logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/05/2014 lúc 06:02:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER (NV) - Tôi không hình dung khi cánh cửa của ngôi nhà ẩn mình dưới những hàng hoa thơ mộng kia mở ra là hình ảnh một người phụ nữ ngồi trên chiếc xe lăn chờ đón tôi cùng một nụ cười hiền hòa.

Tôi ngỡ ngàng. Đã không một ai nói trước với tôi điều này khi giới thiệu tôi đến trò chuyện với cô, người phụ nữ ngoài 60 tên Vũ Thùy Hạnh ở thành phố Anaheim thuộc miền Nam California.

Tôi đi tìm câu chuyện của những người mẹ không được bình an như bao người mẹ khác. Nói đúng hơn, tôi đi tìm nghe tâm sự của những người mẹ phải trải đời mình đi cạnh mãi cuộc đời của những đứa con tật nguyền không thể tự chăm sóc cho bản thân. Cô Hạnh được giới thiệu là một trong những người mẹ như thế.


Và tôi cũng chỉ biết rằng, “Cô đó từng chăm sóc cho đứa con bị tai nạn trong thời gian lâu lắm, giờ con cô mất rồi.”



Thế nhưng, sau hơn hai tiếng ngồi trong ngôi nhà im ắng, chỉ có tiếng cô đều đều, nhẹ nhàng kể cho tôi nghe câu chuyện của đời cô cùng tiếng sụt sùi của người nghe, tôi biết rằng, hôm nay đây, Ngày Lễ Mẹ, sẽ có rất nhiều bà mẹ những tưởng mình bất hạnh đến tận cùng, nay cảm thấy trở nên hạnh phúc biết bao nhiêu, với những gì đang hiện hữu, sau khi soi mình qua cuộc đời của người mẹ này.
UserPostedImage
Cô Vũ Thùy Hạnh, người suốt 22 năm chăm sóc con bị tai nạn. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Những chông gai cuộc đời


Ngay trước 30 Tháng Tư, 1975, cô Vũ Thùy Hạnh, khi đó còn trong độ tuổi 20 mang theo hai đứa con lên 4 lên 5 sang Mỹ, trong lúc chồng cô vì nhiệm vụ còn kẹt lại ở Phước Tuy.



Cô đi học lại, rồi đi làm cho chính phủ, một mình nuôi hai con thơ. Ba mẹ con sống cùng nhau, chờ ngày làm giấy bảo lãnh chồng theo chương trình đoàn tụ gia đình.



Năm 1987, chồng cô ra tù cải tạo. Một năm sau, mẹ con cô Hạnh nhận được thư của tòa đại sứ gửi về báo cho biết người chồng mà cô chờ đợi đã kết hôn với người khác nên phía Mỹ không chấp nhận cho ông phỏng vấn đi theo diện đoàn tụ gia đình. Hồ sơ bảo lãnh chồng cô xem như đóng lại. Nỗi hy vọng về một sự trùng phùng tan biến cùng nỗi đau của một sự đổ vỡ ập đến.



Thế nhưng, đó chỉ mới là sự khởi đầu cho một cuộc đời đầy thử thách.



“Vết thương kia còn chưa lành thì một năm sau đó, ngày 12 tháng 12 năm 1989, Bảo bị tai nạn. Người ta say rượu tông xe vào nó.” Giọng cô thấp xuống.



Bảo là con trai của người mẹ đơn thân này. Năm đó Bảo vừa bước sang tuổi 19, đang học đại học. Bảo gặp nạn trên đường đi tập nhạc về.



Cô Hạnh nhớ lại hình ảnh đã diễn ra gần 25 năm trước.



“Hôm đó 1 giờ sáng cảnh sát tới nhà báo cho biết Bảo trong nhà thương. Tôi đến và phải chờ 3 tiếng để được nhìn thấy nó vì người ta phải làm cho nó 'sạch sẽ' lại. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi bị xỉu. Tôi không thể nào tưởng tượng được con trai mình như thế... Nó như một xác chết! Tôi nhìn ra nó màu xanh chứ không phải là màu của một người đang sống.”



