logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/04/2014 lúc 06:47:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Mùa đông vừa qua tôi đến San José Hoa Kỳ, nhiều nghệ sĩ định cư Westminster, Los Angeles đến thăm tôi và đặt nhiều câu hỏi liên quan tới nghệ thuật sân khấu và đời sống của nghệ sĩ cải lương trong các thập niên 40, 50, 60, 70.
Một số câu hỏi đã được giải đáp, có vài câu hỏi mà bây giờ tôi mới viết trên trang Thời Báo để trả lời vì đó là những chuyện phải kể dài dài, nói cặn kẽ thì mới đáp ứng được yêu cầu của người hỏi.

Bạn Trần Nhật Phong, ký giả báo NV đồng thời là phóng viên của đài phát thanh địa phương, hỏi tôi: “Cách đây độ 14, 15 năm, cháu có nghe chuyện một ông cầm chầu hát bội bị ông thần đình làng Thắng Tam vật chết. Vợ cháu là nữ nghệ sĩ Hồ Quảng Phượng Mai tin là chuyện có thật, cháu thì cháu không tin, nếu bác biết chuyện đó thì xin kể cho vợ chồng cháu nghe và bác nói rõ ý của bác về chuyện đó như thế nào?”.

Nữ nghệ sĩ Phượng Mai (vợ của ký giả Trần Nhật Phong) là cháu ngoại nuôi của nữ nghệ sĩ hát bội Cao Long Ngà, người nghệ sĩ tài danh mà Hội Khuyến Lệ Cổ Ca Saigon phong tặng là một trong ngũ trân châu, tức là năm viên ngọc quý của nghệ thuật hát bội, gồm cô Năm Nhỏ, cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Năm Sadec, cô Ba Út.
Chồng của bà Cao Long Ngà là cầu thủ của đội tuyển bóng đá Étoile Gia Định, được mệnh danh là Triệu Tử Xường (Arrière Xường), từng đấu với đội tuyển Hồng Kông, mà trung phong của đội Hồng Kông là Lý Huệ Đường, người có tài đi banh qua mặt các hàng phòng thủ tinh nhuệ nhứt của các đội bóng hội tuyển Đông-Nam Á. Chỉ có đội Étoile Gia Định với cặp thủ thành Goal Tịnh và Arrière Xường mới đủ sức cản sự bức phá và tấn công của Lý Huệ Đường. Ông Sáu Xường từng đi dự các trận đá banh quốc tế, có kiến thức sâu rộng nên ông nói rằng muốn cho cháu Phượng Mai ca hay, diễn giỏi thì phải rước nhiều thầy chuyên môn khác nhau trong lãnh vực sân khấu để chỉ dạy cho Phượng Mai.
Vì vậy, nữ nghệ sĩ Phượng Mai được minh sư Minh Tơ rèn luyện trong lớp Đồng ấu Minh Tơ, được sư phụ Đức Phú dạy ca Hồ Quảng, được nhạc sĩ Bảo Thu dạy ca tân nhạc và được hai ông bà Cao Long Ngà và Sáu Xường dạy cho những động tác tinh túy của Hát Bội và Hát Quảng. Nữ nghệ sĩ Phượng Mai từ nhỏ đến lớn sống quanh quẩn nơi sân khấu đình Cầu Quan, cô cũng nhiều lần đi hát cúng đình ở Thủ Dầu Một, Vũng Tàu hay Tân An… nên cô rất tin tưởng nơi Tổ nghiệp và các ông thần Thành Hoàng Bổn Cảnh được thờ phụng trong đình.
Vì biết tâm ý của Trần Nhật Phong và Phượng Mai không giống nhau nên tôi chỉ kể lại chuyện đã xảy ra mà không nói ý kiến kết luận của tôi.

