Vết lở miệng 'cold sore' - còn gọi là 'mụn nhiệt' - là những mụn nước mọc trên và xung quanh môi. Những mụn nước
này thường tụ chung lại thành một mụn lớn. Sau khi chúng bể ra, vết thương sẽ có một lớp mài bên trên và lành dần.
Vết lở thường lành trong vòng hai tuần .
Vết lở này lây qua tiếp xúc cá nhân, chẳng hạn như hôn. Vết lở gây ra do siêu vi herpes simplex ( HSV-1) có liên hệ
với siêu vi gây mụn loét ở bộ phân sinh dục
(HSV-2) . Cả hai có thể gây ra mụn loét ở miệng hoặc bộ phận sinh dục, và có thể lây qua đường tình dục bằng
miệng .
Triệu chứng
Hầu hết những người bị nhiễm siêu vi gây bệnh này không có triệu chứng. Tuy nhiên , họ vẫn có thể lây cho người
khác, ngay cả khi họ không có vết lở.
Đối với những người bị triệu chứng, lở miệng thường qua nhiều giai đoạn, gồm có:
-Đau râm ran và ngứa. Nhiều người cảm thấy ngứa, rát hay cảm giác đau râm ran xung quanh môi một hoặc hai ngày
trước khi mọc mụn.
-Mụn nước nhỏ thường mọc dọc theo cạnh môi, nơi tiếp xúc với da mặt, hay cũng có thể mọc xung quanh mũi hoặc
trên má .
-Chảy nước và thành mải. Các mụn nước nhỏ có thể mọc tụ lại, sau đó vỡ ra, thành vết thương hở, rỉ nước và sau đó
đóng vảy.
-Các triệu chứng có thể khác nhau, tùy theo đây là lần đầu tiên hay tái phát .
Khi bị lần đầu , một số người cũng bị:
-Sốt
-Đau họng
-Đau đầu
-Đau bắp thịt
-Sưng hạch bạch huyết
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể có vết lở trong miệng và các tổn thương thường nhầm lẫn với loét miệng . Trẻ nhỏ cũng
có khả năng lây lan virus cho các địa điểm khác trên cơ thể, chẳng hạn như ngón tay hoặc xung quanh mắt.
Khi nào cần đi khám bệnh
Vết lở miệng thường tự lành không cần điều trị. Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu:
-Bạn bị suy hệ thống miễn dịch
-Các vết lở không lành trong vòng hai tuần
-Triệu chứng nặng
-Bị đi bị lại nhiều lần
-Mắt bị phản ứng
Nguyên nhân
Vết lở miệng cold sore gây ra do siêu vi HSV. HSV-1 thường gây ra lở miệng. HSV-2 thường gây ra lỡ bộ phận sinh
dục. Tuy nhiên, một trong hai loại đều có thể gây ra lở ở vùng da mặt hoặc trên bộ phận sinh dục.
Người ta lây bệnh từ một người đang bị nhiễm bệnh. Dùng chung dụng cụ ăn uống, dao cạo và khăn tắm, cũng như
tiếp xúc trực tiếp như hôn nhau, có thể lây lan HSV-1. Quan hệ tình dục bằng miệng có thể lây HSV-1 tới bộ phận
sinh dục và HSV-2 vào môi.
Vết lở dễ lây lan nhất khi đang chảy nước nhưng người bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác ngay cả trong
thời gian không bị lở.
Điều gây khó chịu nhất là khi đã nhiễm siêu vi herpes, siêu vi này sẽ nằm im trong tế bào thần kinh trong da và có thể
hoạt động trở lại tại hoặc gần vị trí ban đầu, gây bệnh lần nữa. Bệnh tái phát thường xảy ra khi bệnh nhân:
-sốt
-đang có kinh nguyệt
-căng thẳng, mệt mỏi
-tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời
Yếu tố khiến dễ bị bệnh
Khoảng 90 phần trăm người lớn trên toàn thế giới - ngay cả những người chưa bao giờ có triệu chứng - thử nghiệm
dương tính với siêu vi gây lở miệng.
Những người bị suy hệ thống miễn dịch có nguy cơ cao bị biến chứng do siêu vi. Các điều kiện y tế và phương pháp
điều trị làm tăng nguy cơ bị biến chứng gồm có:
-Bệnh HIV / AIDS
-Bệnh eczema (bệnh khô da)
-Bị phỏng nặng
-Đang điều trị ung thư
-Đang uống thuốc chống loại bộ phận ghép
Biến chứng
Ở một số người, siêu vi gây lở miệng có thể gây ra vấn đề trong các chỗ khác của cơ thể, gồm có:
-Ngón tay. Cả HSV-1 và HSV- 2 có thể lây lan ra ngón tay. Trẻ em mút ngón tay có làm siêu vi lan từ miệng đến ngón
tay.
-Mắt. Siêu vi này đôi khi có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Nếu vết lở mọc ngay trên mắt, có thể dẫn đến
vấn đề thị giác và thậm chí gây mù.
-Bị lở toàn thân. Những người bị eczema có nguy cơ vết lở lan rộng khắp cơ thể. Điều này có thể trở thành một
trường hợp khẩn cấp y tế.
-Các cơ quan khác. Trong những người có hệ miễn dịch suy yếu, siêu vi có thể gây bệnh nơi các cơ quan như phổi,
gan và não.
Phương pháp điều trị và thuốc
Vết lở thường tự lành trong vòng hai tuần không cần điều trị. Một số loại thuốc kháng virus theo toa có thể giúp lành
bệnh nhanh, thí dụ như : Acyclovir ( Xerese , Zovirax), Valacyclovir (Valtrex), Famciclovir (Famvir), Penciclovir (
Denavir )
-Tự giúp
Để giảm bớt các triệu chứng đau lạnh , bạn có thể thử dùng kem bôi lên vét lở Docosanol (Abreva). Cần phải bôi
thường xuyên. Kem có thể làm mau lành vết lở một vài giờ hoặc một ngày. Một số thuốc mua tự do chứa chất làm
khô chẳng hạn như alcohol, có thể làm vết lở mau lành. Có thể đắp nước đá hoặc khăn ngâm trong nước lạnh để làm
bớt đau.
Giảm căng thẳng. Nếu vết lở thường đi đôi với căng thẳng, bạn có thể thử các kỹ thuật thư giãn như tập hít thở sâu
hoặc thiền định.
Phòng ngừa
-Nếu bạn bị vết lở liên tiếp nhiều lần hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho toa mua
thuốc chống siêu vi để sẵn dành uống khi bị lở.
Để giúp tránh lây cho người khác hoặc tới các bộ phận khác của cơ thể, có thể thử một số biện pháp phòng ngừa
sau đây :
-Tránh tiếp xúc da với người khác trong khi đang bị mụn nước. Siêu vi lây lan dễ nhất khi có chất ẩm từ các mụn
nước .
-Không chạm vào các bộ phận khác của cơ thể. Đôi mắt và bộ phận sinh dục đặc biệt dễ bị lây siêu vi.
-Tránh dùng chung đồ dùng, khăn, son môi và những thứ khác có thể làm lan siêu vi khi đang bị lở.
-Giữ tay sạch sẽ. Rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào người khác khi bạn đang bị vết lở.
Theo báo Viễn Đông