóa hoa hồng
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
Tiếng chuông chùa ngày rằm tháng Bảy vang lên như báo hiệu “mùa hiếu hạnh”. Trong dòng người chen nhau tấp nập, một cụ già 65 tuổi móm mém chen chân tại một ngôi chùa nhỏ ở Cần Thơ, nơi bà đang tạm trú. Đó là bà Nguyễn Thị Bé.
UserPostedImage
AFP photo. Cài hoa hồng trắng cho những người không còn mẹ và hoa hồng đỏ cho những người còn mẹ trong Ngày lễ Vu Lan.

Vào những ngày này, Phật tử và dân chúng cài hoa hồng đỏ hoặc trắng trên ngực, nô nức kéo nhau cầu phước cho cha mẹ. Ánh mắt khắc khổ đượm chút u sầu của bà Bé như nói cho người ta biết rằng có lẽ bà cũng ước ao được có người cài một cành hoa hồng đỏ thắm; tuy nhiên, sự khao đó đã bị dập tắt vì một nỗi lo khác:

Bông hồng thì cũng quan trọng nhưng mà hồi con chưa phát bệnh thì còn nghĩ đến chuyện đó chứ bây giờ tôi không dám nghĩ đến nữa. Hoàn cảnh gia đình em hẹp lắm. Khó khăn lắm.

Ai cũng bị sức hấp dẫn của một đóa hồng mê hoặc, nhưng không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức nó. Bà Bé hòa cùng dòng người nhộn nhịp không phải để dâng lời cầu nguyện, cũng chẳng mong được nhận một đóa hồng đỏ mà để tìm cho mình những món quà từ thiện trong các ngày Rằm lớn.

Bà Bé có tất cả 6 người con, tất cả đều đã trưởng thành, trong đó 3 người con lớn đã lập gia đình. Tuy nhiên, sự bần cùng đã không trang bị cho họ một kiến thức cơ bản để có thể trở thành công nhân và họ đành chấp nhận kiếp làm thuê, cuốc mẫm. Còn ba người con khác cũng không thể đỡ đần cho đôi vợ chồng ở tuổi xế chiều. Bà Bé không hiểu hết câu chuyện của Mục Kiều Liên và mẹ để biết về sự tích lễ Vu Lan, nhưng bà chỉ biết rằng đối với người mẹ quê như bà thì một năm 365 ngày đều là những ngày như nhau. Đó là những ngày bà phải lo lắng cho những đứa con nghèo khổ:

Lúc nào tôi cũng thấy mình khổ cực, chứ không được sung sướng, rảnh rang như người khác. Tai họa ở đâu cứ dồn dập hoài.
UserPostedImage
Lựa chọn hoa hồng thích hợp trong Ngày Lễ Vu Lan. Photo courtesy of dantri

Từ năm 2008, người con thứ 6 của vợ chồng bà Bé được bác sĩ cho biết bị chứng suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần mỗi tuần để kéo dài sự sống. Từ đó, tất cả những gì hai vợ chồng già tích góp được lần lần đội nón ra đi, từ cái TV cho đến chiếc xe cũ.

Đầu năm ngoái, một người con khác của bà bị tai nạn giao thông nên chấn thương sọ não, tỉ lệ thương tật đến 82%. Cả hai người con bệnh cho đến giờ vẫn chưa phục hồi sức lao động. Từ đó bà Bé và chồng như quỵ ngã. Quê ở tỉnh Sóc Trăng nhưng mấy năm gần đây, bà Bé phải khăn gói lên Cần Thơ ở nhà trọ cùng con để trị bệnh cho họ. Cả gia đình chỉ trông chờ vào một mảnh vườn trái cây nhỏ cùng số tiền lương ít ỏi của người con út thì việc điều trị cho hai người con cùng lúc là quá khó khăn.

Buồn rầu lo sợ lắm, lo là nếu không lo tiền được thì sự sống như thế nào. Từ lúc hai đứa bị bệnh thì cũng một tay tôi nuôi chứ ai. Không có thì cũng phải đi hỏi người ta, chứ không lẽ lại buông xuôi”.
Bà bé ốm nhăn nheo, người gầy gộc, cứ tưởng sau lớp da đồi mồi khét nắng kia không có gì ngoài bộ xương khô. Đó có lẽ là hậu quả của những ngày gánh gồng đàn con bệnh tật. Vợ chồng bà có một mảnh vườn nhỏ, trồng được vài chục gốc nhãn. Nhưng với sức vóc của người chồng trên 70 tuổi của bà Bé chỉ có thể giúp ông thu được hơn một triệu mỗi năm từ mảnh vườn.

