logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/05/2014 lúc 08:06:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
GS -TS Trần Văn Khê làm diễn giả cùng chị Nguyễn Thị Thanh Thúy - hội trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ
Ảnh: Trung Uyên/hoiquancacbame.com


Hội Quán Các Bà Mẹ, trong đó có Câu Lạc Bộ Đàn Tính Hát Then, là nơi những người sắp làm mẹ có thể đến học những lớp về thai giáo, về những lời ru nồng nàn mẹ dành cho con, về cách làm cha làm mẹ khi con thơ mở mắt chào đời.

Tiếng hát ru của quê hương
Vị thầy khả kính , cũng là người bảo trợ và dạy dỗ trong Hội Quán Các Bà Mẹ là giáo sư Trần Văn Khê. Nghệ sĩ hát ru Cao Minh Hiền, học trò của giáo sư Trần Văn Khê:

Người đưa Hội Quán Các Bà Mẹ và đưa Cao Minh Hiền gặp gỡ các bạn ngày hôm nay là giáo sư Trần Văn Khê, người thầy về nghệ thuật đàn dân tộc, người đã bảo vệ nghệ thuật dân tộc cho Việt Nam.

Đam mê hát ru từ những ngày còn bé, rồi may mắn được giáo sư Trần Văn Khê uốn nắn chỉ dẫn thêm về sau này, nghệ sĩ Cao Minh Hiền trở thành người truyền dạy cái đẹp của hát ru em ba miền trong Hội Quán Các Bà Mẹ:

Tiếng hát ru của quê hương Bắc Bộ, quê hương Trung Bộ, quê hương Nam Bộ là nghệ thuật mà tôi đam mê, tôi gắn bó suốt cả một cuộc đời, lúc nào tôi cũng đau đáu gìn giữ nó và bảo vệ nó.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, nghệ sĩ hát ru Cao Minh Hiền mời quí vị cùng đi từ Bắc ra Trung rồi vô Nam, nghe lại những lời ru thắm thiết tình mẹ qua tiếng hát dân dã và gần gũi của chị:

Có người mẹ là có tiếng hát ru. Cha mẹ tôi đã gìn giữ tiếng hát ru này và truyền lại cho tôi, cho nên khi bỏ ra công sức để tìm hiểu nó thì tôi đã đi rất nhiều nơi của đất nước mình, tìm ra những tiếng hát ru của từng dân tộc. Riêng đất nước Việt Nam mình từng vùng, từng miền, 54 dân tộc anh em có 54 tiếng hát ru khác nhau.

Tiếng hát ru ấy, nghệ sĩ Cao Minh Hiền nói, không những làm cho ấm lòng người mẹ truyền sang cho con mà nó còn mang nặng hồn của dân tộc , hồn của từng quê hương, hồn của từng người mẹ:
Bà truyền sang cho mẹ, mẹ truyền sang cho con rồi đến thế hệ về sau lại truyền tiếp. Hiện tại tôi đang cố gắng tìm tòi, đi đến đâu tôi cố gắng ghi âm lại những tiếng hát ru của từng vùng miền ấy.

Tự nhận mình có hai quê, bố mẹ từ Thanh Hóa đưa nhau lên Tây Bắc lập nghiệp, nghệ sĩ Cao Minh Hiền biết đến những lời hát ru đầu tiên từ vùng Tây Bắc đó. Tiếng hát ru của dân tộc Mèo, dân tộc Tày đã gắn bó với cuộc đời chị:
UserPostedImage
Nghệ sĩ hát ru Cao Minh Hiền (tranvankhe.vn)
Đó là cách hát ru của người Thái, dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là “Con ơi con hãy ngủ đi, ngủ cho say nhé mẹ về với con” .

Dân tộc Tày phía Đông Bắc Bộ, vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, mỗi một vùng có một quãng riêng của nó về hát ru. Tôi lấy một cái chung của nó có mấy câu thế này:
Đấy là tiếng hát ru của người Tày. Bây giờ tôi sẽ hát ru một câu của một nhà thơ nói về tình mẹ đối với con :

Một bài ru con quen thuộc khác được nghệ sĩ Minh Hiền trình bày như thế này:

Đi suốt chiều dài đất nước Việt Nam, đi từ đầu tổ quốc là Lai Châu Điện Biên sang đến vùng Đông Bắc là Lạng Sơn Cao Bằng, chúng ta lại đi xuống đến Hà Nội. Hà Nội vẫn giữ chung một tiếng hát ru Bắc Bộ, chúng ta có các làn điệu về hát ru. Ví dụ Ca Trù thì cái âm hưởng hát ru Ca Trù có, âm hưởng hát ru Quan Họ có, âm hưởng hát ru của Chèo cũng có.