Năm 2000, tôi và vợ tôi về thăm quê hương sau hơn mười năm định cư tại Canada. Trong dịp Tết, vợ chồng tôi đi Vũng Tàu, tôi gặp anh Đinh Bằng Phi, cô Kim Thanh, Ngọc Dung, Ngọc Đáng và anh Xuân Quan, các bạn ra hát chầu nhân dịp Lễ Hội Kỳ Yên.
Vũng Tàu ngày Tết quá đông du khách nhưng không có tiếng pháo, không có cái không khí Tết như ngày trước. Chỗ nào cũng treo cờ trước mỗi nhà, mỗi tiệm, có không biết cơ mang nào là biểu ngữ và cờ, tôi có cảm giác là cuộc lễ gì đó chớ không phải là ngày Tết.
Cô Ngọc Đáng nói: “Chú biết hông, cái Tết 25 năm sau cái năm 75, nên người ta tổ chức như vậy đó. Tết ở Vũng Tàu buồn lắm, không pháo, chợ Tết bán bánh mứt, chợ hoa có hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai rừng. Tết mà không có pháo giống như ăn mắm kho mà không có rau, không có ớt, không có thịt ba rọi, không tôm, không cá”. Tôi phì cười, nghĩ là cái con nhỏ nầy cũng quên tuốt các món ăn ngày Tết, bánh tét thịt kho tàu, dưa giá cá kho… Anh Đinh Bằng Phi cắt đứt dòng suy nghĩ lang bang của tôi: “Anh chị Phương muốn coi hát chầu trong dịp lễ cúng Kỳ Yên, tôi sợ chầu hát năm nay có ‘sự cố’”.
Sự cố?… Sự cố gì? Gánh hát đã dọn tới trước hai bữa, đã bông rạp, dựng cảnh xong xuôi. Khi đoàn hát tới, Ban trị sự của Đình tổ chức rước trang thờ Ông trọng thể, đúng với tập tục xưa nay mỗi khi Đình tổ chức cúng lễ hội Kỳ Yên. Diễn viên cũng là những diễn viên thượng thặng của ngành Hát Bội hiện nay.
Anh Đinh Bằng Phi, một diễn viên, kiêm tác giả, kiêm đạo diễn và cũng là một nhà nghiên cứu nghệ thuật Hát Bội, chỉ có đứng sau nhà nghiên cứu đốc phủ Đỗ Văn Rỡ thôi, anh Đinh Bằng Phi là một diễn viên tài ba, khi anh thủ diễn vai Quan Công trong tuồng Quan Công Đơn Đao Phó Hội thì khán giả trầm trồ khen anh như ngày xưa người ta đã trầm trồ khen anh Minh Tơ trong vai nầy. Lần nầy hát ba thứ San Hậu, anh Đinh Bằng Phi sẽ thủ vai thái giám Tử Trình. Khán giả chỉ nghe giới thiệu tên Đinh Bằng Phi và vai thái giám Tử Trình là đã nô nức rủ nhau đến đình Thắng Nhì để coi anh hát.
Còn các vai nữ thì sao? Trước hết cần kể đến tên đào Ngọc Đáng. Trước năm 1975, Ngọc Đáng được khán giả ái mộ tặng cho danh hiệu là một trong ngũ nữ tướng của sân khấu tuồng cổ: Xuân Yến, Thanh Loan, Thanh Thế, Bạch Lê và Ngọc Đáng. Ngọc Đáng là con nhà nòi, cha mẹ của cô là đôi nghệ sĩ tài danh Tư Minh và Ngọc Xứng trên sân khấu tuồng Tàu Phụng Hảo. Năm 13 tuổi, Ngọc Đáng đã nổi danh trên sân khấu Kim Mai – Thanh Bình. Lúc đoàn nầy hát trên sân khấu Đình Cầu Muối thì khán giả đến xem Ngọc Đáng trong các vai Mạnh Lệ Quân, Bàng Quí Phi, Lý Thần Phi, Tiêu Anh Phụng, Lưu Kim Đính.
