logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/05/2014 lúc 09:36:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Trước năm 1954, chưa từng có cuộc thi hoa hậu nào diễn ra trên đất Việt nói chung và Hà Nội nói riêng. Người ta chỉ tổ chức các cuộc thi người đẹp tại các chợ phiên để chọn ra hoa khôi. Ở Hà Nội, từ năm 1902 đến năm 1941, có 15 cuộc thi người đẹp nhưng ngoài các hoa khôi, đất Kinh kỳ còn có rất nhiều giai nhân.

12 hoa khôi…
Chào mừng Hà Nội trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương và khuếch trương sự phát triển của thuộc địa, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) đã tổ chức hội chợ rất lớn tại phố Gambetta từ tháng 11-1902 đến tháng 1-1903, với nhiều quốc gia trong vùng và trên thế giới tham gia. Ngoài các gian trưng bày sản vật, hội chợ còn có quán bán cà phê, rượu; ban tổ chức đã bày ra rất nhiều trò chơi như: Leo cột mỡ, bịt mắt đập niêu và đặc biệt là thi người đẹp. Chương trình hội chợ ghi rõ “Thứ hai ngày 19-1-1903 vào 10 giờ sáng có hai cuộc thi: Người đẹp và người xấu dành cho người bản xứ. Giải nhất mỗi cuộc thi là 50 đồng, giải nhì 25 đồng và giải khuyến khích 15 đồng” (1 tạ gạo thời điểm này là 3 đồng).

Dù Hà Nội là nhượng địa, sống theo luật của Pháp nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội vẫn rất nặng nề, nên dù Đốc lý Hà Nội là Baille Frédéric đã lệnh cho các phố trưởng cử các cô gái xinh đẹp chưa chồng dự thi nhưng không cô gái nào dám tham gia. Cuộc thi cũng rất đơn giản, người tham gia mặc áo dài, vấn tóc đuôi gà, đi vài vòng trên sân khấu để ban giám khảo chấm điểm. Người đẹp nhất đạt danh hiệu hoa khôi. Đây là cuộc thi người đẹp đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên thời đó rất ít báo và Hà Nội chưa có báo tiếng Việt nên không biết ai giành vương miện hoa khôi.

Sau hội chợ năm 1902, mãi đến năm 1918 chính quyền mới tổ chức lần thứ hai nhưng không ở cấp độ toàn xứ Đông Dương mà chỉ là chợ phiên cấp độ thành phố do Đốc lý Hà Nội Jobouille Edmond (nắm quyền từ ngày 8-2-1917 đến 24-5-1919) tổ chức. Chợ phiên diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 12 năm 1918 và có thi người đẹp. Hai năm tiếp theo, năm 1919 và 1920, Hà Nội tiếp tục tổ chức chợ phiên và không thể thiếu thi người đẹp vì thu hút rất đông dân chúng đến xem. Đến năm 1922, người ta lại tổ chức hội chợ của xứ Đông Dương tại Hà Nội. Sau đó từ các năm 1923 đến 1927 thì tổ chức ở Sài Gòn nên tham gia cuộc thi người đẹp chủ yếu là các cô gái ở thành phố này. Năm 1928, Hà Nội định tổ chức chợ phiên nhưng sau đó do suy thoái kinh tế thế giới nên đành phải bỏ.

Mặt trận Dân chủ thắng thế tại chính trường nước Pháp, nên năm 1936 rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Hà Đông, Nam Định đã tổ chức thi người đẹp tại các chợ phiên. Người đoạt danh hiệu hoa khôi Hà Nội trong cuộc thi người đẹp năm 1938 là Trần Thị Thành, cháu ngoại của nhà tư sản Hưng Ký, ông chủ của các nhà máy gạch nổi tiếng Đông Dương. Cuộc thi này đã có những thay đổi lớn là thí sinh hoàn toàn tự nguyện. Ngoài mặc trang phục truyền thống, thí sinh còn mặc các trang phục do các nhà may thiết kế. Người giành danh hiệu hoa khôi được món tiền khá lớn và đứng trong lồng kính cho mọi người ngắm trong vòng 1 tiếng ở Bờ Hồ.

