logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/05/2014 lúc 11:43:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dân chúng kiếm tiền khó nhọc quá. Nông dân trồng trọt xong, năm mất mùa thì khóc, năm được mùa cũng khóc

luôn vì nông sản rớt giá. Đồng lương công nhân chết đói. Ngư dân ra biển đánh cá với ngư trường ngày càng cạn

kiệt dậy phong ba bão tố… Đồng tiền kiếm được trầy trật, chi tiêu dè xẻn may ra có được sống mòn.
Thế nhưng tình cảnh đó là của hầu hết dân chúng thôi, chứ còn nhiều nơi vẫn phủ phê xài tiền như rác.
Trông gương Thế vận hội mùa đông ở Sochi- Nga đã chi năm mươi mốt tỷ Mỹ kim nhằm biến một thành phố nghỉ

dưỡng ven biển sau Olympic thành chỗ du lịch quốc tế, khiến ai nhìn vào cũng lác mắt. Chẳng dè đến giờ thành phố

cũng như các sân vận động và các công trình tráng lệ vẫn đìu hiu, quạnh quẽ. Do không được xử dụng và duy tu

nên ngày càng xuống cấp. Các nhà kinh tế ngạc nhiên hỏi vậy chứ khách du lịch kiếm ở đâu ra để ở các công trình

đó?
Nếu bắt chước đàn anh thì tổ chức chức Á vận hội Asiad 18 được coi là dịp VN quảng bá hình ảnh ra thế giới. Nhà

nghèo nên chỉ bỏ ra chi phí có một trăm năm chục triệu Mỹ kim thôi mà đổi lại được năm châu bốn biển biết đến

mình. Tính ra đâu có bao nhiêu, quả là cực kỳ tiết kiệm trong khi trước đó, với Asiad 17, Hàn quốc đã phải bỏ ra tới

một tỉ mốt Mỹ kim.
Thiên hạ rất rành mấy chuyện này nên bới ra ngay ai mà không biết cách tính toán của mấy ông kế toán. Mở đầu cứ

đưa ra con số “ngon, bổ, rẻ” rồi sau đó từ từ đề nghị kinh phí bổ sung. Khi công trình dở dang ngổn ngang nằm đó,

đành “đâm lao theo lao” chứ ai dám để “giữa đường đứt gánh”. May mắn là cấp trên đã “sáng suốt” để không thông

qua cái đại hội thể thao này.
Nhân dịp đàn ca tài tử Nam bộ được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Bạc Liêu bèn xây dựng

hai mươi công trình với kinh phí hơn hai ngàn tỷ đồng (gần 100 triệu Mỹ kim) để tổ chức festival đờn ca tài tử. Đó là

chưa tính tới chi phí dành cho buổi lễ hội trình làng.
Nào là khu lưu niệm với tổng mức đầu tư bảy mươi tỷ, quảng trường mười tám tỷ, hình tượng cây đờn kìm hai mươi

tỷ, nhà hát hoành tráng kiểu dáng nón lá hơn hai trăm tỷ. Với kiến trúc được quảng cáo là rất độc đáo này, chắc là

mai mốt người ta sẽ nhắc tới nhà hát nón lá như nhắc tới nhà hát con sò của Úc vậy…
Bạc Liêu phân bua là chọn con đường đi lên từ văn hóa, tức không phải tiến lên bằng ngư nghiệp, nông nghiệp xưa

rồi. Vì thế đồng bào đã chấp nhận khó khăn để festival tổ chức thành công! Đồng bào nào chịu chi bạo vậy không

biết. Thì người đứng đầu tỉnh thay mặt chứ chỉ đích danh đồng bào thì chắc chẳng ai muốn. Bởi Bạc Liêu là tỉnh

duyên hải với kinh tế nông nghiệp là chính: lúa, thủy sản, muối… Số gia đình nghèo chiếm gần 20% và cận nghèo

hơn 11%. Bị xếp vào nghèo và cận nghèo là thực sự nghèo rớt mùng tơi chứ gì nữa.
Hầu hết dân VN vẫn chưa khá giả lắm nên khi du lịch tới Bạc Liêu, thường họ tìm tới nhà công tử Bạc Liêu, chùa

Xiêm Cán, khu Quan Âm Phật đài ở Nhà Mát ven biển, đình Nguyễn Trung Trực, vườn nhãn, sân chim… Chưa biết

các công trình này có gì trong đó để vào xem. Hay là giống như sân vận động quốc gia Mỹ Đình được xây dựng để

chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tại Hà Nội, với giá trên một ngàn tỷ tương đương hơn năm mươi triệu đô.