Khi có tiền là nhờ bán được chút gì trồng ngoài vườn hoặc là thằng út có chuyện làm. Còn khi không có những điều đó là không có tiền.

Như đã bị dồn vào đường cùng, từ mấy năm nay, bà Bé nuôi con bằng cách vay mượn và nhờ người khác giúp đỡ. Một buổi sáng tháng 4 vừa qua, khi không còn cách nào khác để có tiền chạy thận cho con ngày hôm đó, từ sáng sớm bà Bé ngồi chờ tại văn phòng Hội Chữ thập đỏ Cần Thơ để kêu cứu.

Hình ảnh bà già đen đủi, với chiếc nón lá cũ tất tả chạy đi xin từng kg gạo khiến bà Bé chẳng khác nào cánh cò gầy nhom đang lặn hụp dưới ao kiếm từng con cá cho con của mình. Anh Giảng Hoàng Đây, con trai út bà Bé, người duy nhất làm ra tiền trong nhà với nghề phụ bán trái cây, cũng không khỏi đau xót khi nghĩ về mẹ mình:

Buồn thì cũng buồn nhưng lúc này em cũng eo hẹp. Cha mẹ sinh mình ra, nuôi mình cực khổ mà không lo được cho cha mẹ thì cũng buồn lắm.

Ước mơ của người con
Anh Đây nói rằng mẹ anh là một người đàn bà kém may mắn vì quá lo cho chồng con. Thậm chí, nếu có một điều ước, anh nghĩ rằng có lẽ mẹ anh sẽ dành điều ước đó cho con, hơn là dành phần cho mình mặc dù bà đã đến tuổi sắp gần đất xa trời. Đối với Đây, anh chưa bao giờ mình thấy mẹ dám mua một bữa ăn ngon hay gắp một miếng cá tươi trên mâm cơm. Hình ảnh mà anh nhớ nhất về mẹ là một bà già còng lưng tay run rẩy cầm chén cơm trắng với miếng cá khô. Chính vì thế, anh đã từng ước rằng trong ngày lễ Vu Lan, anh sẽ cho mẹ ăn một bữa ngon:

Người ta có tiền thì mua sắm này nọ cho mẹ, nhưng mình không có thì chỉ nấu một bữa ăn hoặc mua một món nào đó cho mẹ. Quan trọng là tấm lòng. Mẹ ăn cực khổ lắm, tiền để dành lo cho hai anh hết rồi, đâu có tiền mà ăn ngon như người ta…

Tuy nhiên, bữa ăn đó chỉ diễn ra trong mong ước của chàng trai hiếu thảo và bà mẹ già luôn ước “một bữa no”. Thực tế, trong ngày Lễ Vu Lan, bà Bé chẳng thiết tha gì đến việc con cái sẽ làm gì cho bà. Trái lại, bà vẫn làm cái công việc hằng ngày của mình là kiếm đủ 160 ngàn đồng cho con chạy thận vào hôm sau. Mỗi khi vào dịp Rằm Âm lịch, bà lại len lỏi tại các nơi từ thiện với hy vọng có được chút gạo, chút muối. Nhưng ăn uống thì bà còn kham khổ được, chứ còn chạy thận cho con thì bà không biết thêm bớt như thế nào. Một tuần của bà trôi qua không bằng thời gian của 7 ngày mà bằng 3 ngày chạy thận cho con.

Chính vì thế mà trong đêm Rằm tháng Bảy, người mẹ này vẫn tự trách mình:

Nhiều khi mình thấy không có khả năng lo cho con đầy đủ nên cũng hơi buồn chỗ đó.
Có lẽ cho đến lúc mắt đã hết nhìn thấy được, chân không bước nổi nữa và tay cũng không còn đủ sức nâng bước con, bà Bé cũng sẽ không ngừng lo cho con của mình. Đó là hình ảnh của sự hy sinh, chịu thương chịu khó của tất cả những ai từng mang nặng đẻ đau. Những người con của bà Bé quá nghèo để có thể nghĩ đến điều gì khác ngoài mang đến cho bà “một bữa no” và cả đời bà cũng chưa bao giờ dám nghĩ đến điều gì hơn như thế.

Nhưng biết đâu rồi sẽ đến những mùa Vu Lan mà bà Bé được tưởng nhớ bằng một đóa hoa hồng đỏ thắm trên ngực áo; để bà còn được nghe câu cầu nguyện “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.