logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 10/09/2012 lúc 01:36:01(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Mỗi khi mùa tựu trường bắt đầu, sinh viên học sinh lại háo hức cho một năm học mới. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là tâm trạng của tất cả mọi người.

UserPostedImage
Photo courtesy of dantri.com.vn. Ba chị em Bùi Thị Chiên (20 tuổi), Bùi Thị Thảo (18 tuổi) và Bùi Đình Quang (14 tuổi)
Ba chị em mồ côi
Tiếng trống trường đầu tháng chín điểm một hồi dài báo hiệu một năm học mới. Dưới sân trường, học sinh nô nức như những cánh bướm trắng ríu rít dưới gốc phượng. Họ đang khoe nhau bộ cánh mới, những món quà cùng những chuyến đi mà họ đã có trong một mùa hè thú vị. Tuy nhiên, tiếng trống trường không hẳn lúc nào cũng mang đến sự háo hức bởi vì nó cũng đồng thời báo hiệu một mùa học mới với nỗi lo.

Đứng tại một góc nhỏ ở trường, cậu học sinh vừa bước vào lớp 9 Bùi Đình Quang ở xã Xuân Thành, huyện Yên Thành tần ngần trước đám bạn. Sự ham vui của cậu bé chưa trưởng thành nửa như giục cậu hòa cùng lũ bạn nhưng nghĩ đến cảnh cảnh thiếu thốn trong gia đình, Quang lại chùn chân bước nhẹ, cúi đầu. Em Bùi Thị Chiên, chị lớn của Quang cho biết chính vì hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình nên đôi lúc các em đi học trong tâm trạng lo lắng:

Nói chung là thứ chi cũng thiếu bởi con mà thiếu cha mẹ thì thiếu cả tinh thần và vật chất. Em phải đứng ra lo tất cả mọi việc trong gia đình thì em cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Nhưng em đã quen với việc đó, mặc dù khó khăn nhưng chị em cũng phải cố gắng.

Ba chị em Bùi Thị Chiên (20 tuổi), Bùi Thị Thảo (18 tuổi) và Bùi Đình Quang (14 tuổi) trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ chỉ trong 3 năm trời. Cha mẹ em là những người hăng say lao động. Đến vùng kinh tế mới, họ càng ra sức tạo ra của cải với hy vọng không để cho chị em Chiên thua kém bạn bè. Nhưng chưa kịp hưởng thành quả lao động của mình, cha mẹ của chị em Chiên đã ra đi khi chưa bước qua tuổi 40.

Người ta nói “sinh nghề tử nghiệp”, điều này quả thật đúng đối với mẹ của ba chị em Chiên. Năm 2007, khi đang làm công nhân vệ sinh môi trường, chị Châu (mẹ của chị em Chiên) bị ô tô đâm chết khi đang cong lưng làm công việc của người quét đường. Chưa đầy 3 năm sau, cha của ba chị em kém may mắn cũng ra đi vì căn bệnh ung thư gan, để lại 3 đứa con ngơ ngác như chim non xa tổ. Từ đó, ngoài là người chị cả, cô bé Chiên lúc đó vừa tròn 18 tuổi đã phải gánh luôn vai trò của người mẹ lẫn người cha.

Ai cũng có những ước mơ về tương lai của mình và Chiên cũng không ngoại lệ. Khi cha mẹ còn sống, cô nữ sinh cấp 3 tên Chiên đã từng mơ ước được bước vào cổng trường đại học và ổn định tương lai của mình bằng một công việc tốt. Thế nhưng khi cha mẹ đều ra đi, ước mơ ấy cũng chết non khi chưa kịp lớn. Sau khi cha mất, vào năm 2010, Chiên đi đến một quyết định:

Em đi làm, em của em đi học. Em đi làm lương tháng cũng khoảng 1 triệu rưỡi hai triệu. Em của em đi học một phần nào đó cũng được miễn giảm nên cũng gói ghém cho các em đi học.

Hồi cha của Chiên mất, gia đình trở nên đìu hiu, trống toác. Hôm làm đáng tang, nhìn bức hình của cha bên cạnh bàn thờ mẹ, ba chị em ủ rũ như không còn chút sức lực, khiến hàng xóm ai cũng động lòng. Bà Thái Thị Hiên, dì của Chiên xót xa nhớ lại bà đã lo lắng rất nhiều:

Lo không biết 3 cháu làm sao đây. May nhờ trời ba cháu cũng học giỏi, ngoan ngoãn ai cũng khen. Giờ thì đã vượt qua được nỗi buồn nhưng mà học thì được nhưng vì hoàn cảnh nên phải bỏ học.

