Về kinh doanh, những gì mới lạ thường dễ thu hút tánh tò mò của khách hàng. Chuyện cà phê chó, cà phê mèo bốn cẳng đã xuất hiện từ mấy năm qua tại nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu, trong đó có miền Bắc Việt Nam và Sài Gòn.
Đánh hơi mùi dollars $$$ quá hấp dẫn, Hoa kỳ cũng mon men nối gót theo các quốc gia Á Châu (Japan) và Âu Châu (Paris) để mở Cat Cafe.
Cà phê mèo tại Hoa Kỳ, một câu chuyện khuyến mãi.
Cat Cafe New York vừa mới được khai trương rầm rộ ngày 25 /4/2014. Công ty Purina One, chuyên về thức ăn chó mèo đã tài trợ trong vài ngày đầu cho tiệm Cat Cafe. Món cà phê đặc biệt là “cat’achino”.
Thành công ngoài dự kiến. Ngày khai trương vừa qua của Cat Cafe, khách hàng đa số là giới trẻ tuổi sắp hàng đông nghẹt ngoài cửa để mong chen chân được vào bên trong tiệm. Làm như họ chưa từng bao giờ thấy được một con méo ra sao.
Món cà phê chủ lực có tên là Cat’achino, một loại cappucino với hình mặt mèo bằng mousse sữa và vài loại bánh ngọt miễn phí. Khai trương mà.
Để đảm bảo vệ sinh công cộng, nơi order cà phê được xây cách biệt với phòng nhốt mèo. Ban tổ chức cho biết tiệm Cat Cafe chỉ có tính cách tạm thời trong vài ngày mà thôi. Mục đích chính là “tạo sự chú ý trong công chúng về sức khỏe nhà mèo với hy vọng sẽ có những người từ tâm sẵn sàng đem con vật về nhà nuôi.” Tất cả mèo trong tiệm Cat Cafe đều xuất phát từ trung tâm giam giữ thú hoang (refuge) North Shore Animal League, thuộc vùng Long Island NY. Tiệm Cat Cafe cũng có tổ chức những buổi thuyết trình về mèo do bác sĩ thú y DVM đảm trách.
Tại Hoa kỳ, Kit Tea, một nhà hàng cà phê loại thường trực, theo dự kiến sẽ được khai trương tại San Francisco vào hè 2014. Rồi còn Cat Town Café, Oakland CA nữa…
Đúng là dịch mở tiệm cà phê mèo tại Mỹ và Canada.
Khách hàng vừa thưởng thức cà phê vừa nựng mèo, xem video sinh hoạt của mèo tại những trung tâm nuôi dưỡng mèo hoang, mèo vô thừa nhận…Nếu thích, khách hàng có thể làm thủ tục để xin nuôi một con.
Dịch gây quỹ để mở tiệm Cat Café hay “mượn đầu heo nấu cháo”.
Vào mùa hè 2014, nhà hàng Café Chat l’Heureux đầu tiên tại Bắc Mỹ sẽ được chính thức khai trương tại khu Plateau Mont – Royal, Montreal
Video: xem người tổ chức kêu gọi bà con đóng góp tiền bạc để giúp họ mở tiệm Café Chat L’heureux…Thời gian quyên góp đã chấm dứt ngày 16 mars 2014 vói số thu trên 41,000$ (trên 103%). Cách kinh doanh theo kiểu Tây phương rất khoa học và tâm lý.
Dùng tiền bá tánh để làm ăn, sao thấy phiêu quá!
https://www.indiegogo.co...-l-heureux-montreal#home Vancouver cũng rục rịch mở Cat Café vào mùa thu 2014…
Toronto cũng đang tung chiến dịch Pet Me Meow nhằm mục đích gây quỹ 70 000 $ để mở tiệm cat café đầu tiên. 13/juin 2014 là ngày cuối cùng của chiến dịch indiegogo (gây quỷ). Tiệm Cat Café dự trù sẽ được mở tại khu Koreantown Toronto vào mùa thu 2014. Hãy coi chừng: có thể mang họa vì mèo cưng
- Khi bị mèo cắn
Vấn đề bị mèo (bốn cẳng) cắn tuy ít khi xảy ra hơn vấn đề chó cắn, nhưng hễ bị mèo cắn thì vết thương rất dễ làm độc do biến chứng nhiễm trùng (20-80%). Lý do chính là vết mèo cắn được ví như vết thương kín, một tiêm chích (piqre) hơn là một vết thương hở (plaie ouverte) dễ được rửa sát trùng như trường hợp bị chó cắn.
