logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 05/05/2014 lúc 06:51:41(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Chúng ta thường nghe nói trẻ con Nhật rất ngoan và quen tự lập. Du khách đi Nhật về cho biết họ thấy học sinh Nhật thường tự đi đến trường, mỗi trẻ có túi thức ăn riêng, tự lấy thức ăn khi muốn. Nếu đi theo người lớn thì các em đi rất đàng hoàng, không nghịch phá trững giỡn.

Chúng ta cũng biết người Nhật có tinh thần tự trọng cao độ. Trong hoàn cảnh nghèo khó, họ ít khi chấp nhận sự giúp đỡ của người khác. Điều đó được dạy dỗ và rèn luyện từ nhỏ. Ở trường nuôi dạy trẻ, từ lúc biết bò, đứa trẻ đã phải tự bò đến bàn thức ăn để lấy thức ăn. Ở lớp lớn hơn, đứa trẻ tự gấp lấy quần áo và lo giữ vệ sinh.

Theo giáo sư Shichida Makoto qua quyển sách “Sự Phát Triển Trí Lực và Tài Năng của Trẻ Thơ”, sự giáo dục đứa trẻ từ lúc sơ sinh cho đến tuổi đi học vô cùng quan trọng. Khả năng tiếp nhận sự dạy dỗ của đứa trẻ càng gần với lúc mới sinh càng lớn. Nếu thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp nhận lớn (sơ sinh đến 2 tuổi) mà bố mẹ không biết dạy dỗ đúng cách thì đầu óc của đứa trẻ sẽ không phát triển đến mức tối đa, và khả năng tiếp nhận sẽ giảm mất. Khi đứa trẻ đã lớn thì dù có kích ứng giáo dục ưu tú đến đâu, cũng đã trễ.
UserPostedImage
Giáo sư Makoto Shichida là người dẫn đầu một cuộc cách mạng trên toàn thế giới về phương thức giáo dục trẻ em nhằm phát triển khả năng trí não và lề lối học tập.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ, ông Kotani Yoshihisa, Tổng giám đốc Trường mầm non quốc tế Nhật Bản Mirai tại Sài Gòn, nói:

“Trẻ em là tài sản quý giá và là tương lai của một đất nước nên phải được nâng niu, trân trọng. Chúng tôi truyền dạy cho trẻ bằng sự yêu thích, hứng thú trong hoạt động, dạy cho trẻ lối sống tự lập, tư cách cư xử.”

Một câu chuyện tiêu biểu về óc tự lập của trẻ con Nhật

“You would be choking on tears like me” (Chắc bạn cũng sẽ nghẹn ngào ngấn lệ như tôi) là một câu chuyện ngắn kèm nhiều hình ảnh mà tôi đọc thấy trên Internet. Đọc xong, quả thật tôi rất xúc động nhói tim, tuy không rưng nước mắt.

Nghe nói đến sự giáo dục ở NHẬT (điển hình qua chuyện SÓNG THẦN ) mọi người trên thế giới hình như đều thán phục. Để chứng thực thêm chuyện đời thường “đứa bé lên năm mồ côi mẹ mà….mà… Tôi thầm nghĩ chắc bạn xem xong cũng sẽ xúc động.

Vậy xin mời bạn đọc và xem ảnh để học hỏi và trình bày cho con cháu noi gương.

Một đứa trẻ 5 tuổi có thể làm được những gì? Đối với Jen, cô bé 5 tuổi sống ở Fukuoka, Nhật Bản, đó là phơi quần áo, gấp quần áo mỗi ngày, tự lấy bàn chải tắm người, cho cún ăn và làm cả bữa tối.

Từ khi lên 4, mẹ của Jen đã dạy cô bé cách nấu ăn. Một năm sau đó, mẹ Jen qua đời, một mình cô bé tự tìm hiểu để làm tất cả các món ăn trong ngày. Đối với Jen, “súp Miso sáng nào cũng phải nấu” – như một lời hứa với người mẹ đã khuất.
UserPostedImage
Mới 5 tuổi nhưng cô bé làm mọi việc thành thạo không kém người lớn.

Một tình yêu phi thường
Mỗi buổi sáng, người ta lại thấy hình ảnh một cô bé 5 tuổi với đôi mắt nhỏ và khuôn mặt tròn đang thoăn thoắt trong nhà bếp, tay chân vô cùng thành thạo và “lành nghề”. Công việc trong ngày của Jen bao gồm: tắm, cho cún đi dạo, dọn dẹp, làm súp miso, ăn sáng, đánh răng, học đàn piano, tự đi làm vệ sinh rồi đi đến trường mẫu giáo, một loạt những hoạt động khiến người lớn của phải nể phục vì cô bé chỉ làm trọn vẹn trong một buổi sáng. Sau khi trở về nhà từ trường học, Jen thậm chí còn gấp quần áo, sấy quần áo, tự tắm rửa, cho cún ăn, dọn dẹp sạch sẽ, xếp tủ đồ và nấu cho cha bữa tối.

Tại sao một đứa trẻ nhỏ lại phải làm nhiều việc đến như vậy? Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001, khi cha mẹ của cô bé bắt đầu kết hôn. Mẹ của Jen, cô Chieko bị mắc bệnh ung thư vú. Vậy nhưng đối với Chieko, Jen vẫn là báu vật cuộc đời và cô dành cho con gái tất cả tình yêu thương vô bờ bến.

Đến khi Jen được 9 tháng tuổi, bệnh ung thư vú của Chieko tái phát mạnh mẽ. Để con gái có thể sống tốt trong tương lai mà không có mẹ bên cạnh, sinh nhật 1 tuổi của Jen, Chieko đã tặng cho con gái yêu một chiếc tạp dề. Từ đó, cô đã dạy cho Jen tất cả những bí quyết nấu nướng của mình. Chieko hi vọng, món súp miso mang tên Jen sẽ là tình yêu của cô gửi gắm theo con gái đến cuối cuộc đời.
UserPostedImage

UserPostedImage
Về tới nhà, cô bé tất bật làm việc như nấu cơm, phơi quần áo.

Bữa cơm bé một mình chuẩn bị.

Cô bé dũng cảm

Mẹ qua đời vì ung thư khi Jen mới tròn 4 tuổi, vậy nhưng cô bé dũng cảm vẫn luôn kiên cường, ngoan ngoãn và nhớ như in từng lời mẹ dặn. Bức thư cô bé viết cho người mẹ đã khuất khiến dân mạng nghẹn ngào trong lòng. Không ai nghĩ một cô bé lên 5 lại viết được những dòng tình cảm như thế này. “Mẹ ơi, có chuyện con muốn kể với mẹ. Con biết nấu thạo cơm rồi đấy. Không nói xấu người khác, luôn luôn mỉm cười là những điều mẹ dạy con. Dù con thấy mọi việc khó khăn quá nhưng vẫn phải đi đúng không ạ. Con sẽ không khóc nữa đâu.”

Phương pháp nuôi dạy con của mẹ Jen, một phụ nữ Nhật điển hình đã khiến cư dân mạng vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ.
.

Phan Hạnh.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.