logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/05/2014 lúc 05:22:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đối với đứa con khi mới ra đời thì mẹ là bầu trời của mình, rồi đứa trẻ từ từ lớn lên thì bầu trời mẹ cũng thu nhỏ lại.

Đứa trẻ lớn lên nhìn đời đầy ngạc nhiên muốn khám phá thế giới quanh nó. “Cái gì đây?” là câu hỏi thường xuyên

chúng đặt ra. Lớn chút nữa, câu hỏi sẽ không còn là ngạc nhiên mà trở thành cật vấn, lớn chút nữa, nó biết phê phán

đúng sai.

Các con tôi đã học đến cấp II. Một hôm, sau khi đọc xong quyển Cổ Học Tinh Hoa, mấy đứa trẻ đi tìm tôi, không

phải để hỏi một cách ngạc nhiên nữa mà là đầy cật vấn: “Mẹ không có phương pháp gì dạy con hay như mẹ của

Mạnh Tử .”

Làm mẹ nhiều lúc vui nhưng có lúc cũng phải vắt óc ra tìm câu trả lời cho các con. Tôi cũng đã thức nhiều đêm để

nghĩ cách...

Mẹ của một vị Thánh

Một thời gian sau, tôi đọc báo thấy bên Tàu chọn ngày sinh của mẹ Mạnh Tử làm ngày Quốc Mẫu. Lúc đó các con tôi

đang học ở Mỹ, tôi kể cho chúng nghe. Chẳng chút hào hứng, con tôi nói: “Mẹ Mạnh Tử có gì hay? Mẹ Thánh Gióng

mới thật sự là một người mẹ phi thường. Chỉ cần nói một câu thôi mà Gióng đã trở thành một anh hùng, một vị

Thánh.”

Thật là bất ngờ! Câu nói của một bà mẹ quê suốt đời chỉ biết trồng cà, gánh nước, tưởng không ai để ý đến, vậy mà

con trai tôi đã rút ra làm tiêu chuẩn cho bà mẹ của một vị Thánh. Tôi tìm đọc rất nhiều chuyện kể về Thánh Gióng

trên mạng nhưng phần lớn các tác giả không ghi lại lời nói quan trọng ấy, chỉ duy nhất một bản có nhắc đến câu nói

đúng như trong Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Câu nói mầu nhiệm đó là: “Con ơi! Con

chậm đi chậm nói làm vậy thì làm sao mà đi đánh giặc giúp vua cứu nước?”

Chỉ với câu nói đó thôi mà cậu bé suốt ba năm chỉ biết nằm trong chiếc nôi đá, đã bật dậy, biết đi biết đứng, biết ăn

biết nói, rồi vươn vai trở thành một chàng trai tuấn kiệt lực lưỡng sẵn sàng ra trận giết giặc cứu nước.

Có phải chỉ với một câu nói đó thôi mà đã làm Gióng thay đổi như một phép lạ? Gióng đã nằm ba năm trong nôi, đã

được nuôi dưỡng bởi tình thương của mẹ, dòng sữa của mẹ, những lời ru, những câu nói, những cuộc chuyện trò.

Ba năm nằm trong nôi, Gióng cũng đã cảm nhận được nghị lực của mẹ, sức chịu đựng của mẹ, ước mơ của mẹ.

Tất cả những thứ đó đã tạo nên sức mạnh để cậu bé ươm mầm cho những hành động của một đấng anh hùng.

Không chỉ thừa hưởng của riêng mẹ, Gióng còn thừa hưởng từ cộng đồng, làng xã, từ những người đã cùng chung

góp công góp sức giúp Gióng lớn lên hằng ngày, từ những mâm cơm mâm cà của nhiều bà mẹ quê khác, Gióng đã

chắt lọc ra tinh hoa, sức mạnh để trở thành một con người tài năng phi thường, một con người lý tưởng cho một

nước Việt Nam cổ đại, xây dựng nước chưa được bao lâu mà phải thường xuyên đối đầu với một kẻ thù lớn mạnh

không giây phút nào bỏ qua ý đồ cướp đất cướp nước của ta. Từ khởi thủy đã vậy, đến thế kỷ 21 ý đồ xấu xa đó

càng ngày càng tinh vi hơn.