Tác nhân gây nhiễm thường hay gặp trong vết cắn là vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn Pasteurella là vi khuẩn gây bệnh nhưng mèo không hề hấn gì. Khi bị mèo cắn, vi khuẩn P. multocida gây viêm sưng vết cắn rất nhanh.
Các vi khuẩn khác đôi khi cũng có thể được tìm thấy trong vết thương là: Streptococcus groupe viridans, Clostridium perfringens, Actinobacter calcoaceticus và Escherichia coli.
Nuớc bọt chó, mèo có thể chưa các vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus và Capnocytophaga cynodegmi.
Loại Capnocytophaga canimorsus rất độc hại, có thể chết người. Capnocytophaga cynodegmi có vẻ hiền hơn nhưng cũng có thể làm độc vết thương gây khốn đốn lắm.
Dogs and cats harbour two species of Capnocytophaga that belong to the normal flora of the oral cavity: C. canimorsus and C. cynodegmi. Both can cause wound infections in humans, but the former is known to cause more severe infections with higher case/fatality rates.
Vấn đề bệnh dại (rabies) cũng cần phải được nghĩ đến nếu bị chó mèo hoang, hoặc không được chích ngừa dại cắn phải.
Bị cưa mất một tay và hai chân vì một loại vi khuẩn hội sinh Capnocytophaga canimorsus trong nước miếng chó.
Năm 2013, một phụ nữ Canada phải bị cưa cả hai chân và một cánh tay vì đã để cho con chó cưng liếm vào vết thương trên tay.
Ngày 22 tháng 5/2013 cô Christine Caron 49 tuổi, Canada, trong lúc đang đùa giỡn với 4 con chó cưng đã bị một con cắn vào bàn tay và sau đó các con khác đến liếm vết thương. Tưởng chuyện không có gì là quan trọng, nhưng 3 ngày sau cô cần phải nhập viện khẩn cấp.
Để điều trị, các bác sĩ cho phải tiêm thuốc ngủ giúp cô rơi vào tình trạng hôn mê giả tạo (induced coma) trong một tháng rưởi.
Ms Caron’s extreme reaction to the bacteria left doctors fighting to save her life. The medical team at Ottawa Hospital were forced to put her into an induced coma for six weeks.
The septic shock caused blood flow to be restricted to her limbs and left doctors’ with no choice but to amputate.
The 49-year-old told CBCNews: ‘When I woke up my legs were black and my arm looked sort of mummified.’
Bệnh viện cho biết cô Caron đã bị hội chứng nhiễm độc cấp tính (Shock toxic syndrome) vì nhiễm phải một loại vi khuẩn hội sinh (commensal bacteria) thường hiện diện một cách bình thường trong miệng chó (và mèo). Tác nhân có tên là Capnocytophaga canimorsus. Đây là một loại vi khuẩn hình que, Gram âm, tăng trưởng chậm, và cần nhiều khí carbonic CO2 dể tăng trưởng. Vết thương bị nhiễm độc, lưu thông máu đến vùng tứ chi bị cản trở khiến chúng bị hoại tử (necrosis) trở nên đen sậm bắt đầu từ ngoài lần lần vào trong. Không can thiệp kịp thời bệnh nhân sẽ chết.
Bác sĩ phải khẩn cấp cưa bỏ hai chân và một cánh tay để hy vọng cứu mạng cô.
Bình thường, vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus không gây bệnh, ngoại trừ trường hợp sức miễn dịch của bệnh nhân đã bị yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Theo cơ quan Health Canada, có lối 200 ca nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus được báo cáo trên thế giới trong vòng 25 năm qua.
-Một người Mỹ bị bệnh dịch hạch vì bị mèo cắn
Vào đầu tháng 6, 2012 vừa qua một người Mỹ 50 tuổi ỏ Oregon đã bị một con mèo cắn phải trong lúc anh ta cố gắng kéo con chuột ra khỏi mòm mèo. Vài ngày sau anh ta bị sốt nóng và bệnh tình trở nên trầm trọng thêm lên mãi. Nạn nhân biểu lộ các dấu hiệu của bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây nên. Con mèo đã chết vài ngày sau đó.
Triệu chứng chung của dịch hạch là nóng lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, hạch háng sưng to, các ngón tay, ngón chân, môi và lỗ mũi trở nên thúi đen vì hoại tử (acral necrosis).
Thông thường bọ chét chuột là vật thể trung gian hút máu vật chủ thường là con chuột có mang vi khuẩn Yersinia pestis (tên cũ là Pasteurella pestis). Người và thú vật bị lây nhiễm khi bị bọ chét chuột cắn.
Người ta thường gọi đây là bệnh peste noire, black death, bubonic plague.
Vào thời trung cổ, cuối thế kỹ thứ 14, bệnh dịch hạch đã giết hại lối 30-60% dân số u châu. Ngày nay nhờ các tiến bộ khoa học và sự ra đời của thuốc kháng sinh nên bệnh dịch hạch đã giảm đi rất nhiều…
Mỗi năm trên thế giới chỉ còn có vào khoảng 1000-3000 ca bệnh dịch hạch mà thôi. Riêng tại Hoa kỳ có 10-20 ca. Mèo bốn chân.
•
- Khi bị mèo cào
Mèo cào cũng có thể gây thành bệnh và có tên là bệnh sốt mèo cào (Maladie des griffes du chat, Cat scratch fever)…Tác nhân là vi khuẩn Bartonella henselae.
Mèo tuy mang vi khuẩn trong mình nhưng không bị bệnh và có thể truyền bệnh sang cho người qua vết cào hay qua vết cắn…
Triệu chứng chung là các hạch vùng bị cắn sưng to cả tháng (lymphadénite régionale), có thể kèm theo sốt nóng, ói mửa, đôi khi viêm mắt (conjonctivite). Trong đa số trường hợp bệnh thuờng tự hết (autolimitante) và trong vài tuần hoặc sau vài tháng thì các hạch hết còn sưng.
Bọ chét mèo Ctenocephalides felis là trung gian hay vecteur chính để truyền vi khuẩn Bartonella từ mèo sang cho chúng ta.
Trong trường hợp rất hiếm thấy ở những người có sức miễn dịch yếu sẵn, vi khuẩn B. henselae có thể gây ra hai bệnh lý Angiomatose bacillaire và Péliose bacillaire…Angiomatose bacillaire biểu lộ bằng hiện tượng gia tăng mạch máu (vasoproliférative) dưới da tạo nên những mảng đỏ bầm như sarcome de kaposi…
Péliose bacillaire tuy hiếm thấy nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, có thể chết. Triệu chứng là trên bề mặt của gan có rất nhiều túi chứa đầy máu.
Một số chủng Bartonella khác cũng có thể gây bệnh cho người. Đó là B. bacilliformis (fièvre de Oroya), B.elizabethae (Viêm nội tâm mạc, endocardite) và B.quintana (sốt giao thông hào,fièvre des tranchées, endocardite)…B.elizabethae gây cấy từ chuột có thể được xem như một zoonose hay bệnh thú vật lây truyền sang cho người.
Trong một khảo cứu ở Hoa kỳ, 81% mèo của những bệnh nhân bị mèo cào có chứa kháng thể chống B.henselae, so với 38% mèo témoins trong phòng mạch thú y.
Muốn tránh việc bị mèo cào thì nên đem con vật đến phòng mạch thú y cho Bs cắt bỏ móng (dégriffer) là xong!
Bệnh Toxoplasmosis
Bệnh gây nên bởi Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc nhóm sporozoaire.
Ký sinh trùng nầy được thấy khắp thế giới. Tất cả sinh vật có máu ấm kể cả người đều có thể bị nhiễm T.gondii…
Tại Hoa kỳ có vào khoảng 60 triệu người bị nhiễm T.gondii mà họ không hề biết vì nhờ sức miễn dịch tốt nên có rất ít người bị mắc bệnh…
Bệnh Toxoplasmosis có triệu chứng như cảm cúm, sốt nóng, hạch sưng. Trường hợp nặng thì có thể có biến chứng ở não và mắt…
T.gondii phát triển trong ruột của loài mèo và thải nang noãn oocyst theo phân ra ngoài môi sinh. Vài ngày sau thì oocyst bắt đầu có khả năng lây nhiễm.
Oocyst có đường kính 10-12 microns và sống rất dai cả năm trong đất cát.
