logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/05/2014 lúc 06:21:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Như An đang trình bày một ca khúc trong đêm nhạc ‘Khi Tôi Về’

Trong cuộc đời, dường như những sự tình cờ đều khởi nguồn từ một chữ duyên. Vì chữ duyên mà chủ nhiệm Như An của nhật báo Viễn Đông cùng với những người bạn, người chị, người anh, người em trong ban hợp xướng Ngàn Khơi, và dương cầm thủ Phương Lan, guitarist Ngô Bá Thu đã hình thành một đêm nhạc chủ đề “Khi Tôi Về- Khi Tôi Về” diễn ra vào tối thứ Bảy, 3 tháng Năm, 2014 tại tư gia của chủ nhiệm Như An.

Và cũng từ một chữ duyên, mà những khán giả đêm nhạc và người viết đã được dự phần với họ, được thấy lòng mình lắng xuống như được trở về nhà ngơi nghỉ. Để nhâm nhi những lời ca tiếng đàn thủ thỉ quá đỗi dịu dàng, quá đỗi đắm say.


Hát không cần micro

Có lẽ lâu lắm rồi, người viết mới được dự một đêm nhạc thính phòng thân mật, cảm động và ấn tượng đến vậy. Không sân khấu, không dàn nhạc hùng hậu, mà chỉ có một dương cầm thủ xúc cảm mãnh liệt, một guitarist dịu dàng tinh tế và những giọng ca không cần thiết bị hỗ trợ âm thanh. Âm thanh mà mọi người thưởng thức là loại âm thanh rất mộc và trung thực theo kiểu ca sĩ hát sao là ra y như vậy. Những tiếng hát của Như An, Vương Lan, Ngọc Sương, Duy Hiển, Thái Hằng, nhóm Cát Trắng, nhóm Gió Núi, tứ ca Ngàn Khơi… đã truyền tình cảm qua những ca khúc trữ tình thật cảm xúc, mang đến cho người nghe những khoảnh khắc âm nhạc rất thật và sâu lắng.

Chính sự tinh tế trong từng ngón đàn, sự sâu lắng trong từng giọng ca của người thể hiện, với âm thanh mộc, giọng hát mộc cùng không gian giản dị là điều làm nên chất riêng cho đêm nhạc “Khi Tôi Về- Khi Tôi Về.”

Những giọng hát của các ca sĩ trong chương trình không cố gắng phá cách, không cố ý thể hiện kỹ thuật, đẳng cấp, những giọng hát nồng nàn ấy đã trải lòng mình theo từng lời ca, thả hết tâm hồn và cảm xúc, với mong muốn duy nhất: tìm được đồng cảm nơi khán giả, và cùng nhau góp chút duyên để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho đêm nhạc này.

Nhạc mục của đêm nhạc khá đa dạng, người nghe dễ dàng nhận ra sự mộc mạc, nhưng lắng sâu của chất Á đông bên cạnh những phóng khoáng, du dương, lại có lúc, sôi nổi cao trào với những thanh âm cao vút, dồn dập dữ dội về tiết tấu… đến mức huyền bí mang màu sắc âm nhạc hàn lâm Âu Châu, hay những ca khúc tự sự đầy chất bi tráng của non sông, quê hương Việt Nam bên kia bờ đại dương, mà cũng có thể đó là tự sự rất riêng, của những nỗi niềm “rất con người” về tình yêu với người mẹ của mình, và không thể thiếu những ca khúc trữ tình ngọt ngào, kéo người nghe vào một không gian âm nhạc với nhiều cảm xúc, trạng thái.

Tuổi trẻ của những tiếng hát trong đêm nhạc đã gắn với những ca khúc trữ tình, những giai điệu mượt mà của các nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam. Mấy mươi năm trước, họ hát nhạc của những nhạc sĩ Vũ Thành, Phạm Duy, Văn Cao, Phạm Đình Chương, Đan Thọ… để nuôi dưỡng cái hồn Việt, yêu tiếng nói, yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, đến nay nhiều người đã có cháu nội, cháu ngoại và họ vẫn hát với niềm say đắm.

