Blogger về thời trang và các sản phẩm làm đẹp Michelle Phan có hơn 6 triệu người theo dõi trên YouTube. (Credit: ABC) .Thông qua các blogger sử dụng video (hay còn gọi là vlogger), ngành công nghiệp về thời trang và các sản phẩm làm đẹp trị giá hàng triệu đô la đã khám phá ra phương cách mới để tiếp cận thị trường tuổi teen đầy hấp dẫn.
Những đoạn phim các cô gái trẻ nói về những sản phẩm họ vừa mua được xem là trào lưu mới trên Internet.
Các cô gái quay phim chính mình nói về những sản phẩm vừa mua hay những nhận xét xung quanh sản phẩm này, đồng thời đưa ra các hướng dẫn chăm sóc sắc đẹp.
Bethany Mota, người Mỹ, 18 tuổi, hiện là tâm điểm trong làn sóng mới những ngôi sao YouTube.
Mota đã thu hút gần 6 triệu lượt người đăng ký với hàng loạt đoạn phim về thời trang và các sản phẩm làm đẹp mang về cho cô khoảng 40 ngàn đô/tháng từ các quảng cáo đi kèm.
Và hiện những người khác trên khắp thế giới, gồm cả Úc, đang tiếp bước Mota.
Brittney Lee Saunders, 20 tuổi, ở Newcastle, Úc, là một trong các blogger nổi tiếng nhất nước Úc với gần 80 ngàn người đăng ký trên kênh YouTube của cô.
“Khoảng 94% người xem các đoạn phim của tôi là nữ và phần lớn họ trong độ tuổi 11-16,” Saunders nói.
Saunders cho biết tối thiểu một vài đoạn phim của cô được các thương hiệu trả tiền.
“Tôi đã từng làm vài đoạn phim mà họ gọi là chiến dịch được quảng bá trên nhiều kênh YouTube khác, trong đó có một chiến dịch của Colgate và họ đã trả 1000 đô cho 2 đoạn phim của tôi. Một đoạn phim khác là cho nhãn hàng Herbal Essences và họ cũng trả tôi 1000 đô.”
Dominique Amor, người Sydney, bắt đầu kênh YouTube của mình từ khi còn học trung học và thú vui đó giờ đã trở thành nghề nghiệp.
“Những đoạn phim phổ biến của tôi có lẽ là về những sản phẩm tôi mua. Tôi nghĩ mọi người thích xem chúng vì họ có thể tìm kiếm những thứ có thể mua,” cô gái 19 tuổi này cho biết.
“Khi tôi tốt nghiệp, tôi có hai công việc nhưng tôi đã từ bỏ chúng để bắt tập trung toàn thời gian cho kênh YouTube của mình.”
Ông Adam Ferrier, nhà tâm lý học về người tiêu dùng, tin rằng khó có thể phân biệt được giữa ý kiến cá nhân và những lời nhận xét được trả tiền.
Cô Saunders cho biết các công ty khác nhau có những yêu cầu khác nhau về xây dựng thương hiệu trên phim.
“Họ nắm tất cả các quy tắt muốn bạn phải tuân theo. Bạn có thể nói đoạn phim này được thực hiện bởi Colgate hay đường link trang web của họ trong hộp mô tả của đoạn phim của bạn.”
Ngành công nghiệp quảng cáo Úc phần lớn tự điều hòa trên khắp các phương tiện truyền thông.
Các hướng dẫn về quảng cáo trên mạng xã hội đề nghị các blogger nêu danh các nhà tài trợ, cả về tiền mặt lẫn hiện vật, nhưng không có luật quy định họ làm như vậy.
Các vlogger nổi tiếng nhất hiện đăng ký trên mạng YouTube và công ty đại diện cho YouTube giúp họ thương mại hóa các đoạn phim bằng cách giao dịch với các thương hiệu.
Trong các nhận xét sản phẩm được tài trợ, các blogger có thể nêu lên tất cả các điểm tốt của sản phẩm mà hiếm khi hoặc không bao giờ đề cập đến mặt tiêu cực của nó.
“Tôi chưa bao giờ là một đoạn phim nhận xét tiêu cực nếu công ty gửi sản phẩm cho tôi,” cô Saunders thừa nhận.
Trong khi đó, các khán giả trẻ tuổi bị cuốn hút vào các đoạn phim giới thiệu sản phẩm không hề nhận biết được những tác động thương mại kể trên.
Aiya, 13 tuổi, cho hay cô và bạn bè cô tiếp thu hầu hết các ý kiến về thời trang và sản phẩm làm đẹp từ YouTube.
“Nếu xem tạp chí, bạn chỉ nhìn thấy trang giấy đầy chữ và không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trong khi đó, qua phim ảnh, bạn có thể thấy nhìn thấy mọi chuyện và nó có vẻ đáng tin cậy hơn.”
Theo ABC