Sau 1975, Ngọc Đáng là đào chánh đoàn An Giang – Khánh Hồng. Cô cũng từng là đào chánh đoàn Minh Tơ, đoàn Huỳnh Long, đoàn Sàigòn 1, cùng với Bạch Mai đào luyện các diễn viên trẻ. Ngọc Đáng lần nầy thủ vai Đổng Mẫu trong vở San Hậu thứ ba.
Đào Kim Thanh là một nữ diễn viên xuất sắc mà giới phê bình sân khấu thường ví như cô Năm Đồ tái sinh. Kim Thanh cũng thuộc về con nhà nòi. Cha cô là nhạc sĩ Văn Long, chuyên đánh trống trong dàn nhạc hát bội của đoàn hát bội Vĩnh Xuân Ban, rồi sau thành đoàn Minh Tơ, đoàn Hồ Quảng Minh Tơ; mẹ cô là nữ nghệ sĩ Kim Bông. Ông Cố của Kim Thanh là ông Bầu Tân, ông Nội là kép hát bội tên Hai Bảng và bà nội là đào Kim Nương.
Kim Thanh được sanh ra và lớn lên ngay trong đoàn hát Vĩnh Xuân Ban – Minh Tơ, tại đình Cầu Quan nên ngay khi còn thơ ấu, đêm ngày nghe tiếng đờn giọng hát, lên sáu, lên bảy đã theo học hát lớp Đồng ấu Minh Tơ nên về phương diện ca, diễn, Kim Thanh được sự chân truyền của minh sư Minh Tơ và được chính cha mẹ cô chỉ dạy thêm.
Kim Thanh cho biết tiếng trống của cha cô đã giúp cô thành đạt trong vũ đạo trên sân khấu, cô nói: “Hồi nhỏ, tôi thường theo ba tôi, ngồi trong cánh gà coi hát, tôi thấy ba tôi vừa đánh trống vừa nhìn chăm bẳm ra sân khấu. Ba tôi làm việc rất căng thẳng suốt buổi diễn, tai nghe, mắt nhìn, chăm bẳm theo dõi từng diễn biến: người bước ra, kẻ bước vô, từng động tác, chấm dứt lời ca… mọi thứ đều phải qua tay đánh trống của ba tôi. Ba tôi cầm hai chiếc roi trống, thoăn thoắt trên mặt trống chiến, khi đánh vào giữa, lúc lại ra sát vành ngoài, rồi điểm mõ, gõ dăm, tiếng đục, tiếng trong, với biệt tài điêu luyện, ba tôi đã gây không khí cho từng lớp diễn, cho từng diễn viên, từng điệu hát bằng tiếng trống để cùng dàn nhạc đi vào những tấu khúc hùng tráng hay bi cảm. Khi tôi diễn vai Bàng Quí Phi, lúc chạy gối xin tội với vua Tống thì chính là tiếng trống giúp tôi chạy gối nhuyễn hơn, khi thủ vai Lưu Kim Đính sát tứ môn, đến cửa thành thứ tư, con tuấn mã kiệt sức chết thì tiếng trống vuốt nhẹ và run đều, khiến cho tôi cảm giác đôi chân run rẩy của con tuấn mã bị kiệt sức, vậy nên tôi mới thật sự xúc động mà diễn lớp đó thật hay…”
Kim Thanh nức tiếng là nữ diễn viên thinh sắc lưỡng toàn, lần nầy thủ diễn vai Tạ Nguyệt Kiều thì bảo đảm khó có ai diễn hay hơn được.
Còn Xuân Quan, anh kép trẻ nổi danh trong vai Triệu Tử Long trong tuồng Triệu Tử Long Nhập Cam Lộ Tự, cũng là một kép hát bội tài ba. Tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn, Xuân Quan đã thủ diễn nhiều vai kép võ mặt trắng rất hay. Xuân Quan thành danh từ năm 1980, được nghệ nhân Công Chấn thương tài, gả cho con gái là nữ diễn viên tài sắc tên Thanh Trang. Xuân Quan lần nầy thủ vai Khương Linh Tá.