Nay trở thành nơi chiếu phim, tổ chức tiệc cưới, massage… Bên hông sân, rộng quá nên trở thành nơi nuôi gà vịt thả

tự do. Những chỗ khác lún nứt, cỏ dại mọc ngang đầu.
May là Hà nội đông dân nên sân thể thao còn tận dụng để mở quán cà phê, siêu thị, bãi giữ xe… chứ Bạc Liêu làm

gì có đủ khách để lấp đầy chỗ trống của nhà hát. Đó là không kể tỉnh là nơi tập trung ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và

dù kê là một bộ môn ca kịch sân khấu lâu đời của người Khmer cũng than ngày càng sa sút, do ca nhạc phim ảnh

ngoại quốc tràn ngập.
Vậy có bao nhiêu người đến mua vé để thưởng thức ca nhạc ở nhà hát vĩ đại này trong khi miền Tây, đàn ca tài tử

chỉ cần chiếc chiếu trải trước hè mà sức lan tỏa rộng rãi và mạnh mẽ. Làm sao để tồn tại vững vàng mới là vấn đề

chính mà nhà hát xem chừng chỉ muốn phô trương cái khung ngoài.
Ngay tại Sàigòn là nơi đông dân nhất nước, kinh tế phát triển và đời sống văn hóa cao nhất nước. Thế mà các sân

khấu kịch, sân khấu ca hát, múa rối nước… cũng chật vật lắm mới qua ngày thì làm sao một nhà hát tỉnh sống nổi.
Tỉnh chẳng buồn đề ý như mọi năm, một loạt liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc sẽ được tổ chức. Kinh

phí bỏ ra cho mỗi liên hoan lên đến hàng chục tỉ đồng, trong khi tiết mục đoạt giải chỉ là “tự khen với nhau”. Đủ thứ

giải được chia đều. Các địa phương, các cơ quan… đều lãnh một giải gì đó để vui cả làng.
Vậy một năm nhà hát mở cửa mấy lần. Có bao người dân địa phương, mấy du khách vào nhà hát thưởng thức đờn

ca tài tử. Rồi lại đóng cửa, bỏ phế như bao nhà văn hóa, nhà hát, hội trường… ở các thành phố khác chăng? Lúc

đó, chỉ còn nước rút kinh nghiệm sâu sắc là xong. Chẳng thiệt hại tới ai. Xứ này vốn là quê hương của Hắc công tử

nổi tiếng xưa kia nên chuyện con cháu xài hoang một cách phi lý cũng là chuyện dễ hiểu.
Đưa nhà hát nón lá ra dài dòng cho vui chứ thật ra, việc xem tiền như rác thì ở đâu cũng có chứ chẳng cứ Bạc Liêu.

Chung quanh Saigon cũng có hàng chục Nhà văn hóa phường xã, xây rồi để đó. Riêng Nhà văn hóa xây trong khu

vực nội thành có thể “hoạt động hiệu quả” hơn hẳn nhờ cho thuê mặt bằng để mở lớp dạy Anh văn, shop bán hoa,

cửa tiệm Internet…
VN sắm một chiếc xe thang cứu hỏa giá triệu đô nhưng chỉ đi chữa một lần duy nhất vụ cháy Trung tâm thương mại

quốc tế ITC ở trung tâm SG khiến sáu mươi người chết, bảy mươi người bị thương. Nhập cảng về mới hay chiếc xe

cao 72 mét, nặng gần 50 tấn, không thể đi qua cầu, phà nên chỉ vài lần xuất hiện để trình diễn thực tập chữa cháy ở

khu trung tâm thành phố. Đợi khi nào loanh quanh khu trung tâm có cháy thì mới ra tay. Chỉ có điều mười bốn năm

nay, ở khu trung tâm chưa có vụ cháy lớn nào, mới bốc khói là xe cứu hỏa chung quanh ùn ùn chạy tới ngay rồi.

