logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 10/09/2012 lúc 01:27:05(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Út Trà Ôn là một danh ca vọng cổ mà tên tuổi lẫy lừng không những giới yêu thích cổ nhạc cải lương, mà luôn cả nhiều giới khác cũng nghe danh.
UserPostedImage
Chương trình buổi hát của danh ca Út Trà Ôn đăng trên quảng cáo
Đỉnh cao danh vọng của một nghệ sĩ cải lương

Nghệ sĩ Út Trà Ôn đã đóng góp rất nhiều vào kho tàng nghệ thuật sân khấu cải lương cũng như cho đĩa hát, mà các thế hệ sau này chẳng một ai so sánh được.

Từ một nông dân ở quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (khi xưa Cần Thơ là 1 trong 20 tỉnh Nam Kỳ dưới thời thuộc địa Pháp, sang thời Đệ Nhứt Cộng Hòa tỉnh Cân Thơ đổi tên Phong Dinh, quận Trà Ôn vẫn còn ở tỉnh này, và bây giờ Trà Ôn thuộc Vinh Long).

Từ miền Lục Tỉnh, Út Trà Ôn lên Sài Gòn với số vốn liếng hành trang mang theo chỉ là giọng ca thiên phú, để rồi từ đó bắt đầu một sự nghiệp lớn lao về nghệ thuật cũng như về đời sống vật chất.

Do tiếng ca thu hút được người nghe, nên một phần lớn khán giả đi coi hát đã tập trung vào thưởng thức tiếng ca vọng cổ của Út Trà Ôn, và rồi dần dà thiên hạ, khán giả, người đời đã tặng cho Út Trà Ôn biệt danh “đệ nhứt danh ca”.

Ngôi vị tuy không văn bản nào xác nhận, nhưng chẳng nghe ai công khai lên tiếng phản đối, do đó coi như mọi người đã ngầm chấp nhận vậy! Cũng như trong suốt nhiều thập niên chưa có nghệ sĩ nào giành được ngôi vị đặc biệt đó.

Với một thế đứng vững vàng ở lãnh vực sân khấu cải lương trong suốt nhiều thập niên, Út Trà Ôn đã tạo cho mình một sự nghiệp lớn lao mà bất cứ ai vào nghiệp cầm ca cũng rất thèm thuồng cái ân sủng mà Tổ nghiệp cải lương đã ưu đãi Út Trà Ôn.
Bên địa hạt đĩa hát cũng thế, chưa có nghệ sĩ nào vô đĩa nhiều như Út Trà Ôn, vì thế nên lời ca tiếng hát của ông đã được phổ biến cùng khắp. Người ta đã thử so sánh số tiền lương được lãnh mà ông bầu gánh hát Thủ Đô đã phát cho nghệ sĩ của đoàn vào năm 1960 thì biết Út Trà Ôn “đế vương” đến cỡ nào.

Lúc bấy giờ kịch đoàn Thủ Đô là một đoàn hát lớn hoạt động rất mạnh ở Sài Gòn, và là đoàn hát có tiếng trả lương cao, đã trả tiền lương mỗi xuất hát của từng nghệ sĩ như sau: Kép chánh Thanh Hải 500 đồng, đào chánh Ngọc Hương 500 đồng, kép độc Hoàng Giang 2 ngàn đồng và Út Trà Ôn thì lãnh xỉu xỉu có... 5 ngàn đồng thôi! Với số tiền trả lương của đoàn Thủ Đô như trên cho thấy rằng Út Trà Ôn lãnh lương gấp 2 lần rưỡi Hoàng Giang và gấp 10 lần Ngọc Hương, Thanh Hải.
UserPostedImage
Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn
Còn nếu như so sánh với lương bổng của giới khác thì thời điểm 1960 lương lính binh nhì là 514 đồng mỗi tháng. Lúc bấy giờ có câu thơ “Anh đây là lính binh nhì, năm trăm mười bốn lấy gì nuôi em. Không biết ai là tác giả bài thơ nhưng rất phổ biến trong giới nhà binh mà hầu như người lính nào cũng biết, cũng thuộc lòng. Như vậy lương lính một
tháng chỉ khoảng một đêm lương của Thanh Hải, Ngọc Hương, hoặc 5 tháng lương của người lính chỉ bằng một đêm lương của đệ nhứt danh ca. Nói một cách khác là tiền của khán giả cải lương, thay vì đem nuôi một Út Trà Ôn, lấy tiền đó nuôi được 2 đại đội binh sĩ chiến đấu. Đó là chưa kể còn những món tiền khác như ký hợp đồng lấy khơi khơi vài triệu, tiền hát xuất ban ngày, tiền vô đĩa v.v... Tóm lại là số tiền Út Trà Ôn lãnh vào thời đó nghe qua ai cũng ngộp!