Và Ngọc Dung, nữ diễn viên hai lần được huy chương vàng hội diễn hát bội ở Bình Định và Sàigòn, sẽ thủ vai Phàn Phụng Cơ…
Điểm qua tài năng của các ngôi sao sân khấu hát bội trong lần hát chầu nầy để thấy rằng “sự cố” mà anh Đinh Bằng Phi lo sợ không phải là do diễn viên không đủ tài đảm đương các suất hát chầu nầy, mà là do người của địa phương Vũng Tàu. Khi đi tàu cao tốc ra đây, anh nghe phong phanh là trong Ban Quí Tế cúng đình lần nầy, ông chấp sự Hai Điểm là người cầm chầu trong các suất hát.
Tôi trấn an anh rằng dù người cầm chầu khó tánh tới mức nào, ắc cũng khó lòng bắt bẻ nghệ thuật ca diễn của các nghệ sĩ có tay nghề bậc thầy như các anh, các cô đây.
Đình Thắng Tam được trang trí lộng lẫy, để gìn giữ không khí cúng đình ngày xưa. Đình được sơn son, phết vàng, các câu liễn trên các cột đình cũng được tô vẽ như mới, bên trong bàn thờ khói hương nghi ngút.
Quanh đình, hàng quán mọc san sát như hội chợ. Vừa là dịp Tết, vừa lễ hội cúng đình nên ngoài những hàng bán nhang đèn, vàng mã, còn có nhiều quán cơm chay, mặn, có nơi bán nước giải khát, có cả những quán bán trái cây, nhiều nhứt là nhãn, đặc sản nổi tiếng của Vũng Tàu. Tôi mua một ký nhãn rồi mời các bạn vô quán cơm có một tấm bảng quảng cáo: “Rừng Cá, Núi Tôm”, tôi thấy “bắt mắt” vì tấm quảng cáo kỳ khôi nầy.
Ngọc Đáng nhìn tôi cười cười, tôi ngơ ngác, hỏi: “Bộ có gì không ổn sao?”
Ngọc Đáng nói: “Nhìn bộ dạng của chú, người ta biết là Việt Kiều mới về nước lần đầu nên mới mắc bẫy vì cái tấm quảng cáo Rừng Cá Núi Tôm đó. Nói chú đừng giận con! Người ta đi biển, ăn cua, ghẹ, đồ hải sản là ra bãi sau, các quán Thùy Vân, quán Thùy Trang của Bà Ba Lệ.. .vừa ăn hải sản khoái khẩu, vừa nhậu ruợu bia ngoại hạng, hóng gió biển, nhìn sóng ào ạt xô đuổi nhau chạy vô bờ, lại được xem trai xinh gái lịch trong những bộ quần áo tắm thời trang, chớ ai đi đến đình Thần mà ăn hải sản?”
Tôi biết mình hố rồi, nhưng không sao, nay mai còn ở Vũng Tàu, ra bãi sau, bãi trước hay đi vòng núi lớn, núi nhỏ gì rồi cũng sẽ tuần tự nhi tiến mà. Chúng tôi chưa hết chai bia đầu tiên thì anh Năm Nhi, kép hát trong đoàn đến, nói ông Hai Chấp Sự mời anh Đinh Bằng Phi đến bàn việc quan trọng.
Anh Đinh Bằng Phi nói với tôi: “Sự cố mà tôi nói là đây rồi. Anh Nguyễn Phương đi với tôi nhe. Các cô ở lại dùng cơm rồi vô đình nghĩ, tối hát. Khi nào diễn chầu xong xuôi, chúng ta sẽ ở thêm hai ngày, đi tắm biển, dạo núi rồi về Sàigòn”.
Tôi kêu vợ tôi chi tiền, lo khoản đãi các nghệ sĩ ăn uống thoải mái. Đinh Bằng Phi dẫn tôi vô đình thì được người trong đình mời ra xe ngựa đã chuẩn bị sẵn, đưa chúng tôi ra bãi sau, nơi nhà riêng của ông Hai Chấp Sự.