Cuộc phẫu thuật kéo dài 7, 8 tiếng đã không giúp người con trai đang độ tuổi đầy nhựa sống đó tỉnh lại.



Không chỉ chấn thương não, mà “chân Bảo như một chiếc chân gà bị đập nát, nhưng không thể mổ được vì nó yếu quá.”



Cô Hạnh tóm gọn hoàn cảnh khi ấy trong một câu, “Giai đoạn đó kinh khủng lắm!”



Gần cả nửa năm, Bảo vẫn không tỉnh lại. Nhưng trái tim người mẹ nói với cô rằng con cô sẽ tỉnh.



Mỗi ngày cô đều đến thủ thỉ nói chuyện vào tai con trai mình. Khi đi làm thì cô viết thư để lại nhờ y tá đọc cho nó nghe.



“Ngày nào tôi cũng nói vào tai nó câu 'Nếu con thương mẹ thì nhúc nhích cho mẹ xem' Tôi nói đến tuyệt vọng luôn mà nó vẫn cứ ngay đơ.”



“Cho đến hôm tôi thấy nó nhúc nhích cái tay. Tôi chạy ra hành lang, tôi nhảy lên, sung sướng vô cùng.” Ánh mắt người mẹ rạng rỡ một niềm vui, ngỡ như điều đó hãy đang hiện lên rõ ràng trước mắt.



“Rồi đến ngày nó nhúc nhích con mắt... Rồi sau đó nó tỉnh dần dần. Khi đó người ta mới mang nó đi mổ, cho sắt vào trong chân.”



Gương mặt người mẹ lấp lánh sự mãn nguyện sau khoảng 5 năm nhìn cảnh con mình hôn mê.



Cô Hạnh ngẫm nghĩ, “Tôi thấy muốn người ta được sung sướng thì hãy cứ lấy hết đi mọi sự, rồi cho lại người ta từ từ. Khi đó mình mới biết trân trọng cái gì mình đang có.”



Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong vấn đề bảo hiểm sức khỏe, con trai cô Hạnh bị chuyển từ nhà thương này sang bệnh viện khác, cuối cùng “Bảo được chuyển sang một 'nhà trẻ.'”



Cô tiếp tục câu chuyện, “Mỗi ngày đi làm về, tôi lái xe 2 tiếng để đến thăm nó. Tôi không thể nào chịu được hình ảnh Bảo khi đó. Cả người nó lở loét, nó nhìn tôi không nói được gì nhưng trông mắt nó đau đớn lắm.”



Sau một năm tê tái nhìn con ở tình trạng như thế, trong lòng người mẹ này dậy lên câu hỏi duy nhất: “Đời mình hay đời Bảo?”



Cô Hạnh cùng Khanh, chị ruột của Bảo, nói với nhau “Nhất định mang Bảo về nhà chăm sóc.” Vậy là cô xin nghỉ việc.

Nhất định như vậy nhưng bệnh viện lại không cho phép! Vì, Bảo là người tàn tật, cần phải biết cách chăm sóc đặc biệt.

Thế là trong khi Khanh vừa đi học vừa lo tài chánh cho gia đình, cô Hạnh dành thời gian đi học hết tất cả các thứ cần thiết để chăm sóc cho Bảo, từ cách bồng bế, cách lật, cách tắm, học cả ngôn ngữ bằng ký hiệu tay chân để nói chuyện với con.



Sau cùng, người mẹ này thuyết phục được bệnh viện cho cô được mang con trai về nhà chăm sóc.


Nhất định con sẽ nói được!


Tình thương con của người mẹ bao la là thế, nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào cô cũng thấy cuộc đời là một màu hồng tươi nguyên.



Có những lúc cô cảm thấy mình hoàn toàn kiệt sức. Có những lúc cô cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng. Có những lúc cô cảm thấy mình mất tất cả.


“Một lần tôi mệt quá, tôi ra ngồi nơi cầu thang để thở. Tôi nhìn chung quanh, không một bóng người. Tôi nghĩ đến bố nó giờ này như thế nào. Tôi bật khóc.”



Thế rồi sau giây phút tủi thân, sau cảm giác đơn độc đó, cô nhớ lại cô đã nghĩ gì khi quyết định mang con về nhà chăm sóc.

