logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/05/2014 lúc 06:39:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Anh Tony Nguyễn và cô giáo Elizabeth Phạm tại Garden Park Care Center ngày thứ Năm.


GARDEN GROVE – Một cuộc triển lãm đặc biệt với gần 100 tác phẩm hội họa của họa sĩ Tony Nguyễn đã được bắt đầu vào chiều thứ Năm tại Garden Park Care Center. Điểm đặc biệt là người họa sĩ này không dùng tay nhưng dùng miệng ngậm cọ để thể hiện các tác phẩm của mình.

Để tìm hiểu về người họa sĩ đặc biệt này, Viễn Đông phỏng vấn cô Elizabeth Phạm, một cô giáo dạy về môn nghệ thuật của Học Khu Garden Grove được chỉ định đến Garden Park Care Center giúp Tony Nguyễn thực hiện giấc mơ của anh.

Cô Elizabeth Phạm nói, “Đầu tiên là tôi xin cám ơn báo Viễn Đông đã cử phóng viên đến để giúp phổ biến cho cộng đồng biết vấn đề của Tony. Tony ở Garden Park Care Center đã hơn 14 năm, còn tôi là cô giáo của Học Khu Garden Grove gởi đến để giúp trung tâm. Tôi gặp Tony vào năm 2007, Tony rất muốn vẽ nhưng không có người giúp đỡ, thành ra tôi tự nguyện giúp Tony pha màu. Rồi Tony nhìn những bức hình hay phong cảnh nơi những người bạn đã đi và gởi tới rồi Tony tự tạo ra một tác phẩm. Mỗi bức tranh mất khoảng chừng một tháng.

“Mỗi tuần tôi đến một hai lần, khoảng 8 lần tôi đến thì mới xong một bức tranh. Có những lúc tôi đến thấy Tony ngồi yên không vẽ làm mình cũng hơi thất vọng. Hỏi thì Tony cho biết ‘Em chưa nghĩ ra.’ Nhưng sau này nghĩ lại mình mới hiểu Tony dùng những hình ảnh trong trí óc để thoát ra khỏi cái cơ thể bịnh hoạn của anh, thành ra đây chính là cơ hội giúp tôi tập tính kiên nhẫn. Đối với người bình thường như tôi và anh, mình cầm cây cọ mình vẽ cũng khó nếu không phải là họa sĩ, còn đối với Tony, anh phải dùng cái miệng của mình để vẽ, nên ở Trung Tâm này, nhiều người đã chứng kiến lúc anh vẽ, ai cũng cảm động và ai cũng thương ảnh.

“Ngoài ra, Tony không bao giờ nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến người khác, thành ra có những nhà thờ, chùa hay hội đoàn nào cần Tony giúp đỡ là Tony gửi tranh cho nơi đó để bán gây quỹ hay làm việc từ thiện mà Tony không hề nhận một đồng nào. Năm 2010, chương trình này không còn nữa vì lý do sức khỏe của Tony và vì tôi cũng phải đi làm. Trải qua thời gian khá lâu, hôm nay trung tâm quyết định tổ chức triển lãm các tác phẩm của Tony ở đây để mọi người đến thưởng lãm, và khích lệ tinh thần cho một thanh niên Việt, đồng thời thấy ý chí, niềm tin và sự phấn đấu của một con người mạnh mẽ như thế nào.”

Ngồi trên chiếc xe lăn đặc biệt, hai tay buông xuôi không cử động, phía trước mặt Tony Nguyễn có một dụng cụ giúp anh di chuyển. Khi muốn xe lùi, anh thổi vào một cái ống, muốn đi tới anh ấn cằm của mình vào cái dụng cụ đó thì xe di chuyển tới.

Tony Nguyễn khá đẹp trai, nước da hồng hào, anh nói không được rõ lắm. Chúng tôi hỏi thăm anh, anh sanh ở Việt Nam hay ở Mỹ? Tony trả lời “Cháu sanh ở Mỹ.”