Đinh Bằng Phi cho tôi biết ông Hai Chấp Sự tên thật là Sáu Quắn, trước kia là kép hát bội, con cháu của bà Ba Ngoạn, tay nghề rất giỏi nhưng con nhà giàu nên về Vũng Tàu kế nghiệp ông cha làm chủ ghe cá và một hãng làm khô, mắm, chủ quán nhậu nổi tiếng. Vì vậy ông không theo ghe hát nữa. Và vì là con nhà giàu, tánh hào phóng, được coi là nhân sĩ địa phương nên ông được bầu vô Ban Quí Tế, Ban Trị Sự Đình. Hễ có cúng đình, xây chầu hát bội thì ông cầm chầu và hát hay cỡ nào cũng chỉ thưởng cho đào kép hai cái đánh “thùng” thôi chớ không hơn, mà đánh nghe nhỏ rí nên người ta tặng ông biệt danh là Hai Điểm, tới quán nhậu của ông, người ta kêu ông là Sáu Quắn, tới lễ cúng Kỳ Yên thì người ta gọi ông là ông Hai Điểm!
Nhà Hai Điểm là một villa nhỏ ở Hàng Dương, mặt tiền hướng ra biển. Ông Hai Chấp Sự đang ngồi bên một cái bàn đá cẩm thạch, đặt trước sân, trước mặt có bình trà, ông thấy chúng tôi, mời ngồi, mời uống trà rồi nói: “Tôi chờ các anh đã lâu. Mình ngồi đây uống trà, bàn chuyện. Trẻ nhỏ lo cơm nước xong thì mình vừa ăn vừa tiếp tục câu chuyện. Vậy có gì phiền hai anh không?”
Tôi nói ngay, tôi là nghệ sĩ nhưng đi định cư ở Canada lâu quá rồi, nhớ quê hương, nhớ gánh hát và không khí cúng đình ngày xưa nên theo gánh hát ra Vũng Tàu, nếu là chuyện nội bộ của Ban Trị Sự Đình và Đoàn Hát, tôi xin ra trước sân nhà, ngắm bãi biển cho hai anh bàn chuyện thoải mái hơn. Hai Điểm nói không cần, vì anh ở nước ngoài, còn nhớ quê hương, nhớ nghiệp Tổ thì ngồi đây bàn chuyện cũng hay lắm chớ.
Và sau đây là câu chuyện mà Đinh Bằng Phi có dự cảm là “sự cố”:
Ông Hai Điểm hỏi: “Lần nầy các anh hát chầu mấy thứ”
- Thì hát San Hậu, ba thứ như Ban Trị Sự đã bàn với chúng tôi.
- Ba thứ, có nghĩa là San Hậu thứ ba, có lễ Tôn Vương, Phong Soái.
- Dạ , đúng vậy, mình không thể hát thiếu. Với lại lễ Tôn Vương, Phong Soái thì mới kết thúc tuồng, vừa xôm, vừa có hậu. Khán giả khoái nhứt là cái Lễ Tôn Vương nầy.
- Tôi mời anh ra riêng đây là để bàn với anh: hát San Hậu Thứ Ba mà không có Lễ Tôn Vương.
Anh Đinh Bằng Phi ngỡ rằng lâu quá ông Hai Điểm không theo gánh hát, quên tuồng tích nên nhắc lại, tuồng San Hậu thứ ba có 4 lớp hát rất hay như:
- Lớp bà Nguyệt Kiểu xuống tóc đi tu giữa một đám em họ Tạ gian thần cướp ngôi vua Tề, một người chị trung chính, vứt bỏ phú quí vô chùa nương cửa Phật để rồi phải sa vào tay lũ ác tăng.
- Trận chiến giữa Tạ Ôn Đình và tướng trẻ Phàn Diệm và bị thua Phàn Diệm.
- Lớp Treo Đổng Mẫu buộc Kim Lân qui hàng.
