Nấm mốc có thể là tác nhân kích thích các chứng bệnh nặng như hen suyễn và thậm chí gây bệnh hen suyễn ở những người có gen di truyền dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp.
Nấm mốc thường mọc nơi ẩm ướt (ABC) (Credit: ABC Licensed) .Chắc hẳn không ai thích ‘sống chung’ với nấm mốc, dù là loại bám ở trên gác bếp hay trên tường nhà tắm.
Bạn có thể cho rằng một chút nấm mốc mọc quanh nhà chẳng gây hại gì. Thế nhưng với những người bị dị ứng với nấm mốc, rõ ràng nó có thể gây cơn hen hoặc các triệu chứng dị ứng khác nặng hơn. Hơn thế nữa, nghiên cứu mới đây của Giáo sư Connie Katelaris thuộc Khoa Miễn dịch và Dị ứng tại Đại học Tây Sydney cho rằng nấm mốc thậm chí gây bệnh hen suyễn ở những người có gen di truyền dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp.
Nghiên cứu phát hiện thấy những trẻ bị dị ứng do cha mẹ bị bệnh này có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn nếu trong nhà có một số loại nấm mốc.
“Ít nhất là trong nghiên cứu này, phát hiện cho thấy rõ một số loại nấm mốc trong nhà liên quan tới nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở những người sẵn có gen di truyền bệnh dị ứng,” Giáo sư Katelaris nói.
Các nhà nghiên cứu xem xét 36 loại nấm mốc khác nhau thu thập từ các mẫu bụi trong nhà và phát hiện thấy 3 loại nấm mốc thường thấy trong những nhà bị ẩm liên quan tới quá trình phát triển bệnh hen suyễn.
Các chất gây dị ứng phổ biến khác như bọ bụi nhà, mèo, chó và gián đã được thử nghiệm nhưng nấm mốc vẫn là nguy cơ duy nhất gây bệnh hen suyễn.
Ảnh hưởng của nấm mốcNấm mốc là một loại nấm vi sinh cùng họ với men và nấm ăn, có mặt ở khắp mọi nơi, lẫn trong không khí con người hít thở hay trong bụi bặm trong nhà.
Khi sinh sản, nấm mốc sinh ra những bào tử phát tán trong không khí. Theo Giáo sư Connie Katelaris, nếu con người hít phải nấm mốc dưới dạng bào tử, họ sẽ bị ảnh hưởng giống như hít phải bọ bụi hoặc phấn cỏ.
“Khi hít vào, những người có gen mắc bệnh đường hô hấp thường có phản ứng dị ứng. Nó kích thích sự phát triển của một loại kháng thể đặc thù mà khi tiếp xúc thường xuyên có thể tạo ra những phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể sẽ biểu hiện rõ dưới dạng các triệu chứng của bệnh sốt vàng da và trong một số trường hợp là cơn hen suyễn,” bà Katelaris cho biết.
Nấm mốc cũng có thể gây bệnh nếu hệ miễn dịch yếu, ví dụ trong trường hợp bạn đang được điều trị về một số căn bệnh nhất định, hoặc mắc bệnh khiến cho hệ miễn dịch yếu đi như bệnh xơ nang hoặc các bệnh phổi mãn tính khác. Mặc dù không phổ biến, đôi khi những người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh sau khi hít phải nấm mốc.
Có lẽ nấm mốc chứa chất độc hoặc sinh ra chất độc tác hại tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, Giáo sư Connie Katelaris cho biết lĩnh vực này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học.
Nấm mốc vô hìnhGiáo sư Katelaris cho rằng điều không may là chúng ta không phải luôn nhìn thấy những loại nấm mốc gây phản ứng dị ứng. Nấm mốc có thể sinh ra từ nước rò rỉ do hệ thống ống nước bị hư.
“Ở một số ngôi nhà có lượng nấm mốc cao, các nhà khoa học lúc đầu không nhìn thấy nấm mốc khi tới nghiên cứu,” bà Connie Katelaris nhận xét.
“Thông điệp quan trọng nhất là đề phòng chống ẩm. Nhà có nấm mốc là do quy trình xây dựng kém dẫn đến việc nước rò rỉ vào tường vách. Việc phòng nấm mốc phải từ khâu xây dựng chứ không phải mua sản phẩm diệt chúng.”
Dọn sạch và ngăn chặn nấm mốcCách tốt nhất để diệt nấm mốc là ngăn chặn từ đầu. Do vậy, bạn cần xác định và xử lý ngay các khu vực ẩm thấp trong nhà. Bạn nên sửa chữa các lỗ thủng trên mái, đường nước rò rỉ, cửa sổ hoặc các lỗi khác có thể gây ẩm thấp.
Trong nhà, bạn cần đảm bảo thông khí tốt cho những khu vực kín và ẩm ướt vì đây là môi trường thuật lợi cho nấm mốc phát triển.
Nhà tắm, phòng giặt và bếp cũng như các thiết bị bên trong như máy sấy quần áo, máy giặt, máy rửa bát, v.v… cũng có thể gây ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc sinh sản.
Bạn cần phải giữ gìn những nơi này khô và thông khí tốt, lau ngay nước, mở cửa hoặc lắp quạt thông gió. Nhiều loại sản phẩm chống mốc bày bán ở siêu thị không có tác dụng như trong quảng cáo.
Thành phẩn hiệu quả phổ biến nhất trong thuốc diệt nấm mốc là thuốc tẩy trắng nhưng nó sẽ mất tác dụng nếu để quá lâu. Thuốc tẩy cũng có thể làm hỏng bề mặt được tẩy rửa dẫn tới việc nấm mốc len lỏi trong các kẽ tường.
Hơn nữa, các thuốc diệt nấm mốc chỉ tẩy trắng nấm mốc chứ không diệt được chúng.
Nếu muốn diệt nấm ở những diện tích nhỏ, Cơ quan Y tế tiểu bang Victoria gợi ý bạn nên sử dụng một tấm giẻ ẩm thấm chất tẩy rửa, dấm hoặc dung dịch cồn. Tuy nhiên, trong tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn cần thuê một nhân viên diệt nấm mốc chuyên nghiệp để diệt nấm triệt để.
Cách ngừa và kiểm soát nấm mốc trong nhà khác:
Rửa sạch nấm mốc bám trên các bề mặt cứng và sấy khô triệt để: bạn nên sử dụng hệ thống giặt và xả với các bồn tách biệt để tránh tái nhiễm bẩn.
Thay thế những vật liệu dễ bị mốc như thảm, những đồ dùng mềm trong nhà hoặc vải sợi bị mốc.
Sử dụng quạt thông gió hoặc mở cửa sổ khi nấu nướng, tắm hay sử dụng máy rửa bát.
Nếu có thể, thông hơi máy sấy quần áo ra bên ngoài.
Source: ABC Australia
Sửa bởi người viết 11/09/2012 lúc 09:21:28(UTC)
| Lý do: Chưa rõ