logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/05/2014 lúc 09:52:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Úc được xếp hạng cao trong hầu hết tất cả các bảng xếp hạng trên thế giới, từ chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn, phúc trình hạnh phúc cho tới chỉ số phát triển con người…

.1. Chỉ số Cuộc sống Tốt hơn (OECD) và Phúc trình Hạnh phúc Thế giới (Liên Hiệp Quốc)

UserPostedImage
Photo:Rob Chandler,NYE 2006 Sydney(CC BY)

Úc ghi được điểm cao nhất trong Bản Chỉ số Cuộc sống Tốt hơn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Để thực hiện bản này các nhà nghiên cứu xem xét chất lượng cuộc sống của 34 nước hội viên, đo lường và so sánh 11 chỉ số , bao gồm nhà ở, thu nhập, việc làm, cộng đồng, giáo dục, sự tham gia của công dân, sức khỏe, sự hài lòng với cuộc sống, an toàn và công việc-đời sống.

10 nước đứng đầu bảng xếp hạng năm 2013 là: Úc, Na Uy, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Thụy Sĩ, Hà Lan, New Zealand và Luxembourg.

Trong khi đó , Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố Phúc trình Hạnh phúc Thế giới thường niên lần thứ nhì vào năm 2013.

Đan Mạch đứng đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất, tiếp theo là Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan, và Thụy Điển.

Bản phúc trình này đo lường sự hạnh phúc và tình trạng an sinh của nhiều nước trên thế giới để giúp hướng dẫn chính sách công. Theo bản này Úc đứng hàng thứ 10, Hoa Kỳ thứ 17.

Phúc trình Hạnh phúc Thế giới xếp hạng các nước dựa trên sáu yếu tố quan trọng góp phần vào hạnh phúc, trong đó có GDP bình quân đầu người, tuổi thọ, có một người nào đó để dựa vào, tự do nhận thức để lựa chọn cuộc sống, không bị tham nhũng, và sự hào phóng.

2 Chỉ số phát triển Con người (Liên Hiệp Quốc)
UserPostedImage
Photo:Jay Johnson,adventurejay(CC BY)

Úc đã được xếp hạng nhì thế giới trong Bản Chỉ số Phát triển Con người (HDI-Human Development Index) hàng năm của Liên Hợp Quốc, trong đó đánh giá các yếu tố như sức khỏe, giáo dục và thu nhập.

Na Uy đứng đầu chỉ số HDI và Mỹ đứng thứ ba, trong khi Cộng hòa Dân chủ Congo và Niger, nước bị nạn hạn hán trầm trọng, đứng cuối bảng gồm 187 quốc gia.

10 nước đứng đầu trên bảng xếp hạng HDI là: Na Uy (1), Úc (2) , Hoa Kỳ ( 3), Hà Lan (4), Đức (5), New Zealand (6), Ai-len (7), Thụy Điển (8 ) , (9) Thụy Sĩ và Nhật Bản (10).

Liên Hợp Quốc cũng tạo ra một bản ‘chỉ số HDI điều chỉnh’, trong đó có thêm sự bất bình đẳng trong nội bộ trong vấn đề y tế, giáo dục và thu nhập thay vì lấy trung bình như các bản chỉ số chính đang áp dụng.

Úc vẫn giữ được xếp hạng thứ hai trong bản ‘chỉ số HDI điều chỉnh’ này nhưng Hoa Kỳ bị thụt 13 hạng, xuống hàng thứ 16, trong bản điều chỉnh này. Trong khi đó Nam Hàn tụt từ hạng 12 xuống hạng 28.

3 . Đứng hạng đầu trong bảng xếp hạng top 10 về “Chỉ số Sinh” (The Economist Intelligence Unit)
UserPostedImage
Photo:D. Sharon Pruitt,Free Sweet Baby Kisses Family Love Creative Commons(CC BY)

Vào cuối năm 2012, Economist Intelligence Unit công bố bản “Chỉ số Sinh”, còn gọi là bản “Chỉ số Hài lòng Cuộc sống". Bản này cho thấy những quốc gia dẫn đầu trong nhóm các nước tốt nhất để được sinh ra vào năm 2013.

