Bệnh tróc tế bào da và sừng bàn tay (exfoliative keratolysis, EK; recurrent palmar peeling.)Thính giả N.C.Cường từ Việt Nam, gởi thư đến câu hỏi như sau:
"Thưa Bác sĩ,
Da tay tôi luôn bong tróc nhưng không ngứa.
Tôi đã bôi thuốc mỡ Gele Betacloge kem nhưng không có kết quả.
Tôi xin trình bày thêm với bác sĩ về bệnh bong tróc da tay của tôi có vài đốm nhỏ trắng bong ra ở da đầu ngón tay và
cả bàn tay, hết lớp này đến lớp khác, mùa lạnh càng bị nhiều hơn rất khó chịu.
Tôi đã đi khám, bác sỹ bảo đây là bênh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh á xừng.
Xin hỏi bác sĩ tôi có thể bị bệnh này không?
Xin hỏi bác sĩ có thuốc chữa dứt không?
Xin cảm ơn.
N.C.Cuờng”
Tải để nghe Hỏi đáp y học: Chữa bệnh tróc tế bào da và sừng ở tay.
http://realaudio.rferl.o...fa-93e8-79ea1cd118ae.mp3Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải đáp:
Bệnh tróc tế bào da sừng bàn tay (exfoliative keratolysis, EK; recurrent palmar peeling.)
● Những vùng da bàn tay bàn chân bị lột, tróc, tái hồi.
● Ở người trẻ.
● Khá phổ biến (chừng 1/100 ngừoi mắc chứng này.)
● EK thường xảy ra hơn trong mùa nóng, nhiều hơn ở những người ra mồ hôi tay chân nhiều (focal hyperhidrosis.)
Bắt đầu bằng một bong bóng không khí ở mu đầu ngón tay, hay lòng bàn tay. Sau đó, da lột ra, chỉ còn một vành da
khô viền chung quanh một vùng da đỏ, bị trơ trụi, không được che chở, dễ đỏ, khô và nứt nẻ. Thường không ngứa.
Có khi ở đầu ngón tay, da bong ra ở lớp tế bào sâu hơn, da cứng lại, tê và một thời gian lâu hơn mới rụng lớp da này
ra.
Nguyên nhân:
Phần ngoài của da, chúng ta có một lớp tế vào gọi là tế bào hoá sừng và không nhân gọi là corneocyte (corn=sừng,
cyte= tế bào). Những tế bào chồng lên nhau và được gắn liền với nhau, tạo nên lớp sừng (stratum corneum) khắn
khít, có vai trò che chở cho những tế bào biểu bì ở dưới (epidermis.) Chỉ những tế bào corneocyte nằm ở ngoài dần
dần bị thải đi (lúc tắm, chà xát, kỳ cọ) trong lúc tế bào mới ở dưới đáy được thành hình và ùn lên. Nếu lớp sừng này
chứa quá ít nước, quá khô, lớp sừng bị dòn và nứt nẻ.
Trong bệnh EK, các tế bào sừng corneocyte bổng nhiên tách rời nhau, không khắn khít như trước, tạo nên những
khoảng trống trong lớp sừng. Do đó từng mãng tế bào sừng bị tẻ ra, da lột ra, để lộ lớp biểu bì ở dưới. Chúng ta
chưa hiểu nguyên nhân. Không thấy yếu tố di truyền.
Định bệnh:
EK thường xảy ra trên bàn tay, bàn chân, lớp da phía dưới da tróc tương đối bình thường.
Phân biệt:
1. Bệnh eczema ("chàm", viêm da cơ địa) ngứa, có thể có những bong bóng nước nhỏ nằm trong lớp da (thường
đáp ứng tốt với thuốc corticoid thoa).
2. Nhiễm trùng da do nấm (tinea): những vết thương hình tròn, bờ chung quanh nhô lên, có vảy li ti, ở trung tâm thì
lại trống, nếu cấy (culture) thì có thể phát hiện ra nấm gây bệnh.
3. Bệnh nhân có thể bị định bệnh lầm là viêm da (dermatitis), viêm da do tiếp cận với chất gây dị ứng (allergic
contact dermatitis)(loại bỏ bằng cách chứng minh da bệnh nhân không dị ứng lúc dán chất bị nghi ngờ lên da {patch
test]); hoặc chất là da khó chịu (irritant contact dermatitis; vd housewife ‘eczema (viêm da bàn tay tay các bà nội trợ
mang găng tay cao su ầm ướt, tiếp xúc với nhiều với các chất tẩy rửa, làm da khó chịu).
4. Hyperkeratosis: da hoá sừng quá dày, khô, nứt nẻ.
Chữa trị:
● Không có thuốc đặc trị. Corticoid không hiệu nghiệm. (Thuốc thoa vị thinh giả nhắc đến (Gelebetacloge) gồm
một chất corticoid, một thuốc kháng sinh gentamicin và một thuốc chống nấm clotrimazole).
● Đa số trường hợp chỉ phiền toái, không nguy hiểm.
● Phần lớn từ từ bệnh tự khỏi.
● Tránh các chất làm da khó chịu: ngâm nước nhiều quá, xà phòng, thuốc tẩy, thuốc giặt. Mang găng tay nếu cần.
● Thoa các thuốc làm mềm da (emollient) như vaseline, lotion thoa da có chứa urea, silicon, lactic acid. (urea và
lactic acid làm da giữ nước tốt hơn (humectant), mềm mại hơn và giúp những tế bào da chết được đào thải dễ dàng
hơn (keratolytic.)
● Quang hoá trị liệu (photochemotherapy)(PUVA): thuốc psoralen (P) là một chất rút từ thực vật làm cho da phản
ứng tạm thời với tia cực tím A (ultraviolet light, UVA). Phần da bệnh được thoa thuốc psoralen (vd methoxsalen), sau
đó được rọi UVA vài lần /tuần với thời gian tăng dần. Nơi không có máy chiếu UVA, bs có thể dùng ánh nắng nhưng
không điều chỉnh được liều lượng chính xác.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiển