logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2014 lúc 07:23:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Linh Châu và soạn giả Nguyễn Phương

Mùa đông rồi, tôi qua San José ở với gia đình con gái tôi. Trong vòng một tuần lễ, vợ chồng con gái tôi đưa tôi đi thăm bà con và bạn bè ở Oakland, San Francisco, Westminster, Los Angeles rồi trở về San José.
Có đi một vòng xa như vậy và được đọc báo xuất bản bên Hoa Kỳ tôi mới biết trong vòng mười năm trở lại đây, có quá nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh đã rời bỏ thiên đàng để chạy qua bên Hoa Kỳ tìm cuộc sống mới hoặc để trị bịnh.
Trước đây nhiều năm, khi phổ biến Nghị quyết 36 của đảng về Công Tác Đối Với Người Việt Nam ở nước ngoài, ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Nghệ Sĩ thành phố, tuyên bố là “Cần phải có chánh sách xuất cảng Cải Lương”. Việc nghệ sĩ cải lương tài danh ồ ạt qua Mỹ hát rồi ở lại xin định cư tại Mỹ luôn, không hiểu đó là chủ trương xuất cảng nghệ sĩ cải lương hay là nghệ sĩ cải lương nhân dịp đi hát ở Mỹ rồi trốn đi di tản muộn. Tôi nghĩ là cần giới thiệu các nghệ sĩ di tản muộn để bà con đi trước tiếp tay cứu giúp kẻ chạy sau.

Nghệ sĩ Linh Châu, con chim sơn ca bay lạc giữa trời giông bão
Một sáng chúa nhựt, con tôi đưa tôi đến quán phở trong Grand Century Shoopping Mail ở San José. Chúng tôi đang ngồi nói chuyện khào trong khi chờ nhà hàng mang thức ăn ra, thình lình có một thanh niên đến trước mặt tôi, hỏi: “Chú Phương! Phải chú Nguyễn Phương không? Trời ơi, hơn hai mươi năm rồi con mới gặp chú”. Anh ta ôm choàng lấy tôi: “Chú nhớ con là ai không?”
Tôi nói: “Linh Châu! Nghệ sĩ Linh Châu, cháu nội của danh ca Thanh Tao, phải không?”
- Đúng rồi! Chú nhớ dai quá, hơn hai mươi năm xa cách, tình cờ gặp lại nơi xứ lạ mà chú vẫn nhớ cháu.
- Thì chú cháu mình ở chung trong đoàn hát Phước Chung mấy năm trời, làm sao mà quên cháu được. Linh Châu qua Mỹ hồi nào vậy? Đi theo diện nào? ODP hay là… đi chui?
Linh Châu chưa kịp trả lời, tôi hỏi tiếp: “Bây giờ làm nghề gì để mà sinh sống?”
- Cháu mới qua cuối năm 2013. Làm cái nghề khác với nghề chuyên môn của mình thì cũng kiếm cơm được, nhưng nếu cháu ở Nam Cali, chắc cháu có nhiều dịp hát ở restaurant hoặc theo các nhóm nghệ sĩ cải lương diễn trích đoạn hay trọn tuồng ở rạp hát lớn. Ở Bắc Cali ít người biết nghệ sĩ Linh Châu, nên cháu muốn mở lớp dạy đờn, dạy ca cổ nhạc, cũng khó mà kiếm được học viên.
- Thì để chú viết lại tiểu sử của cháu, đăng báo giới thiệu cho nhiều người biết, đưa cho Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh giới thiệu nghệ sĩ Linh Châu trên chương trình phát thanh Tiếng Tơ Đồng, các bạn nghệ sĩ ở Nam Cali biết thì khi có show, các bạn sẽ mời cháu hát, hoặc ở Bắc Cali, người nào muốn học cổ nhạc, người ta biết thành tích của cháu, người ta tin tưởng mà đến học ca với cháu. Ba của cháu là danh ca Thanh Nhã, phải không?
Linh Châu gật đầu xác nhận, lúc đó nhà hàng bưng bún bò Huế và phở ra cho chúng tôi, Linh Châu cáo lui, tôi hứa khi viết xong sẽ gởi cho Linh Châu đọc, cần sửa chữa gì rồi tôi sẽ đăng báo.

Nghệ sĩ Linh Châu tên thật là Lê Thanh Hùng, sanh ngày 25 tháng 3 năm 1961, cha của anh là danh ca Thanh Nhã, cháu nội của nghệ sĩ danh ca Thanh Tao. Linh Châu có năm anh chị em, lớn nhất là chị Hai, chị Ba rồi đến Linh Châu, thứ tư. Cha mẹ của Linh Châu chia tay nhau từ lúc các con còn nhỏ, chính mẹ của Linh Châu chăm sóc nuôi dạy các con nên người, Linh Châu rất yêu thương và hiếu thảo với Mẹ.