Mỹ, từng là quốc gia đứng hạng nhất trong một bản chỉ số rất giống bản “Chỉ số Sinh” hồi năm 1988, đã sụt mạnh, xuống tới hạng 16. Thay vào đó, Thụy Sĩ , Úc và Na Uy trở thành ba quốc gia hàng đầu.

Úc được xếp cao trong bảng này nhờ một số nguyên nhân: tuổi thọ cao và việc làm tương đối cao, công dân và sự tham gia của cộng đồng là đặc biệt cao.

Bảng xếp hạng được dựa trên các yếu tố khác nhau , bao gồm tình trạng tốt đẹp về mặt vật chất, tuổi thọ có thể đạt được kể từ lúc sinh ra, chất lượng cuộc sống gia đình, tình trạng tự do chính trị, mức độ vững chắc của công ăn việc làm, khí hậu, an toàn và an ninh, và bình đẳng giới.

Các quốc gia khác trong top 10 là Thụy Điển (4), Đan Mạch (5), Singapore (6), New Zealand (7) , The Hà Lan (8), Canada (9) và Hồng Kông (10).

4.Top 10 trong bản địa điểm đến nhập cư của người Trung Quốc (Forbes)
UserPostedImage
Photo: DORONKO,flickr(CC BY)

Tạp chí Forbes Trung Quốc công bố danh sách những điểm đến nhập cư hàng đầu cho người Trung Quốc trong năm 2013. Bản xếp hạng này đo lường mức chi phí sinh hoạt, đầu tư, kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Trong bản này Thụy Điển, Úc, Đức, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Anh và Mỹ là 10 quốc gia cư trú hàng đầu cho người Trung Quốc.

Forbes cho biết những lý do khiến người Trung Quốc chọn Úc làm điểm đến di cư chủ yếu là vì Úc là nước cung cấp chất lượng cuộc sống cao, có một lối sống thoải mái và dễ chịu. Quan trọng nhất là Úc là một quốc gia của người di cư đồng thời là nước đạt được một trình độ cao về vấn đề đa văn hóa.

5. Chỉ số Khoảng cách Giới tính (Diễn đàn Kinh tế Thế giới)
UserPostedImage
Photo:Getty Creative Images
Bình đẳng giới của Úc giảm gần mười điểm từ năm 2006, theo bảng xếp hạng hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới .

Phúc trình Khoảng cách Toàn cầu hồi năm 2013 Úc vào hạng 24 về chỉ số khoảng cách giới. Thứ hạng này khiến Úc không chỉ nằm dưới Hoa Kỳ (23), Anh (18) và New Zealand (7), mà còn sau các nước như Nam Phi, Cuba, Burundi, Philippines, Latvia và Lesotho.

Iceland đứng đầu danh sách cho quốc gia có khoảng cách giới nhỏ nhất, tiếp theo là ba quốc gia Bắc Âu Phần Lan , Na Uy và Thụy Điển.

Các chỉ số vừa nêu đo lường khoảng cách tương đối giữa nam và nữ trong bốn lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị. Trong bản này Úc được xếp hạng là quốc gia đầu bảng trong lĩnh vực giáo dục, ở hạng 69 cho sức khỏe và sự sống còn, hạng 13 cho vấn đề cơ hội và sự tham gia kinh tế.

6. Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Transparency International)
UserPostedImage
Photo:Revisorweb,Own work(CC BY)

Úc nằm trong số 10 nước ít tham nhũng nhất thế giới, theo bản Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2013 của tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Bản Chỉ số, bao gồm tổng số 177 quốc gia, dựa trên ý kiến ​​của các chuyên gia nhằm mục đích đo lường mức độ nhận thức về tham nhũng trong khu vực công ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Trong chỉ số năm 2013, Đan Mạch và New Zealand cùng đứng đầu bảng với điểm số 91, tiếp theo là Phần Lan (3), Thụy Điển (3), Na Uy (5), Singapore (6), Thụy Sĩ (7) , Hà Lan (8), Úc ( 9) và Canada (9).