Bên cạnh những bài ca quen thuộc và đi vào lòng người như “Giấc Mơ Hồi Hương” (Như An ca), “Lời Mẹ Ru” (Vương Lan- Như An hát), “Sài Gòn Nhớ Sài Gòn Thương” (Duy Hiển hát), “Người Ơi, Người Ở Đừng Về” (Ngọc Sương ca), “Cung Đàn Xưa” (Vương Lan hát)… Nhân vật chính của đêm nhạc, chủ nhiệm Như An đã hát những ca khúc mà bà yêu thích, nhưng lâu lắm rồi ít được các ca sĩ thể hiện trên sân khấu ca nhạc tại hải ngoại như “Trên Đồi Xuân,” “Dạ Lai Hương,” “Đường Chiều Lá Rụng,” “Khi Tôi Về” đều là những tuyệt phẩm của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Lúc đầu Như An có phần ngập ngừng và ngại ngùng khi hát, nhưng ngay lập tức người nghe có thể cảm nhận được sự đa cảm của tiếng hát và bị cuốn theo nó. Bà như say sưa đắm mình trong âm nhạc, cuốn người nghe theo mạch cảm xúc và sự đam mê của mình.

Nhất là khi bà hát “Đường Chiều Lá Rụng” đã diễn tả điệu nhạc có kịch tính, nhiều tình cảm sâu sắc nhưng không ướt át.

Ban Cát Trắng, Ban Gió Núi, Tứ Ca Ngàn Khơi đã đem lại thích thú cho người nghe với sự bè phối hoàn hảo khi thể hiện ca khúc “Chiều Tím,” “Nhớ Mẹ,” “Từng Bước Chân Âm Thầm,” “Đất Lành.”

Đặc biệt là nhóm Tứ Ca Ngàn Khơi thật độc đáo khi hát “Đất Lành” không nhạc đệm. Họ khiến tiết mục trở nên sống động khi đưa khán giả đến những đoạn cao trào, kịch tính rồi lại nhẹ nhàng ở đoạn kết. Các thành viên đều thể hiện vai trò quan trọng từ vị trí bass, beatbox đến giọng nữ cao, tất cả đã hòa quyện và ăn khớp.

Giọng hát ngọt ngào, da diết của nữ ca sĩ Thái Hằng một tiếng hát đẹp thuộc ban hợp xướng Ngàn Khơi thể hiện ca khúc “Gánh Hàng Rong” đã thu hút người nghe với giai điệu nhẹ nhàng. Chất giọng nhẹ, sâu lắng của Thái Hằng đã gieo tình cảm trong lòng người nghe. Với một nhạc phẩm về tình mẫu tử, dường như người hát không cần thiết phải gồng mình hay cường điệu cảm xúc. Những tình cảm cứ thế tuôn chảy qua ca từ, giọng hát. Bởi không ai là không có mẹ và nuôi giữ trong lòng tình cảm thiêng liêng về mẹ.

Sau mỗi tiết mục, các tràng pháo tay hồ hởi hân hoan của những khán giả trong đêm nhạc như không dứt. Chương trình chính kết thúc, tiếp theo là những tiết mục phụ cũng không kém phần hấp dẫn qua những tiếng hát của người tham dự, người này tiếp người kia, đơn ca, song ca, tứ ca… cứ thế là một vòng dường như không dứt, khi thì khắc khoải, lúc lại nhẹ nhàng kể lể, có lúc xôn xao, có lúc lại trầm lắng.

Dẫu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi hơn hai giờ đồng hồ, nhưng những người có mặt tại đêm nhạc đã được sống trong một không khí ấm cúng, thân tình với nhiều cảm xúc.

Đêm nhạc đã thành công vì tình yêu của mọi người dành cho âm nhạc. Tình yêu đó đã gắn kết mọi người trong đêm nhạc lại với nhau.

Nhịp nhàng theo lời ca, dìu dặt trong tiếng đàn, thả hồn mình trong tận cùng chia sẻ. Họ hát và đàn để gần nhau hơn, mọi thứ cứ thấm vào lòng của chính họ, của những khán giả trong đêm nhạc một cách mộc mạc, tự nhiên, thân tình.

Nào có can chi đời hữu hạn, sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng. Gặp nhau để hát cho nhau nghe thì càng tuyệt vời biết bao. Để len vào giữa cái gấp gáp của thời gian một thoáng của hư không, kể lại cho chính họ và người nghe “những đến rồi đi,” “những phù du trôi nổi” của những cuộc tình, và những cuộc đời bằng âm nhạc…

Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.