Uống sữa, ăn rau cải trái cây bẩn cũng như tay chân không rửa kỷ sau khi làm đất có dính oocyst, rồi sau đó bốc thức ăn đưa vào miệng thì rất có thể sẽ bị nhiễm ký sinh trùng T.gondii.
Đặc biệt nhất là đối với những phụ nữ nào không có kháng thể (séronegative) chống lại T.gondii, nếu lỡ bị nhiễm lúc mang thai thì hết sức nguy hiểm. Ký sinh trùng có thể vượt màng nhau để nhiễm vào bào thai và làm hư thai, làm xảo thai hoặc đứa bé khi sanh ra sau nầy sẽ bị tổn hại hệ thần kinh và mắt.
Để đề phòng nên mang bao tay mỗi khi làm vườn, quét dọn phân mèo, lúc thay chất lót chuồng cho mèo hoặc lúc thay hộc cát (bac à sable) bên ngoài nơi các cháu bé chơi. Rửa tay thật kỹ với savon sau khi xong việc. Rau cải trái cây phải được rửa kỹ, thịt thà phải nấu thật chín rồi mới dùng. Dao thớt, dụng cụ nhà bếp có tiếp xúc với thịt sống cũng phải được rửa kỹ với savon sau khi sử dụng.
Cũng có giả thuyết cho rằng người bị nhiễm T.gondii có thể và có nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt Schizophrenia sau nầy(?)
Các bệnh ký sinh trùng
Sán dây (Ténia) và giun, lãi (Ascaris):
- *Dipylidium caninum thường gây tiêu chảy nhẹ.
- *Echinococcus multilocularis gây ra bệnh échinococcose alvéolaire dưới hình thức những nang (kystes) trong gan, phổi và trong não. Diễn biến của bệnh rất chậm, chẩn đoán thường trễ vì lẽ nầy đây là một bệnh rất nguy hiểm có thể chết. Trứng sên có trong phân mèo, chó hoặc chồn. Ăn rau cải nhớ rửa kỹ.
- *Toxocara cati, ấu trùng lãi chui vào gan, vào phổi hoặc vào mắt của các cháu nhỏ thường chơi trong hộc cát bên hông nhà.
Các bệnh khác:
- *Bệnh Chlamydophilose hay coryza: Do Chlamydophila felis gây ra viêm phổi, viêm mũi, viêm mắt ở mèo con, đôi khi cũng có thể lây viêm mắt ở người nhưng hiếm.
Một khảo cứu của Nhật Bản cho biết 50% mèo hoang và 15% mèo nhà có mang mầm bệnh nầy nhưng không có triệu chứng bệnh.
- *Bệnh ghẻ lác: Đây là những bệnh ngoài da gây ngứa ngáy khó chịu. Đó là bệnh lác (teigne), tác nhân là nấm Microsporum…
*Bệnh sporothricose tác nhân là nấm Sporothrix schenckii…
*Bệnh cheyletiellose do côn trùng (loại nhện, acarien) cheyletiella yasguri gây nên.
Kết luận
Nuôi mèo nuôi chó cũng có cái thú riêng của nó.
Chúng đem đến cho mình những niềm vui nho nhỏ và giúp cho cuộc sống của chúng ta bớt phần tẻ nhạt.
Nhưng dù mèo bốn cẳng hay là mèo hai cẳng đi nữa, chúng ta cũng cần phải cảnh giác và đề phòng./.
Montreal, may 2014
Bác sĩ thú y Nguyễn Thượng Chánh
________________
Tham khảo
Video-Cat Cafe unites friends of felines in New York
http://www.cnn.com/2014/...24/us/new-york-cat-cafe/ Video: Ottawa mother loses 3 limbs after dog bite infection
http://www.cbc.ca/news/c...ated-after-dog-bite.html Video: Plague Confirmed in Oregon Man Bitten by a Cat
VIDEO Video: Tokyo’s Cat Cafe
VIDEO Vietnamnet.vn-Rôm rả cà phê với… chó mèo
http://vietnamnet.vn/vn/...140243/rom-ra-ca-phe-voi —-cho-meo.html
- Other Zoonoses: Capnocytophaga canimorsus
http://abcd-vets.org/Gui...ytophaga-canimorsus.aspx - Capnocytophaga canimorsus infections in human: review of the literature and cases report.
Lion C, Escande F, Burdin JC.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8905316 - Zoonotic Disease: What Can I Catch from my Cat?
http://www.vet.cornell.e...h_resources/Zoonotic.cfm