Mẹ của Gióng, mẹ của một vị Thánh, một người mẹ Việt Nam cổ đại ở thời kỳ mới lập quốc, vất vả nuôi con với tình

thương như suối nguồn sâu thẳm, với sức mạnh ý chí nghị lực kiên cường, như hình tượng bà mẹ sau đây:

Mẹ đi gánh nước ban mai,
Gánh hai ngọn núi với hai mặt trời.(Vô danh)

Dòng máu của người mẹ ấy vẫn tiếp tục chảy không ngừng theo bước đi của lịch sử dân tộc.

Mẹ của vua

Dòng máu của người mẹ Việt Nam cổ đại ấy vẫn còn chảy và sản sinh ra nhiều người con anh hùng nữ kiệt khác như

Bà Trưng Bà Triệu... Đọc lịch sử, chúng ta ít thấy những vị hoàng hậu các triều đại độc ác xấu xa như trong lịch sử

Tàu. Tôi xem lại lịch sử đời Trần, trải qua nhiều đời vua không thấy nói đến chuyện tranh chấp tàn sát đẫm máu trong

cung, trái lại ca ngơi nhiều vị hoàng hậu đức hạnh cao, nhân từ quảng đại như:

- Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái Hậu, hoàng hậu của vua Trần Nhân Tông, “nhu mì đức tốt, thông minh sáng suốt,

nhân hậu với kẻ dưới”. Bà sinh ra Trần Anh Tông cũng là một vị vua “khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi đến thái

bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, là một bậc vua tốt của triều nhà Trần”. (Đại Việt

Sử Ký Toàn Thư). Trần Anh Tông là một vị vua nhân từ, chăm việc nước lo cho dân: Cứ đêm đến, lại lên kiệu cùng

với thị vệ đi khắp trong kinh kỳ, gà gáy mới trở về cung...

- Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái Hậu, hoàng hậu của vua Trần Anh Tông, mẹ của Trần Minh Tông. Bà là người

nhân từ. “Các con của vợ thứ sinh ra, bà đều yêu dấu chăm nuôi như con mình. Công chúa Huệ Chân được Anh

Tông yêu quý, thái hậu cũng rất yêu nàng. Thiên Chân là con của Thái Hậu, nhưng khi có ban thức gì thì cho Huệ

Chân trước rồi sau mới đến Thiên Chân. Đối xử với các cung tần cũng rất ưu hậu. Nữ quan trong cung là Vương Thị,

mẹ của Huệ Chân, khi có thai, Thái Hậu đã lấy phòng ngủ của mình cho làm nơi sinh đẻ. Sau khi sinh xong, Vương

Thị mất. Cung nhân tâu với Thượng Hoàng là thái hậu giết, Thượng Hoàng biết thái hậu là người nhân từ nên đã

đánh phạt người cung nhân ấy. Thái hậu cũng không để bụng chuyện đó.” Người đương thời ca ngợi bà là bậc mẫu

đức. Khi Anh Tông mất, bà chịu nhiều khổ hạnh, bữa cháo bữa chay, không việc gì bà không làm... Bà ở trong núi 10

năm rồi mất. (ĐVSKTT)

Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dụ

Từ Dụ (tên của bà có nghĩa là nhân từ và độ lượng, nhưng người đời thường gọi là Từ Dũ) là một vị Hoàng Thái Hậu

nhân từ cao quý đời Nguyễn. Bà là Hoàng Hậu của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức. Bà dạy con rất nghiêm khắc,

rất quan tâm đến việc nước, đến đời sống của dân. Vua Tự Đức cũng là một vị vua rất chăm lo việc nước, chỉ tiếc là

thời thế thay đổi, phe thủ cựu quá mạnh, lôi kéo theo cả vận mệnh đất nước rơi vào tay kẻ thù là giặc Pháp.

Theo Giáo sư Phạm Văn Thanh trong Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển: “Bà Từ Dụ là một người đọc nhiều

hiểu rộng mà biết việc đời cũng nhiều, bà sống giản dị, rất lo cho dân và vận mệnh đất nước. Khi bà được ngũ tuần,

vua và quần thần muốn tấn tôn mỹ hiệu thì bà luôn luôn từ chối: “Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được

vui sướng... lòng ta nào nỡ thản nhiên... chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị giáo dục thế nào cho ta

thấy được thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng”.

“Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả

ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy...” Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài Thái hậu Từ Dũ

có viết: “Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh

phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế...”

Một tài liệu lịch sử khác của tỉnh Tiền Giang còn cho biết rõ hơn: “Tính tình Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đoan chính, nhàn

nhã, cử chỉ khiêm cung lễ độ, ở trong cung ai cũng cảm mến và quý trọng đức độ của Bà". Trong cuộc sống hằng

ngày, Bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bà thẳng thắn phê phán tệ tham ô chức

quyền trong triều chính và các địa hạt. Bà nói: "Từ xưa đến nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt

nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở

đâu? Nên phải quyết trừ."

Bà khuyên triều thần: "Một sợi tơ, một hột gạo cũng đều là máu mỡ của dân, cho nên lãng phí đã không ích gì, mà lại

đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước". Bà phê phán gắt gao kẻ dựa vào quyền thế gia tộc

của bà để cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp. Bà cũng bảo vua Tự Đức rằng: "Người trong dòng họ chớ lo việc

không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều

trái phép, Hoàng Đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết".

Chuyện hay về bà Từ Dụ còn nhiều, nhưng tôi thích nhất câu chuyện sau đây viết về Bà đăng trên tạp chí Sông

Hương:

“Bà Từ Dụ rất mê hát tuồng. Nhân ngày khánh tiết, bà cho mời đội tuồng ở Thanh Bình Thự vào diễn trong cung Diên

Thọ. Hôm ấy đội tuồng diễn vở Đường Chinh Tây, màn Phàn Lê Huê Truy Huynh Sát Phụ. Các diễn viên diễn rất hay

nhưng bà Từ Dụ không vui. Bà gọi viên Đội Trưởng đội Thanh Bình tới bảo:

- Người Tàu bày đặt câu chuyện ấy là tầm bậy, trái với đạo lý. Đã cho Phàn Lê Huê tài giỏi như thế thì thiếu chi cách

gỡ kịch tính, xung đột, cớ chi phải để cho hắn giết cả cha lẫn anh. Như thế thì còn tình nghĩa chi nữa mà diễn cho

người đời xem? Người Tàu khác, người mình khác. Người đặt truyện đã đặt tầm bậy cớ chi người soạn tuồng cũng

tầm bậy theo? Phải sửa lại, đừng để y nguyên, làm sao cho hợp lý và thuận với người nước ta!”

Một bà thái hậu ở thế kỷ 19 đã phê phán gay gắt sách truyện của Tàu đem truyền bá bậy qua Việt Nam, thật là một vị

Thái Hậu sáng suốt, không mù quáng, biết đề cao tinh thần tự hào dân tộc, coi trọng đạo lý và có ý thức chấn chỉnh

kỷ cương của đất nước, khuyến khích óc sáng tạo và ý thức suy nghĩ độc lập của người nghệ sĩ, đó không phải là

một cách nhìn tiến bộ hay sao? Một vị Thái Hậu thật tuyệt vời, đáng làm gương cho hậu thế soi chung, chỉ tiếc rằng

chế độ phong kiến ở thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20 đã quá suy thoái, không theo kịp đà tiến hóa của thế giới nên đã để

lại nhiều thảm kịch bi thương trước sự tàn bạo của thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Ơi người mẹ Việt Nam! Những người mẹ ở cung đình, những người mẹ thường dân, người mẹ nào cũng có những

đức tính cao quý riêng, tình thương con vô bờ bến, hy sinh tất cả vẫn thấy còn chưa đủ, thơ ca nhạc họa đã ca ngợi

không ngớt, đến bao giờ mới nói hết những điều muốn nói về mẹ? Mẹ! Chỉ cần gọi Mẹ là nghe âm vang cả một trời

thương yêu sâu nặng.

Nhân ngày Lễ Mẹ, tôi xin giới thiệu một số Bà Mẹ Việt Nam cao quý để so sánh với những bà hoàng hậu độc ác dã

man trong phim Tàu thường thấy chiếu ở Việt Nam.


Cao Thu Cúc

Sửa bởi người viết 09/05/2014 lúc 05:26:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.159 giây.