Năm 1939, nổ ra Chiến tranh Thế giới lần thứ II, cuối năm 1940, Nhật đưa quân vào Hà Nội, hàng hóa nhập cảng khan hiếm, để khuyến khích sản xuất trong nước, năm 1941 chính quyền thành phố đã tổ chức chợ phiên ở Ấu Trĩ Viên. Giành danh hiệu hoa khôi tại cuộc thi người đẹp trong hội chợ này là cô Tân. Cô Tân học ở Trường nữ Hàng Cót từng hút hồn thanh niên Hà Nội, nhất là khi cô mặc đồ bơi, bơi ở bể bơi Quảng Bá. Cô chính là mẹ ca sĩ Khánh Ly nổi tiếng với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tính từ cuộc thi người đẹp năm 1902 cho đến cuộc thi cuối cùng năm 1941, Hà Nội có tất cả 12 hoa khôi.

… và giai nhân
Cùng với các hoa khôi, Hà Nội xưa có rất nhiều giai nhân, trong đó người ta hay bàn tán về “Hà thành tứ mỹ” gồm: Cô Bính Hàng Đẫy, cô Nga Hàng Gai, cô Síu Cột Cờ và cô Phượng Hàng Ngang.

Vương Thị Phượng là con gái yêu của thương gia Hoa kiều Vương Toàn Thắng, nhà bán hàng tơ lụa giàu có. Theo người đời truyền tụng thì cô đẹp đến nỗi bất cứ ai đi qua cửa hàng cũng phải ngoái đầu lại hoặc đi đi lại lại vài lần để ngắm cô. Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng đôi mắt của Vương Thị Phượng là đôi mắt “hoàng diệp lạc” nghĩa là con mắt uốn cong tựa như lá vàng rơi trong gió… Có người lại ví đôi mắt của cô là đôi mắt “bán thụy phượng hoàng” như con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ.
UserPostedImage
Cô Phượng Hàng Ngang

Nhà văn Vũ Ngọc Phan, trong cuốn hồi ký Những năm tháng ấy đã dành những từ ngữ hoa mỹ nhất để tả vẻ xuân sắc của người đẹp: “Cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi cười. Gò má cô hơi cao, ửng hồng, làm cho khuôn mặt trái xoan của cô có sức quyến rũ, giống như nữ diễn viên điện ảnh Marlen Dietrich lừng danh thời bấy giờ”. Theo nhà báo Phùng Bảo Thạch thì cô Phượng đẹp lắm. Sắc đẹp của cô như chất thuốc phiện. Nó quyến rũ, cuốn hút người ta. Ai đã vướng vào thì khó mà thoát ra được.

Với suy nghĩ “con Tàu lại gả cho Tàu” nên cô Phượng được bố mẹ gả cho A Cẩu, người Hàng Đào, cháu của ông chủ tơ lụa Phan Vạn Thành. Đáng tiếc, chồng cô lại là hạng công tử bột ăn chơi, cờ bạc rượu chè.

Số phận trớ trêu đã đưa đẩy nàng gặp Hoàng Hồ (bút danh quen thuộc của Hoàng Tích Chu). Hoàng Tích Chu sinh ra trong một gia đình quan lại có tiếng, quê làng Phù Lưu (Bắc Ninh). Hoàng Tích Chu đã tài hoa lại đẹp trai với đôi mắt sắc và thông minh, tầm vóc vững vàng, nói chuyện hấp dẫn. Năm 1921, ông ra Hà Nội xin vào làm cho tờ Nam Phong rồi gặp Vương Thị Phượng.

Khoảng cuối năm 1922, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn. Lúc này, Chu đã quyết chí sang Pháp học nghề làm báo. Chu bảo Phượng trở về Hà Nội xin với ông huyện Bình Lục được làm con dâu qua bức thư dài trong khi đợi Chu học tập nơi xứ người. Ông huyện Bình Lục không những từ chối mà còn đưa Phượng về xin lỗi gia đình A Cẩu. Nhưng A Cẩu cũng không chấp nhận, thế là Phượng đành phải buôn bán nuôi thân.

Sau mấy năm trời sóng gió, cô lại quay về sống ở Hà Nội. Có một người đàn ông đã có vợ tên Lưu mê ngay cô Phượng, thuê một gian nhà bên Gia Lâm cho Phượng và định đưa cô sang Hồng Kông nhưng chuyện không thành. Cô Phượng đến Hưng Yên, vào chùa xin xuất gia.

Vương Thị Phượng lại gặp ông Tham Bách tòa Xứ, được rước về làm lẽ. Khi ông Tham Bách được bổ lên chức mới ở Lai Châu, người vợ cả thu xếp để ông và cô Phượng lên trước, bà ta lên sau. Nhưng sau đó, bà đã cho Phượng uống một loại thuốc gì đó khiến cô trở nên ốm đau, nửa điên nửa dại. Phượng gầy rộc đi, lúc cười lúc khóc, được đưa về chợ Bờ (Hòa Bình) rồi về Hà Nội.

