Lượng vi khuẩn trẻ sơ sinh tiếp xúc trong 7 ngày đầu đời có thể xác định liệu chúng có dễ mắc bệnh lác (eczema) trong thời thơ ấu hay không.
Thành phần và lượng vi khuẩn trong ruột lúc sơ sinh có thể phòng bệnh lác (ABC audience-submitted) (Credit: Audience Submitted)Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch tại Melbourne thực hiện đã theo dõi lượng vi khuẩn đường ruột của 98 em bé có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng cao hơn bởi bố, mẹ hoặc anh chị em của bé đã được chẩn đoán mắc dị ứng.
Phó giáo sư Mimi Tang, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trẻ có lượng vi khuẩn đường ruột kém đa dạng dễ mắc bệnh lác hơn.
“Khi quay trở lại xem dữ liệu khi mới 7 ngày tuổi, chúng tôi nhận thấy những trẻ mắc bệnh lác có ít vi khuẩn và phân cũng như số lượng vi khuẩn trong ruột không đồng đều như những trẻ không bị mắc bệnh lác sau này,” bà Tang nói.
“Hiện tượng này cho thấy thay đổi thành phần hỗn hợp và lượng vi khuẩn trong ruột vào thời điểm mới chào đời có thể là một phương pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh lác, đặc biệt với những trẻ có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao hơn.”
Nghiên cứu vừa nêu là công trình có quy mô lớn nhất cho tới nay tìm hiểu mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và hiện tượng phát bệnh dị ứng.
Các nhà nghiên cứu đo lượng vi khuẩn trong đường ruột bằng cách xét nghiệm mẫu phân tại 5 thời điểm trong 12 tháng đầu đời, sau đó, các em bé này được kiểm tra bệnh lác khi tròn 3, 6, và 12 tháng tuổi.
Trong số trẻ được nghiên cứu, 33,7% bị bệnh lác trong 12 tháng đầu, trong khi 24,4% trẻ có kết quả dương tính trong xét nghiệm dị ứng với một loại thức ăn hoặc một chất trong không khí. Những trẻ này được coi là dễ bị dị ứng.
Giả thuyết vệ sinh – ‘ở bẩn sống lâu?’Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Miễn dịch học và Dị ứng Nhi khoa phù hợp với ‘giả thuyết vệ sinh’.
“Hiện đây là giả thuyết phổ biến nhất giải thích lý do tại sao các chứng dị ứng gia tăng,” phó giáo sư Tang nói. “Chúng ta biết tỉ lệ bệnh dị ứng đang gia tăng và liên quan tới lối sống phương Tây. Sự khác biệt rõ nhất có thể xác định được là lượng vi sinh vật giảm trong giai đoạn đầu đời.”
Trước khi sinh, ruột của trẻ vô trùng nhưng trong những ngày đầu tiên, chúng tiếp xúc với một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của những vi khuẩn đường ruột cần thiết.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình này bao gồm cách thức đứa trẻ được sinh thường hay sinh mổ, trẻ có được bú mẹ hay bú sữa ngoài, trẻ hoặc bà mẹ có sử dụng kháng sinh hay không, hoặc sự tiếp xúc của trẻ với bố, mẹ, anh chị em ruột và nhân viên y tế.
Phó giáo sư Tang cho rằng việc tiếp xúc sớm với vi khuẩn có vai trò quan trọng.
“Quá trình tiếp xúc với vi khuẩn quan trọng nhất trong cả cuộc đời mỗi người là tập hơp được quần thể vi khuẩn đa dạng trong đường ruột,” bà Tang nhận định. “Lượng vi khuẩn trong đường ruột nhiều gấp 10 lần so với số tế bào trên cơ thể con người.
Source: ABC Australia