Năm 1976, Lê Thanh Hùng ở với bà nội tại Vũng Tàu, em không thích theo nghề hát cải lương của cha và ông nội. Thanh Hùng học đến lớp 10/12 rồi nghỉ học, đi đá banh cho đội banh Vũng Tàu, chuyên đá góc mặt và tiền đạo. Khi em nổi tiếng là một cầu thủ hay của đội banh Vũng Tàu thì chú ruột của anh là nghệ sĩ Thanh Xuân dẫn Thanh Hùng về đá banh cho đội banh của đoàn hát cải lương Thanh Bình của tỉnh Tây Ninh. Thanh Hùng ngoài phận sự là cầu thủ đá banh còn làm nhơn viên soát vé của đoàn hát để được lãnh hai đầu lương trong đoàn hát.
Năm 1977, Đoàn cải lương Thanh Bình – Tây Ninh có trưởng đoàn là ông Ba Đa, diễn viên có Ngọc Điệp, Triều Dương, Hiền Lương, Linh Huệ, Phượng Nhung, Hoàng Oanh, Minh Được, Thanh Xuân và Yến Phượng.
Trong một trận đấu với liên đoàn bóng đá Trảng Bàng, Gò Dầu, đội banh của đoàn hát Thanh Bình thắng nhưng một cầu thủ nguyên là kép ba trong đoàn hát bị chấn thương gãy chân. Đêm đó hát tuồng Trai Hùng Gái Kiệt, thiếu một vai gã chèo đò, tức là vai của kép hát cầu thủ bị gãy chân, Thanh Hùng được chú là Thanh Xuân giới thiệu vào hát thế vai.
Tuy “chữa cháy” được cho đêm hát nhưng Thanh Hùng chưa rành về cổ nhạc, em vừa học ca, học các vai thế và hát thành công được nhiều vai. Ba tháng sau, kép chánh Triều Dương bất ngờ rời bỏ đoàn, ông trưởng đoàn hát Ba Đa đưa Thanh Hùng tạm thời thế vai của Triều Dương, nhưng cô đào nhì trong đoàn hát từ chối hát với Thanh Hùng. Cô nói: “Nó là cầu thủ, chỉ biết đá banh chớ biết gì mà hát?”
Thanh Hùng rất buồn vì bị khinh khi trước mặt nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát nhưng anh vẫn cố gắng học nghề và được ông trưởng đoàn phân cho hát vai chánh vài vở của đoàn. Cô đào nhì kia vẫn chống đối quyết liệt chỉ vì anh xuất thân là cầu thủ bóng đá.
Anh được bà Bích Liên, mẹ của nữ nghệ sĩ Yến Phượng, giới thiệu với nhạc sĩ Xuân Nghiệp ở nhà hát Trần Hữu Trang để nhờ Xuân Nghiệp giới thiệu Thanh Hùng vô học khóa đào tạo nghệ sĩ sân khấu đầu tiên của nhà hát Trần Hữu Trang. Thanh Hùng được học cùng khóa với Thanh Thanh Tâm, Thái Châu, Thái Ngân, Hoàng Thân, Ngân Linh. Các thầy dạy khóa nghệ thuật sân khấu gồm có những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Kim Cúc, Tấn Đạt, Tri Trọng, Ngô Thị Hồng.
Năm 1980, Lê Thanh Hùng tốt nghiệp khóa cải lương của nhà hát Trần Hữu Trang. Anh được cô Út Bạch Lan mời về hát cho đoàn cải lương Long An mà Út Bạch Lan là trưởng đoàn. Út Bạch Lan trước đây có hát chung sân khấu với ông nội và cha của Thanh Hùng là danh ca Thanh Tao và nghệ sĩ Thanh Nhã. Cô Phùng Há đặt nghệ danh Phương Hoài Châu thay cho tên Thanh Hùng vì tên nầy trùng với một nghệ sĩ cải lương Thanh Hùng – Ngọc Hoa.
Trong đoàn cải lương Long An, nghệ sĩ Phương Hoài Châu được hát chung với các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Phương Tùng, Linh Vương, Bảo Linh, Thanh Vân, Đỗ Quyên, Hề Minh Vũ, Triều Giang Thủy, Hoàng Oanh, Minh Được, Mai Lan. Anh có vai hát trong các vở tuồng Sau Ngày Cưới, Bạch Viên Tôn Các, Thái Hậu Dương Vân Nga, Cành hoa trong bão táp…
Trong vở Sau Ngày Cưới, vở hát đầu tiên khi Phương Hoài Châu hát cho đoàn cải lương Long An, Phương Hoài Châu được cho đóng vai Quan, một vai hát chia với nghệ sĩ Triều Giang Thủy. Cô đào nhì từng chê bai, không chịu hát chung với anh ở đoàn Thanh Bình – Tây Ninh, giờ đây đóng vai nữ của vở Sau Ngày Cưới, hát cặp với Triều Giang Thủy. Khi Phương Hoài Châu hát chia vai với Triều Giang Thủy thì cũng bị cô đào nhì nầy chống đối, không chịu hát chung, chỉ vì Phương Hoài Châu xuất thân là một anh cầu thủ đá banh chớ không phải nghệ sĩ.