- Kết thúc có hậu, bà Nguyệt Kiểu tự trói mình, đề nghị Tề Ấu quân giao bà cho họ Tạ để đổi lấy bà Đổng Mẫu. Sau đó quân tướng thành San Hậu đánh thắng họ Tạ, chém chết Tạ Ôn Đình, đưa Ấu quân lên ngôi tức vị. Đó là làm lễ Tôn Vương, Phong tướng.
Ông Hai Điểm để cho Đinh Bằng Phi kể chuyện tuồng, rồi mới từ tốn nói: “Chuyện tuồng thì là vậy. Hồi xưa, tôi theo nghiệp Tổ, tôi cũng nghĩ là sân khấu và cuộc đời giống nhau. Kẻ gian ác tham lam, có lúc đắc thời nhưng tàn cuộc thì bao giờ cũng bị quả báo. Gian thần soán ngôi đoạt vị thì thế nào cũng bị tướng trung và Minh quân hồi trào phục nghiệp, bắt đem chém đầu hay xử lăng trì. Rồi thì làm lễ Tôn Vương, Phong soái. Đó, hai anh nhìn ra biển mà coi, sóng biển tung tăng đùa giỡn, nhưng dưới lòng biển, ngoài khơi ngàn trùng xa cách đó, có cả triệu người vùi thây mất xác… Nếu linh hồn oan ức của họ còn lởn vởn đâu đó thì nhứt định là họ mong có một ngày quân tham ác, cướp ngôi đoạt vị phải bị trừng trị, rồi thì có lễ tôn vương cho người dân sống thoải mái tự do hơn. Vậy mà 25 năm qua rồi, chưa có lễ Tôn Vương… mà cũng chẳng biết đến bao giờ mới có lễ Tôn Vương thật sự. Vậy nên, tôi muốn suất hát San Hậu thứ ba không có lễ Tôn Vương để cho thánh thần và dân tới coi hát nhớ là chưa có lễ Tôn Vương, bọn gian thần Tạ Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình vẫn còn đó.”
Đinh Bằng Phi ngồi gãi đầu, gãi tai, kêu khổ, kêu khó: “Ông không bị ai ràng buộc, muốn làm sao cũng được, còn tụi tui khó à nghen. Mà nói cho cùng, hồi xưa đất nước mình lọt vô tay quân Pháp, vua Annam bị đày đi Phi Châu thì hát bội tuồng San Hậu cũng có lễ Tôn Vương kia mà.”
- Hồi đó tụi Tây cho dân mình ăn bánh vẽ, nên hát bội nó khuyến khích mình hát lớp Tôn Vương. Bây giờ hỏng lẽ mình ru ngủ bà con mình bằng cái lớp Tôn Vương giả tạo đó sao?
Tôi nghĩ ông Hai Điểm có cái lý của ổng, mà đoàn hát bội thì có cái hoàn cảnh bất khả kháng của đoàn, thôi thì cứ ăn cơm, no bụng rồi mới tính tới.
Bữa đó ăn cơm nhà của ông Hai Điểm cũng có cá, có tôm, nấu ăn rất ngon, nhưng Đinh Bằng Phi như ngồi nuốt từng cục đá, nghẹn cổ họng, nuốt không trôi. Ông Hai Điểm nói cho Đinh Bằng Phi và tôi yên tâm: “Mà nói cho hai anh nghe vậy thôi. Hát xướng là phận sự của các anh, còn cầm chầu là quyền thưởng phạt do tôi. Tối nay mình gặp lại nhau. Nói thiệt, tôi đau dạ dày, nghĩ ngợi lung tung càng đau nhiều hơn, tôi muốn quên hết, quên cái sân khấu và sự đời, quên luôn cái lớp tuồng soán ngôi và giết phản thần, Tôn Vương… Phải, quên hết đi, để mà ăn một bữa cơm ngon lành”.