Cậu Mười không biết đọc cũng như viết
Thế nhưng, có ai biết rằng Út Trà Ôn từng xuất thân là nông dân, dốt đặc hoàn toàn, tức là không biết luôn cả các chữ mẫu tự A B C... Có người nói Út Trà Ôn xuất thân từ chăn trâu, thời kỳ mà ông còn ở tỉnh chưa lên Sài Gòn. Thật ra thì người làm ruộng nào lại không chăn trâu, chớ như Minh Cảnh thuở thiếu thời đi lượm rác thì có sao đâu! Nói về thời gian cộng tác với các đoàn hát thì gánh Thanh Minh được coi như Út Trà Ôn có mặt lâu dài nhứt, mà Thanh Minh thì thường hoạt động quanh quẩn vùng Sài Gòn, Chợ Lớn chớ ít khi đi lưu diễn xa nên rất nhiều người được biết rõ về việc Út Trà Ôn trong vấn đề học tuồng. Vào khoảng các năm 1950 – 1951, mỗi khi nhận vai trò trong một vở tuồng (hầu hết là vai chánh) thì có người đọc role tuồng cho ông ta học, lý do không biết chữ nhứt một thì đọc thế nào được chứ! Lúc đó bầu gánh Năm Nghĩa phải mướn người đọc tuồng cho Út Trà Ôn học với phương pháp đọc đi đọc lại nhiều lần cho ông nghe trong lúc ngồi ăn cơm, hoặc trước khi ngủ. Người đọc cứ tự nhiên đọc, đọc hoài chừng nào thấy ông ngáy ngủ thì ngưng đọc (phải chi lúc ấy có máy cassette, băng đĩa thì đỡ biết mấy).

Vậy mà ai thuộc tới đâu thì Út Trà Ôn thuộc tới đó, và đến khi lên tập tuồng ông ta nhớ hết tất cả lời ca không vấp chữ nào, cũng như lời đối thoại đúng y như soạn giả viết và diễn thì ăn khớp với vai trò đã đảm trách. Thời gian có người đọc tuồng cho Út Trà Ôn học kéo dài suốt cả chục năm, tính thời gian từ lúc ông ở đoàn Thanh Minh của Năm Nghĩa khoảng 1952, cho đến khi ông về đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản năm 1960 – 1961. Đó là chỉ tính từ ngày ông có mặt trong mấy gánh hát hoạt động ở Sài Gòn mà thôi, chứ lúc còn ở tỉnh ông học bài ca từ hồi nào và cách học ra sao thì không nghe ai nói, và chắc ông cũng không hề tiết lộ với ai vấn đề, trừ phi có người biết rõ hồi ông còn ở dưới quê.
Cũng bởi do tiếng ca quá thu hút người nghe, lôi cuốn mọi lớp tuổi, mọi thành phần khán giả và yêu cầu chính yếu của người mua vé đi coi cải lương lúc bấy giờ là nghe tiếng ca vọng cổ của Út Trà Ôn. Do vậy nên dù phải chi thêm tiền mướn người đọc tuồng cho Út Trà Ôn học, bầu gánh hát cũng vui vẻ chấp nhận thôi, chứ bằng như Cậu Mười không lên sân khấu được thì đoàn hát sẽ lâm nguy, đói hết cả đám! (Hầu hết trong đoàn hát đều gọi Út Trà Ôn bằng Cậu Mười).

Tuy rằng chẳng đọc được chữ nhứt một, nhưng mục tiêu mua vé của khán giả là Út Trà Ôn, nên không ai dám nói động đến vấn đề dốt chữ của Cậu Mười, vì hễ nói ra chẳng lợi lộc gì hết, lại rủi ai đó tọc mạch, Cậu Mười biết được sẽ phàn nàn với bầu gánh, tức thì người nói ấy bị đuổi việc ngay, bởi tính toán của bầu gánh thà hy sinh người đó chứ không thể để mất số tiền thu vô hằng đêm nhờ giọng ca Út Trà Ôn. Còn nói về thu đĩa hát ở hãng đĩa Hoành Sơn thì vấn đề dốt đặc của Út Trà Ôn đã làm khổ tâm cho hãng đĩa, làm phiền phức cho nghệ sĩ cùng thu thanh chung tuồng.

Do bởi khi thu đĩa mà ông quên tuồng, quên lời ca thì coi như bỏ hết, ngày khác thu lại, và chuyện Út Trà Ôn quên tuồng xảy ra hầu như đĩa nào cũng bị thu thanh trở lại không nhiều thì ít. Nếu như người biết chữ thì dù không thuộc tuồng thì họ cầm role tuồng coi đó mà ca mà nói thì có phải đỡ khổ cho hãng đĩa lắm không. Câu chuyện Út Trà Ôn còn dài, tôi sẽ trình bày tiếp tục ở các kỳ sau. Và bây giờ mới quí vị nghe Út Trà Ôn trong lớp vọng cổ với bài ca mang tên “Đời” của soạn giả Kiên Giang. Thời khi này ông đã ngoài 40 nên tiếng ca có khác lúc còn ở tuổi 20 – 30.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.