“Tôi nghĩ đời mình đã sống rồi, dù vui dù buồn, hạnh phúc hay đau khổ, mình đều đã sống. Còn nó chưa được sống, đời nó còn trẻ quá. Nó phải được sống.”



Suy nghĩ đó là nghị lực mạnh mẽ giúp người mẹ này đứng lên, vượt qua tất cả để tiếp tục hành trình giành lại cho đứa con trai thương yêu của mình từng chút một những kỹ năng sống của một người bình thường.

Cô Hạnh nhớ lại, “Khi đem Bảo về, bác sĩ nói Bảo sẽ không nói được, nhưng tôi nghĩ Bảo sẽ nói được.”

Trái tim người mẹ kiên trì và bền bỉ với từng tiến bộ nhỏ của con.

“Mỗi ngày sống với những tiến bộ của nó, nỗi buồn tôi trôi hết. Nó nhấc cái chân lên được một chút, nhấc cái tay lên một tí, rồi nửa người nó hoạt động trở lại. Chỉ vậy thôi là tôi thấy đủ cho tôi vui lắm rồi. Rồi nó lại biết nói, dù nói ít và chỉ có tôi hiểu nó nói gì, nhưng 2 mẹ con nói chuyện với nhau suốt.”



Cô khoe niềm hạnh phúc của người mẹ của một đứa con đang từng chút giành lại các kỹ năng sống, điều mà không phải bà mẹ nào cũng có thể cảm nhận được.



Khi đứa con trai hai mươi mấy tuổi mở miệng phát ra được âm thanh như “ôôôôooo” cô đã bật khóc vì sung sướng, thấy đời sao mà đẹp quá!



Với hy vọng đó, cô Hạnh lại bắt đầu tập cho đứa con trai gần 30 tuổi nói từng chữ ô chữ a chữ i…



“Tập hoài tập miết, mà sự kiên nhẫn của mình phải đếm bằng năm chứ không phải bằng tháng đâu. Năm nọ qua năm kia nó nói được, đầu tiên là nguyên âm, sau là từng tiếng. Rồi nó nói được câu dài và giỏi nhất là câu 'Mẹ, con thương mẹ nhất trên đời.'”



Cô lại cười. Tôi hình dung ra niềm hạnh phúc vỡ òa ra của người mẹ này trong giây phút nghe được đứa con trai, mà lẽ ra đến thời điểm đó nó đã phải có vợ có con, nói được một câu bập bẹ mà thiêng liêng như thế.



Mỗi sáng mỗi chiều cô đẩy con trai mình ra sân nghe chim hót, nhìn ánh mặt trời, nhìn cây cỏ và nói chuyện cùng nó.



“Tôi hỏi nó có buồn không. Nó nói không. Vậy, tôi còn muốn gì nữa chứ! Phải mười mấy năm sau ngày nó bị tai nạn nó mới được như vậy, sau bao vất vả. Tôi cảm thấy bình yên lắm!” Giọng cô Hạnh thật êm, thật dịu dàng.
UserPostedImage
Cô Vũ Thùy Hạnh, “Nó mất đi là tôi mất hết. Đời sống của tôi suốt 22 năm qua

từ sáng đến chiều là nó, từ chiều đến đêm là nó, không có gì khác hết, dù vất vả vô cùng." (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Tận cùng của bất hạnh




Cô Hạnh chiêm nghiệm, “Bây giờ tôi hiểu rõ lắm ở đời vui buồn là ở mình hết. Mình nghĩ vui thì nó sẽ vui. Hạnh phúc là mình biết trân trọng, tri ân cái gì mình có. Thế nên dù ai cũng thấy tôi khổ, nhưng tôi lại thấy mình có thể làm nỗi đau khổ đó trở thành hạnh phúc.”



Nói là vậy, bởi niềm hạnh phúc của cô chính là đứa con trai mà cô còn có thể chăm sóc, còn nhìn thấy nó nói ngọng nghịu, còn nhìn thấy nó cười.


Nhưng


Niềm hạnh phúc mong manh đó cũng không ở mãi cùng người mẹ đã chịu quá nhiều nỗi cực khổ này.