Đêm hát thứ ba ở Đình Thắng Nhì làm cho tôi nhớ đời. Ông Hai Chấp Sự trong hai đêm trước cầm chầu, đánh trống chầu thưởng giọng hát, điệu bộ của các diễn viên thiệt là hào phóng, đánh trống thật lớn, chụp tay đè mặt trống vừa phải, anh em có lỡ hát cương cũng không bi gõ dăm trống. Tôi và Đinh Bằng Phi rất cảm kích ông. Ông dám đem tâm sự thầm kín ra nói với mình và thông cảm hoàn cảnh của anh em để tránh cho anh em gặp rắc rối.
Ngoài sân khấu Tạ Ôn Đình đã bị chém đầu, trống chiến đánh dồn dập, sắp tới lễ Tôn Vương,
Ấu Quân hát:
Bá quan, truyền văn võ bá quan.
Nhập triều nội tôn vương tức vị.
Xuân Quan (vai Phàn Diệm):
Nhập triều nội Tôn Vương tức vị.
Đến lớp hát nầy thì trống đổ, các tướng trung theo ngôi thứ, múa giáp bước vô triều, chót hết Ấu Vương ra…
Tôi thở ra một hơi khoan khoái, không còn bị ám ảnh về câu chuyện không cho hát lớp Tôn Vương, bỗng tôi nghe một tiếng “thùng” thật lớn, rồi tiếng trống tắc nghẹn ngay vì bị bịt mặt trống.
Ông Hai Điểm đánh trống thật mạnh, bịt mặt trống xong quăng đôi dùi trống lên sân khấu, vẻ mặt giận dữ, bỏ ra khỏi đình ngay tức khắc.
Thông thường khi ông Chấp Sự cầm chầu quăng dùi trống là để trừng phạt toàn Ban đã hát bậy, làm ô uế khán trường, nhục mạ, xúc phạm linh thần. Trên sân khấu toàn Ban ngơ ngác. Khán giả cũng ngơ ngác. Đoàn bỏ màn hát, chấm dứt tuồng không có lớp Tôn Vương. Không ai hiểu lý do vì sao mà ông Chấp Sự quăng dùi trống phạt toàn Ban, chỉ có Đinh Bằng Phi là ngầm hiểu vì sao tới lớp Tôn Vương lại xảy ra sự cố.
Mặc cho anh em bàn tán, mặc cho khán giả phàn nàn, chúng tôi chạy đuổi theo ông Hai Điểm:
Ông thổ huyết trầm trọng sau cái đêm ngăn không cho hát lớp Tôn Vương.
Cả đoàn hát đi tiễn linh hồn người quá cố, anh em có người dị đoan cho là ông Hai Điểm cầm chầu, thưởng phạt sai nên Thần Hoàng Bổn Cảnh trừng phạt.
Tôi hiểu là ông bị đau dạ dày tới mức trầm trọng. Cái đêm cầm chầu cuối đời của ông, ông đã đánh trống và quăng roi trống tỏ vẻ bất lực, không thay đổi được thời thế. Ông thổ huyết vì quá xúc động.
Kể đên đây, tôi nói: “Đó, câu chuyện về cái chết của ông cầm chầu hát bội 15 năm trước là vậy đó. Phượng Mai và Trần Nhật Phong tự tìm cái kết luận cho chính mình đi”.
Nghệ sĩ Phượng Mai: “Cháu thì cháu nghĩ… à… là… Cha! Sao mà khó có ý kiến quá…”
Ký giả Trần Nhật Phong giọng buồn buồn, nói chầm chậm: “Cuộc Đời và Sân Khấu không giống nhau. Những kẻ gian ác còn sống giàu sang phây phây ra đó, những kẻ có lòng trung chính, thật thà cứ phải chịu gian nan. Bao giờ mà Ông Trời, Thượng Đế làm soạn giả, soạn tuồng thì hy vọng ổng viết việc thưởng phạt công minh và mau lẹ, để người đời thấy lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt, ân oán phân minh”.

Soạn giả Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.200 giây.