“Sảy cha còn chú, Sảy mẹ bú dì”, nhưng vùng đất khô cằn xứ Nghệ đôi lúc lại không tạo hết cơ hội để người ta chia sẻ được với nhau như những gì người ta mong muốn. Chiên tâm sự, ông bà không còn (chỉ có ông nội còn sống nhưng năm nay đã ngoài 95 tuổi), ba chị em không thể trông cậy vào bà con họ hàng vì họ đều nghèo khổ. Cô gái trẻ xứ Nghệ kiếm sống và nuôi em bằng cách phụ bưng cà phê từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Mỗi khi nghe tiếng trống trường, lòng Chiên lại bồi hồi khó tả. Đã có nhiều giây phút trong cuộc đời mà Chiên tiếc nuối pha lẫn buồn tủi. Nhưng có lẽ đó chỉ là nỗi buồn thoáng qua vì đôi lúc Chiên cảm thấy như mình không được phép u sầu:

Đương nhiên là buồn vì nguyện vọng bố mẹ là muốn em đi học. Lúc còn sống, mặc dù là lao động bình thường thôi nhưng bố mẹ nói rằng dù có phải vay mượn cũng phải cho con đi học. Nhưng em phải nghỉ để nuôi hai đứa em ăn học. Nếu cả ba đứa đều đi học thì cũng khó khăn bởi dù có giúp đỡ nhưng bà con đều nghèo cả và cũng cần người lo cho gia đình.

Ước mơ của người chị cả
Ba chị em Chiên yêu thương, quấn quít với nhau như đàn gà trong tổ. Mỗi khi trái gió trở trời, ba chị em nương tựa, che chở cho nhau dưới ngôi nhà nhỏ. Em Bùi Thị Chiên có lẽ cứng rắn và rành rõi hơn cái tuổi 20 của mình. Những khi đứa em út khóc nhớ cha, đòi mẹ, Chiên cũng là người an ủi vỗ về:

Nhiều khi đến nhà người khác thấy gia đình người ta đầy đủ vui cười còn về nhà mình thì chỉ có ba chị em. Em thì lớn rồi, không sao nhưng thằng út thì còn nhỏ, chưa biết nhiều. Đôi lúc nó đi chơi với bạn, bị nói là mồ côi nên nó buồn. Em thấy thương lắm.

Hiện tại, em út Bùi Đình Quang đang bước vào lớp 9, còn em kế Bùi Thị Thảo đang chờ kết quả thi đại học để được xét duyệt vào trường trung cấp Y ở thành phố Vinh. Mặc dù biết rằng khi cơ hội đến cho em mình cũng có nghĩa là gánh nặng cho Chiên càng tăng gấp bội, nhưng Chiên càng quyết tâm thực hiện nó như thể đó là ước mơ của chính mình:

Đi học cũng tốn kém nhiều, ăn ở phòng trọ nhưng em cũng cố gắng xoay sở. Thêm vào đó, Nhà nước có cho sinh viên vay đóng học phí thì em cũng cố gắng để em em được đi học.

Năm nào cũng vậy, em biết cảm giác đến trường nên lo lắng cho em sách vở, quần áo đầy đủ, không để cho các em thiếu thốn bởi vì đã thiếu thốn về tinh thần rồi.

Biết chị cả lo lắng cho mình ăn học, em Bùi Thị Thảo tâm sự em thương chị mình không thể nói thành lời. Nhiều khi thấy chị vất vả cố lo cho em và thằng út đến trường, Thảo chỉ biết khóc thầm, ước gì cha mẹ có thể sống lại hoặc mình có thể lớn nhanh hơn để phụ giúp chị. Tuy nhiên, đó chỉ là những ước mơ của những đứa trẻ chưa kịp lớn và Thảo hiểu rằng điều duy nhất mình có thể làm bây giờ là sống tằn tiện:

Ai cũng muốn được đầy đủ nhưng hoàn cảnh không cho phép thì phải biết thu hẹp lại. Trước hết em phải học hành xong, kiếm việc làm rồi giúp được phần nào hay phần nấy. Nói chung là em sẽ cố hết mình.

Biết tâm lý các em đi học với một tâm trạng lo lắng, đặc biệt là mỗi khi đến mùa khai giảng, Chiên không bao giờ muốn để cho các em thấy sự vất vả của mình. Có lẽ sự chịu thương chịu khó và hăng say lao động là đức tính mà Chiên đã thừa hưởng từ mẹ. Chiên tâm sự, từ hai năm nay, em đã không dám nghĩ đến ước mơ được trở thành sinh viên để biết cảm giác một ngày ngồi trên giảng đường là như thế nào. Tuy nhiên, có một ước mơ mà em chưa bao giờ dám từ bỏ:
UserPostedImage
Bùi Thị Thảo đang chỉ bài cho em Bủi Đình Quang. Photo courtesy of dantri.com.vn
Em chỉ ước cho hai em ăn học đầy đủ, có ngành nghề ổn định, có cuộc sống hạnh phúc. Em không dám ao ước chi cao sang, chỉ mong rằng hai đứa thành người, tự lo cho bản thân, biết suy nghĩ về gia đình. Lấy chồng là chuyện tất nhiên nhưng em nghĩ là còn hơi lâu bởi em phải lo cho hai đứa em. Nếu bây giờ em có người yêu hay lấy ai thì em của em sẽ không được chăm sóc.

Trong ký ức về thời học sinh, hẳn khó ai quên được những buổi tựu trường nhộn nhịp. Những tiếng hát, lời ca, những lời chúc tụng cùng những tiếng í ới gọi nhau đã tạo thành một âm thanh đặc trưng khó phai sau mỗi tiếng trống dài. Tuy nhiên, có lẽ những âm thanh ồn ào náo nhiệt ấy vô hình chung lấn át những tiếng thở dài. Thở dài vì con đường tương lai như mịt lối – thở dài vì không thể sớt chia được một gánh nặng – và thở dài vì những lo toan.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.