22 năm sau khi tai nạn, Bảo qua đời ngày 4 Tháng Tư, 2011.



“Hôm Bảo chết tôi không thể tưởng tượng được. Tôi đang cầm tay nó thì sao nó chết. Nó chết nhanh lắm. Nó bị bể một mạch máu trên đầu. Nó chết quá bất ngờ, tôi không thể nào tưởng tượng được.” Giọng cô lại nhỏ xuống.



Không gian xung quanh dường như đặc quánh.



“Nó mất đi là tôi mất hết. Đời sống của tôi suốt 22 năm qua từ sáng đến chiều là nó, từ chiều đến đêm là nó, không có gì khác hết, dù vất vả vô cùng. Nó mất đi tôi mới thấm thía sự đau khổ là như thế nào.”



Cô như sống lại những khoảnh khắc đó, “Mẹ tôi nói với tôi rằng 'con hy sinh cho Bảo hai mươi mấy năm rồi, giờ là lúc Chúa cho nó đi để con sống cuộc đời còn lại nhàn hạ và đỡ khổ. Nhưng tôi cảm thấy có nó tôi không khổ, không có nó tôi mới khổ.”



“Sau khi Bảo mất mấy tháng thì mẹ tôi mất luôn. Lúc đó tôi cảm thấy không còn gì nữa hết.” Bàn tay trái của cô Hạnh lại phải đè bàn tay phải của cô xuống cho nó dịu đi sự co giật liên tục.



Tôi không biết có bao nhiêu người trên đời này phải chịu đựng nhiều thử thách như người phụ nữ mà tôi đang đối diện.


Mà nỗi đau này đâu đã dừng lại ở đó.


Trước ngày giỗ đầu tiên của người con trai mà cô bỏ ra gần hết quãng đời mình để chăm sóc thì đến lượt chính cô phải vào bệnh viện.



Cô bị tai biến mạch máu não, sau thời gian bị khủng hoảng vì cái chết của Bảo.


Khi tỉnh dậy, nửa người bên phải cô đã bị liệt.



Tôi đã bao lần vừa khóc trong những lần ngồi nghe người ta kể chuyện, nhưng có lẽ chưa bao giờ tôi lại rơi nước mắt nhiều như lần này, dù người kể chuyện, cô Vũ Thùy Hạnh, không hề rơi một giọt nước mắt nào.



Nhưng đến khi cô nói, “Hồi xưa có Bảo, khổ mấy vẫn không thấy buồn. Giờ buồn lắm, Lan ơi. Bảo nó đi rồi cô thấy đời trống vắng quá!” thì tôi mới hiểu: nước mắt cô chảy hết rồi!



Bàn tay trái cô lại nắm lấy bàn tay phải của mình. Ngôi nhà im ắng quá. Một năm nay con gái cô đã đi lấy chồng, dù mỗi tuần vài ngày vẫn ghé về thăm cô.



Cô cười buồn, “Ngày xưa tôi từng khuyên Bảo điều gì thì giờ tôi tự khuyên mình điều đó và cố sống cho qua. Chưa bao giờ tôi thấy cô đơn như bây giờ, chưa bao giờ thấy buồn như bây giờ, dù tôi vẫn luôn cầu mong nó sẽ ra đi trước tôi để tôi còn có thể lo cho nó trọn vẹn.”


Tôi rời nhà cô, khép lại cánh cửa nơi chỉ còn lại người phụ nữ ngồi trên chiếc xe lăn, một mình. Bóng đêm ngập tràn. Khu phố tĩnh lặng đến vô cùng.

Trong giây phút đó, tôi chợt nhận ra rằng nỗi mệt mỏi của người bạn tôi lúc chiều nay, khi tan sở làm về phải vật vã với đứa con gái bị tự kỷ lên cơn quậy phá cũng còn là hạnh phúc, để nghe tiếng chân nó đạp đùng đùng đến lủng tường thì vẫn là hạnh phúc.

Và sau cánh cửa kia, tôi biết cô Hạnh lại đang mở lại từng tấm hình của con trai cô, nhìn ngắm nó và nhớ lại những ngày hạnh phúc, dù vất vả, mà mình từng có...

Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.224 giây.