Miền Trung Bắc Bộ thì có Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình. Cái làn điệu ru của Thanh Hóa hơi đá một chút qua cái hò Sông Mã. Đi vào xứ Nghệ thì hát ru xứ Nghệ có một âm hưởng như là ru Ví Dặm:

Đấy là các bạn đã đi vào xứ Nghệ. Dù rằng tôi hát không hay nhưng cũng để minh họa tàm tạm quê hương xứ Nghệ là như vậy.

Thưa nghệ sĩ Cao Minh Hiền, ở miền Trung Mình, xứ Huế đó, các bà mẹ ru con “Ru em em thét cho muồi…”
Đấy là hát ru của miền Trung. Từ Huế trở vào, tiếng hát ru của người mẹ Tây Nguyên rất mộc mạc. Vùng Cao Nguyên Nam Bộ có tiếng hát ru của đồng bào B’nar, J’rai, Ê Đê… Thực lòng ra Hiền vẫn chưa tìm hiểu được sâu. Nhưng đã có một nhạc sĩ sáng tác một bài mang âm hưởng tiếng hát ru của vùng cao Tây Nguyên, bài Lời Ru Trên Nương:

Vừa rồi là một đoạn trong bài Lời Ru Trên Nương của nhạc sĩ Trần Hoàn:

Cái âm hưởng của dân tộc Tây Nguyên lên xuống trầm bổng , tiếng hát ru ở trong quãng, quảng 4 đến quãng 5 là tối đa chứ không lên đến quãng 6.

Rồi khi ta về miền Đông Nam Bộ và miền tây Nam Bộ thì sao, vẫn lời nghệ sĩ hát ru Cao Minh Hiền
Hai vùng miền này vì ảnh hưởng của thổ nhưỡng, của công việc, của hoàn cảnh và của khí hậu từng vùng miền nên là hát ru của miền Đông Nam Bộ nó hơi khô cằn một chút, còn cách hát ru của Tây Nam Bộ lại man mác của hò Đồng Thá, hò sông nước. Chúng ta không biết ai hát đúng nhưng từ trong tâm người ta như thế nào thì người ta thốt ra như vậy. Để nghe cái khắc khoải của miền Đông Nam Bộ ra sao, cái man mác của miền tây Nam Bộ như thế nào:

Sau đây những lời ru của miền Tây Nam Bộ:

Hiền nung nấu nghệ thuật hát ru này, theo với Hội Quán Các Bà Mẹ để giảng dạy cho những người đang mang thai sắp làm mẹ. Cho nên bây giờ dù như thế nào tôi cũng cố gắng cùng với giáo sư Trần Văn Khê gìn giữ, ghi lại những tiếng hát ru. Khi con ngậm đầu vú mẹ mà mẹ lại cất lên một câu hát câu ru là đem tình cảm đấy gieo vào lòng con trẻ.

Thế còn lớp trẻ bây giờ cừa đưa Rock đưa Rap vào cho con trẻ, khi tiếng hát ru của các bà mẹ đã tắt trên môi những người sắp làm cha làm mẹ thì quả là bản thân chúng ta thiệt thòi, con chúng ta thiệt thòi và đời sau chúng ta sẽ mất đi nền văn hóa thật là sâu sắc thật là linh thiêng.

Thưa quí vị, ở Hoa Kỳ hàng năm, cứ vào ngày Chúa Nhật tuần lễ thứ hai của tháng Năm, là Mother’s Day, Ngày Của Mẹ. Mong rằng những tiếng hát ru à ơi ví dầu quen thuộc đêm nay mãi vang vọng trong tâm hồn những người con xa xứ hãy còn mẹ, để yêu thương và phụng dưỡng khi tuổi mẹ về chiều. Kính chúc quí vị một Ngày Của Mẹ thật hạnh phúc, bình an. Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.