Lần thứ hai bị phỉ báng nhưng nhờ tài nghệ ca diễn của Phương Hoài Châu đã được các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Đỗ Quyên, Mai Lan, Linh Vương, Bảo Linh công nhận, nên lời phản đối của cô đào nhì không có tác dụng gì.
Khi đoàn hát Long An đang lưu diễn vùng Cao Nguyên thì cô Phùng Há gọi anh trở về Saigon hát để anh tạo danh tiếng và có những vai diễn gây ấn tượng trong lòng khán giả. Cô Phùng Há chọn nghệ danh Linh Châu thay cho tên Phương Hoài Châu, và giới thiệu anh vào đoàn cải lương Saigon 2.
Năm 1981, nghệ sĩ Linh Châu lại gặp cô đào nhì từng chê bai Linh Châu hai lần khi cùng ở đoàn hát Thanh Bình – Tây Ninh và đoàn cải lương Long An – Út Bạch Lan, cô đào hát nầy cũng về hát cho đoàn Saigon 2. Khi gặp Linh Châu (cô chưa biết nghệ danh mới nầy của Lê Thanh Hùng), cô nói: “Ủa! mầy đi đâu đây? Mầy nên đi đá banh, chớ ở đoàn nầy, mầy chỉ kéo màn thôi, chớ làm cái gì được!”
Hôm đó đoàn Saigon 2 khởi tập tuồng Khách Sạn Hào Hoa, Linh Châu được phân vai Trung, cô đào nhì vai Hiếu, hát cặp với nhau. Sau buổi tập, từ trưởng đoàn đến các nghệ sĩ đào kép chánh đều khen giọng ca của Linh Châu, vừa dũng mãnh vừa rất mùi như giọng ca của danh ca Thanh Tao ngày trước. Còn cô đào nhì nọ thì bị chê ca yếu, ca không có thần trong bài ca. Ông trưởng đoàn hát dự định chọn nghệ sĩ khác thay vai của cô ta. Hôm sau cô bỏ đoàn đi mất dạng.
Linh Châu kể chuyện nầy cho tôi nghe và nói: “Con không hờn giận gì cô ấy và còn cám ơn những lời nói khích của cô, nhờ vậy mà con cố gắng học ca, học hát nên mới có cái thành quả hôm nay”.
Ngoài sự cố gắng học nghề hát, Linh Châu cần phải biết rằng anh thừa hưởng được cái gène di truyền của ông nội là danh ca Thanh Tao, cha là danh ca Thanh Nhã và bà cô Thanh Nhàn, chú Thanh Xuân, Thanh Vũ, nên dây thanh đới di truyền của dòng họ ông cha đã giúp cho anh có giọng ca tốt, hơi rộng, phát âm rõ ràng, giống như trường hợp của cô Thanh Hương nhận được chất giọng di truyền từ danh ca Tư Sạng.
Linh Châu cộng tác với đoàn cải lương Saigon 2 trong ba năm, hát các tuồng: Khách Sạn Hào Hoa, Theo Dấu Chân Hồng, Nắng Lên Chùa Tháp, cùng hát với các diễn viên: Ngọc Bích, Tuấn An, Tư Rọm, Thanh Vân, Bảo Anh, Phương Tạm, Mai Anh, Bảo Chiêu, Ngọc Hà…
Sau đó Linh Châu được mời về hát cho đoàn Phước Chung, diễn qua các vở Thạch Sanh Lý Thông, Đôi Mắt Tình Yêu, Hạnh Phúc Trong Tầm Tay, Rừng Ông Gốc.
Năm 1987, nghệ sĩ Linh Châu cộng tác với đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ. Tại đây anh được học hỏi thêm nghệ thuật hát tuồng cổ, anh đã tạo được danh tiếng và sự ngưỡng mộ của khán giả qua các tuồng: Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Tô Hiến Thành Xử Án, Giai Nhân và Dũng Tướng, Thanh Gươm Nữ Tướng, Cánh Nhạn Mù Sương, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Mã Siêu báo phụ cừu, Phụng Nghi Đình, Bích Vân Cung Kỳ Án…
Năm 1991, Linh Châu về hát cho đoàn cải lương Hương Mùa Thu qua các tuồng Tiếng Súng một giờ khuya, Hai Chiều Ly Biệt.