Thành thử chiếc xe triệu đô cứ nằm chơi chờ cháy, trong khi thời gian vừa qua, khắp nơi chợ cháy liên miên mà

không có xe cứu hỏa.
Tuy nhiên xây cất bao giờ cũng là lãnh vực dễ xài tiền nhất.
Cầu treo Phú Hòa ở Gia lai hơn ba tỷ dự định dùng trong ba mươi năm nhưng mới một năm đã hư, không hư cũng

chẳng ai đi vì không tiện dụng. Ba cầu vượt ở Pleiku hơn ba tỷ chẳng ai chịu bước chân lên. Vài tỉ chỉ là… tiền lẻ vì

con đường N5 từ quốc lộ 14 đến biên giới cửa khẩu được coi là con đường đẹp nhất Tây nguyên với kinh phí gần

một ngàn tỷ đồng nhưng vắng vẻ tới mức người dân dùng làm bãi phơi khoai mì hoặc tập lái xe.
Chợ đầu mối nông sản EaLy xây hơn năm tỷ, chợ đầu mối nông sản Nam Dong tại Đắk Nông hơn mười tỷ. Một loạt

chợ Bình Phước cùng số phận, được chỗ rộng rãi để người dân thả bò! Nhà máy đường xây nhiều nhưng ruộng

mía không trồng đủ tương ứng. Các nhà máy tranh giành nguyên liệu đến nỗi nhiều nơi phải cử người canh gác các

ngả đường tránh mía chở tuồn đi nơi khác, trở về thời kỳ ngăn sông cấm chợ.
Hay là nở rộ phong trào xây phi trường ở An Giang, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh… Tỉnh nào cũng muốn có một cái sân bay

cho mở mày mở mắt với hàng xóm. Xây sân bay tiêu chuẩn quốc tế nhưng chỉ đón máy bay quốc nội. Sân bay quốc

nội thì không có khách bởi di chuyển bằng đường hàng không tới giờ vẫn là một nhu cầu xa xỉ. Làm sân golf để bán

nền, nhà máy đóng tàu mua sắt vụn, đầu tư khu công nghiệp ở Bình Định, Tây Ninh, Kon tum, Quảng Trị… nhưng hạ

tầng thiếu thốn, nhà máy thưa thớt, cửa hàng lèo tèo… rồi cuối cùng bỏ đất hoang … Xây cất tràn lan mà không

mang lại lợi ích kinh tế chung nào. Đương nhiên chỉ có lợi ích riêng là tiền vui vẻ chảy vào túi tư thôi.
Củ Chi sát sông Saigon nhưng vẫn xây trạm bơm rồi bỏ hoang, xa lộ Đông Tây 13 400 tỷ đồng vừa dùng đã bị lún,

sân bay Phú Quốc hàng ngàn tỷ đồng nhưng không có đường giao thông, khoảng 5000 ha rừng ngập mặn bị phá

để xây dựng hàng chục cảng ở Bà Rịa mà chẳng ma tàu nào thèm ghé. Nhà máy điện ở Hà Tịnh có giá một triệu đô

xây xong không có đường dây điện tải đi, nhà máy nước Bắc Giang hàng chục tỷ chưa bàn giao đã hỏng…
Các dự án cứ được vẽ ra để được lại quả, để rút ruột, bớt xén… Toàn mấy chục tỷ, mấy trăm, mấy ngàn tỷ. Nghe

mà ù cả tai.
Tiền như rác, mà rác thì chỗ nào cũng có.
Tiền của dân chính xác không nằm trong túi riêng của một cá nhân tên tuổi rõ rệt nào, mà nằm trong quỹ công. Quỹ

công thuộc về toàn dân, mà toàn dân không danh tính, không giấy tờ, ký tên… tất nhiên không thuộc về ai cả. Tiền

nằm trong đủ thứ quỹ nhiều quá, nhiều như rác. Bởi vậy người ta phải nghĩ ra mọi cách tiêu xài cho nó rót vào túi

riêng.
Khi đó rác mới trở lại giá trị thật sự là tiền. Tiền mới gửi ngân hàng, mua nhà cửa đất đai, đầu tư chứng khoán, vàng

bạc, mới ăn chơi mấy đời mấy kiếp không hết…

Sài Gòn Cô Nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.