Trong túi còn vỏn vẹn 15 đồng bạc, Phượng nương nhờ một người đàn bà đã luống tuổi. Bà già tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời ở nhà thương Bạch Mai. Tấm bia mộ người hồng nhan mệnh bạc khắc: “Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng”.

Khác hẳn với cô Phượng, cuộc sống của giai nhân Đỗ Thị Bính có phần bình dị hơn. Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, là kiều nữ của cụ Đỗ Lợi, nhà tư sản thầu khoán lớn nhất Hà Thành khi đó. Là tiểu thư khuê các giàu có, lại đẹp nức tiếng, nhưng cô Bính lại được người xung quanh thương mến, yêu quý bởi cô rất đỗi hiền hậu, sống chan hòa với mọi người. Cô Bính còn có biệt danh là “Giai nhân áo đen”, vì chỉ thích vận mỗi quần áo màu đen. Dù ai có cho màu áo khác, cô cũng chỉ nhận mà cất đi. Người già còn kể lại, cô Bính khi ấy da trắng nõn nà, vóc người thanh tú cao sang, lại thêm những bộ đồ đen óng, trông càng thêm đẹp đẽ, cao quý vô cùng.
UserPostedImage
Cô Bính Hàng Đẫy

Hồi ấy, trước hiên nhà cô Bính có hoa phong lan, những cụm hồng thơm ngát nên cô thường ra ngoài ngắm hoa, đọc sách. Khi ấy, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại tòa báo L’Annam, ngày nào cũng tìm mọi cớ đi ngang đi lại để ngắm nhìn nàng, rồi tương tư, rồi về say mê, mơ mộng và tặng nàng bao vần thơ thấm đẫm mối chân tình. “Ta lặng nhìn hơi lâu/ Nhưng thì giờ đi mau… Nàng chợt nghiêng thân ngà/ Thoáng bóng người xa xa… Ta mơ chưa lại hồn/ Nàng lẹ gót lầu son/ Vừa toan / nhìn nét phượng/ Giấy thẹn bay thu tròn…”.

Và bài thơ Em đi chùa Hương nổi tiếng của ông đã ra đời trong những ngày tháng mê đắm bóng hình giai nhân áo đen, duyên dáng, tươi thắm trong câu chuyện tình êm ái và có hậu như giấc mơ của nhà thơ: “Đường đây kia lên trời/ Ta bước tựa vai cười/ Yêu nhau, yêu nhau mãi/ Đi, ta đi, chàng ôi!” Nhưng cuộc đời không có như mơ, chàng thi sĩ trẻ đã bạc mệnh sau cơn bạo bệnh, bỏ lại bao ước vọng của tuổi thanh xuân, và ước mộng đẹp của một mối tình dang dở. Nàng giai nhân áo đen cũng đau buồn, nhỏ lệ vì thương nhớ chàng. Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy kỹ sư Bùi Tường Viên, em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu, mới du học bên Pháp về. Đám cưới của họ được cho là đám cưới sang nhất Hà Thành thời bấy giờ.

Ngoài hai người đẹp trên, cô Nga Hàng Gai cũng sắc nước hương trời. Riêng cô Síu, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng, sau năm 1954 thì biệt tăm biệt tích.

Cuối những năm 1920, rạp Sán Nhiên Đài ở phố Đào Duy Từ có một cô đào đẹp nổi tiếng chuyên đóng các vai đào thương là đào Tửu. Không chỉ đẹp, đào Tửu hát chèo rất hay vì thế cánh thanh niên ngày nào cũng mua vé vào rạp vừa nghe cô hát vừa ngắm cô.

Hà Nội còn có hai giai nhân nổi tiếng cuối những năm 1930 và đầu 1940 là Ái Liên (sau là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng) và Lý Lệ Hà. Ái Liên có khuôn mặt đẹp và sang trọng vì thế họa sĩ Cát Tường đã mời cô quảng bá áo dài Lemur do ông sáng tạo. Còn Lý Lệ Hà là người mẫu cho hiệu áo dài Marie Nghi Xương (phố Nhà Thờ), sau đó trở thành người tình của vua Bảo Đại.

Nguyễn Ngọc Tiến

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.