Năm 1992, Linh Châu về hát cho đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, hát các tuồng Ngũ biến báo phu cừu, Ngọc Kỳ Lân, Thập Tứ Nữ Anh Hào, Xử Án Phi Giao.
Năm 1993, nghệ sĩ Linh Châu về hát cho đoàn Sông Bé 2, cũng qua các tuồng cổ Thập Tam Thái Bảo, Song Kiếm Uyên Ương. Linh Châu thu video tuồng cải lương vai Tây Môn Khánh (tuồng Võ Tòng Sát Tẩu), vai Triệu Tương Tử (tuồng Dư Nhượng Đã Long Bào), vai Nhạc Phước (tuồng San Hà Xã Tắc), vai Nhà Sư (tuồng Búa Thần Loạn Thiên Cung)…
Qua các cuộc trưng cầu ý kiến của khán giả và độc giả của báo Sân Khấu Thành Phố, nghệ sĩ Linh Châu đạt được danh hiệu Diễn viên được ưa thích nhất năm 1990, Danh ca vọng cổ được ưa thích nhất năm 1990, Diễn viên dự giải Trần Hữu Trang được ưa thích nhất liền trong ba năm 1991, 1992, 1993 và đạt huy chương vàng Diễn viên xuất sắc giải Trần Hữu Trang năm 1993.
Linh Châu bước qua lĩnh vực sáng tác. Anh đã thành công khi tự mình sáng tác, tự làm đạo diễn và diễn viên chánh tuồng Long Tuyền Soi Bóng Nguyệt, một vở tuồng dã sử Việt Nam, hát trên sân khấu đoàn cải lương Saigon 1. (Linh Châu lấy bút danh Song Châu để sáng tác và nghệ danh Linh Châu đạo diễn và diễn viên).
Ngoài tác phẩm nổi tiếng Long Tuyền Soi Bóng Nguyệt, nghệ sĩ kiêm tác giả Linh Châu đã có tuồng đoạt giải Sáng Tác Kịch Bản cho Sở Y Tế với vở tuồng Tỉnh Mộng Phù Hoa. Anh có những tác phẩm được dàn dựng trên Đài Truyền Hình, trên sân khấu thành phố và các tỉnh như tuồng Thượng Khách Của Hoàng Đế, Dưới Mái Đình Xưa, Dấu Ấn Muốn Lãng Quên, Lời Người Đi Sứ, Vang Mãi Cung Đàn, Niềm Tin Của Con…
Nghệ sĩ Linh Châu sáng tác các vở tuồng ngắn 60 phút cho các Đài Truyền Hình Thành phố, đài Long An, đài Bình Dương như tuồng Mạnh Thường Quân, Khúc Phượng Cầu Hoàng, Nguyệt Lão Xe Tơ, Của Ít Lòng Nhiều, Rét Nàng Bân, Há Miệng Chờ Sung, Dã Tràng Xe Cát với bút danh soạn giả Mai Ngọc Tuyết.
Nghệ sĩ Linh Châu trong ba lãnh vực Diễn viên, Soạn giả, Đạo diễn đều đạt thành tích cao, chỉ tiếc là khi anh dấn thân vô nghiệp “Tổ” thì nghệ thuật cải lương đang tuột dốc, rạp hát chuyển đổi “công năng” từ 39 rạp hát ở Saigon chỉ còn lại một rạp Hưng Đạo. Đời sống của dân nghèo càng nghèo thêm, lại có quá nhiều phương cách giải trí quyến rũ khác thu hút hết khách của sân khấu như hớt tóc ôm, bia ôm, cà phê võng cũng ôm, mát xa trăm phần trăm luôn… vân vân.
Linh Châu qua Mỹ muộn màng, lại đến vùng Bắc Cali là nơi có rất ít nghệ sĩ cải lương và ít cuộc trình diễn cải lương, anh bơ vơ như con chim non lạc giữa trời giông bão.
Nhiều nghệ sĩ Nhân Dân, Ưu Tú, tài danh (hơn hai chục nghệ sĩ qua sau, chánh thức có, đi chui có, đi hát rồi ở lại luôn, xin miễn kể tên) đều chạy qua cư trú ở Hoa Kỳ. Lúa thóc đến đâu, bồ câu đến đó, chỉ mong rằng người đi trước, giúp đỡ kẻ chạy sau, đó là việc thiên kinh địa nghĩa, đó là tình đồng nghiệp.
Nghệ sĩ Linh Châu có thể làm diễn viên, kép độc mùi, có thể sáng tác kịch và tuồng cải lương, có thể làm đạo diễn, dạy ca, đờn trong ban nhạc và cũng có thể làm một phát thanh viên cho các đài phát thanh nghệ thuật. Một nghệ sĩ “rộng xài”, mong các bạn lưu ý, giúp đỡ.
Rất mong thay!
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.