7. Bản Xếp hạng của Hệ thống Giáo dục Đại học Quốc gia U 21(Universitas)
UserPostedImage
Photo:Julie,flickr(CC BY)

Úc đứng thứ tám trong Bản Xếp hạng Giáo dục Đại học Quốc gia của mạng lưới đại học quốc tế Universitas U21. Úc đứng sau Hoa Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Canada và Đan Mạch, nhưng cao hơn Đức, Hà Lan và Nhật Bản.

Bảng xếp hạng, được phát triển bởi Universitas 21, được sử dụng như một điểm chuẩn cho các chính phủ, các tổ chức giáo dục và cá nhân. Bảng xếp hạng đầu tiên của hệ thống giáo dục đại học quốc gia được công bố vào tháng 5 năm 2012 với 48 quốc gia tham gia . Bảng xếp hạng vào năm 2013 mở rộng đến 50 quốc gia, nhưng vẫn tập trung vào bốn lĩnh vực (Tài nguyên, Môi trường, Kết nối và Đầu ra) và tổng thể.

8. Các Thành phố Dễ sống nhất Thế giới (The Economist)
UserPostedImage
Photo:sookie,flickr(CC BY)

Đức, Nhật Bản và Úc có được điểm số cao nhất trên 10 chỉ tiêu môi trường, xã hội và quản trị. Đó là kết quả trong bảng xếp hạng bền vững của các quốc gia G20.

Mười quốc gia hàng đầu cũng bao gồm Vương Quốc Anh (4), Hoa Kỳ ( 5), Canada (6), Hàn Quốc (7), Pháp (8), Ý (9) và Liên minh châu Âu (10).

9. Chỉ số Khỏe mạnh Giới trẻ Toàn cầu (US Thinktanks)
UserPostedImage
Photo:Sport the library,Australian Paralympic Committee/Australian Sports Commission(CC BY)

Thanh thiếu niên Úc đang sống cuộc sống tốt hơn so với những người đồng trang lứa trên thế giới, theo bản Chỉ số Khỏe mạnh Giới trẻ Toàn cầu. Các nhà nghiên cứu thực hiện bản này đã xem xét các chỉ số bao gồm cả cơ hội kinh tế, tiếp cận với giáo dục, y tế và an toàn từ 30 quốc gia.

Chỉ số mới - được thành lập bởi hai cơ quan nghiên cứu Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế và Quỹ Thanh niên Quốc tế - cho thấy Úc xếp hạng đầu, tiếp theo là Thụy Điển, Hàn Quốc, Anh, Đức, Thụy Điển, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi và Thái Lan.

Úc rất tốt trong lĩnh vực giáo dục và y tế, trong đó giáo dục được xếp hạng một và y tế hạng nhì.

10 Chỉ số Mức giá cả Quốc gia (Ngân hàng Thế giới)
UserPostedImage
Photo:Darren,wikimedia(CC BY)

Xét về phương diện chi phí sinh hoạt, Úc bị cho là quốc gia có nền kinh tế đắt đỏ nhất trong nhóm G20. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy Chỉ số Mức giá cả Quốc gia (PLI) của Úc đứng hàng thứ tư, chỉ sau Thụy Sĩ , Na Uy và Bermuda. PLI là một phương pháp đo lường phức tạp đặt nặng vào các yếu tố như sức mua và tỷ giá hối đoái.

Phúc trình của Ngân hàng Thế giới, được công bố hồi tháng 5 năm 2014 và lấy dữ kiện từ năm 2011, bổ túc cho các bằng chứng cho thấy Úc là nước đắt đỏ theo tiêu chuẩn quốc tế. Economist Intelligence Unit công bố cuộc khảo sát vào tháng Một năm 2014 cho thấy mức sống ở Sydney và Melbourne đắt hơn New York và London và đây là hai thành phố nằm trong top 10 có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất trên thế giới. Sydney và Melbourne chỉ đứng sau Singapore, Paris, Oslo và Zurich về mức sống đắt đỏ.

Theo ABC

Sửa bởi người viết 15/05/2014 lúc 09:54:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.