Tony cho biết, sau một tai nạn, xương sống, hai tay, hai chân đều bị liệt hết, anh chỉ còn cái đầu. Anh chưa hề học vẽ với ai. Chúng tôi hỏi, anh có ý tưởng vẽ từ khi nào, ai giúp anh vẽ?

Tony Nguyễn trả lời, “Cháu thích vẽ từ lâu nhưng tay cháu không thể cử động làm sao cầm cọ vẽ được, cháu tập vẽ bằng cách ngậm cây cọ trong miệng, cũng khó khăn lắm nhưng nhờ cô giáo Elizabeth Phạm rất thương cháu, cô giúp cháu pha màu. Pha màu nào là do cháu chọn rồi cô pha giúp cháu, cũng có khi cô góp ý nên chọn màu này, màu kia. Có lúc cháu nghe cô, cũng có lúc cháu muốn cô nghe cháu, nhưng mà thầy, trò cháu vui lắm, nhất là sau khi vẽ xong một bức tranh, cô giáo nhìn và khen cháu lắm, rồi những người trong ban giám đốc, bác sĩ, y tá và nhân viên trung tâm này, ai cũng thương cháu hết. Cháu vẽ được là do cháu có ý chí, có quyết tâm và có niềm tin. Cháu bị như thế này, lẽ ra là một phế nhân rồi nhưng cháu nghĩ, mình phải phấn đấu, phải quyết tâm làm cái gì đó giúp ích cho đời, và cháu đã chọn vẽ là như vậy.”

Chúng tôi hỏi, Tony muốn nói về niềm tin như thế nào? Tin ai? Tony trả lời không do dự:

“Cháu tin Chúa, cháu bị như thế này, cháu không bao giờ oán trách Chúa. Cháu cám ơn Chúa cho cháu có nghị lực vượt qua khó khăn, làm được điều mình muốn làm. Cháu thường cầu nguyện với Chúa qua lời kinh của Thánh Phanxico ‘Lạy Chúa, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người….’”

Sau khi nghe Tony tâm sự, chúng tôi đi suốt dãy hành lang dài của Trung Tâm, một phía của hành lang treo đầy những họa phẩm của Tony, có tấm lớn có tấm nhỏ. Chúng tôi đếm được cả thảy 77 tấm, hầu hết được vẽ bằng acrylic trên canvas hay tranh sơn dầu trên canvas. Tony vẽ nhiều đề tài khác nhau, nhưng đa số về biển, về sông, về núi, có một bức vẽ chùa Một Cột, những căn nhà, thỉnh thoảng có tác phẩm vẽ người hay thú vật. Tuy phải ngậm cọ trên miệng để vẽ nhưng những tác phẩm của Tony rất mỹ thuật, màu sắc hài hòa. Từ những họa phẩm này, người xem tranh có thể hiểu phần nào tâm sự của một người có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, và muốn thoát ra khỏi cảnh đời bất hạnh như những cánh buồn đang lướt sóng ra khơi.

Nhiều người Mỹ xem tranh đã đến bên Tony vỗ vai anh, ôm lấy anh và khen ngợi, có người rơm rớm nước mắt. Một người xem tranh chia sẻ với Viễn Đông về cảm nghĩ của bà, “Một thanh niên Việt Nam thật là phi thường. Không những Tony mà cả Elizabeth Phạm, cô giáo của Tony, đều là những người Việt Nam rất đáng quý mà chúng tôi được may mắn gặp gỡ.”

Cuộc triển lãm còn kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 15 tháng Năm, 2014, tại Garden Park Care Center, 12681 Haster St, Garden Grove, CA 92840.

Ban Giám Đốc Garden Park Care Center, Tony Nguyễn và cô giáo Elizabeth Phạm rất mong đồng hương tới xem triển lãm để thấy tận mắt khả năng, ý chí và quyết tâm của một thanh niên Việt bị bại liệt.

Muốn biết thêm chi tiết xin gọi cô Elizabeth Phạm (714) 305-6321.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.