logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2014 lúc 06:12:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bùi Giáng có những câu thơ nhiều khi làm ta giật mình. Có những câu thơ làm ta ray rứt, lại có những câu thơ làm ta ngẩn ngơ. Một đời lận đận đo rồi đếm / Mỏi gối người đi đứng lại ngồi đã chẳng làm ta giật mình nhìn lại với bao nỗi đếm đo lận đận của mình đó sao? Và có lẽ cũng nên “nhâm nhi” thêm vài câu thơ nữa của ông viết về cái đẹp nhân mùa hoa hậu này cũng hay:
Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
Bùi Giáng

Cái lạ lùng bên trong là cái gì vậy? Chẳng lẽ Bùi Giáng có cách nhìn của các thầy thuốc, nhìn con người “xuyên thấu” với môn cơ thể học, môn hình ảnh học với nào dao nào kéo, nào siêu âm bốn chiều, nào chụp cắt lớp? Chắc chắn là không rồi vì ông là một nhà thơ. Hẳn là ông muốn nói đến cái đẹp tâm hồn, khác với cái đẹp thể chất bên ngoài, và chính cái đẹp bên trong đó, nó mới lạ lùng làm sao: chính nó mới quyết định thế nào là cái đẹp của một người con gái!
Nhưng làm cách nào mà ta có thể cân đong đo đếm được cái đẹp của tâm hồn? Nhà thơ chịu. Chỉ có thể kêu lên mà thôi:
Em ơi, em đẹp vô cùng.
Vì em có cái lạ lùng bên trong.

Và vì không thể cân đong đo đếm được cái đẹp bên trong đó, người ta đành cân đong đo đếm cái đẹp bên ngoài, bằng những con số cân nặng, chiều cao, vòng số 1, số 2 số 3 theo một quy tắc giả tạo nào đó để rồi so sánh xếp hạng cái đẹp.

Chuyện vui kể rằng vào cái thời thi sắc đẹp mà chưa được phép đo đạc trên người, chưa được phép bắt người ta mặc đồ tắm hai mảnh để dòm ngó so sánh đã có một cuộc thi hoa hậu mà mỗi thí sinh chỉ phải mang một cái gì đó tượng trưng cho người ta dễ đánh giá vòng số 1. Trong lúc các thí sinh khác, người thì mang hai trái bưởi năm roi, người hai trái dừa, người mang trái mướp, thậm chí mang cả bí rợ đi thi thì có một thí sinh chỉ mang hai trái quít tàu. Giám khảo phì cười hỏi vậy thì thi thố cái nỗi gì? Cô thí sinh trả lời vì nội quy không nói rõ nên tưởng chỉ cần mang một cái gì đó tượng trưng là được nên chỉ mang phần tượng trưng cái “núm”!

Trở lại chuyện cái đẹp là lùng bên trong mà nhà thơ muốn nói. Đo đếm cách nào đây? So sánh cách nào đây? Không thể lấy bằng cấp, học lực. Không thể phỏng vấn đôi câu về điều này điều nọ. Hay là theo tiêu chuẩn của người xưa mà nay ít còn ai nhắc tới? Người xưa đưa ra bốn tiêu chuẩn là “công, ngôn, dung, hạnh”. Dung có vẻ như để nói riêng về cái đẹp hình thể thì cũng xếp hạng…ba! Trước đó còn phải côngcòn phải ngôn nữa! Bởi người mà chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy thì người ta gọi là người “vô duyên”! Mà “duyên” thì quan trọng lắm. Còn duyên kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình!

Như vậy rõ ràng không phải các số đo làm cho kẻ đón người đưa! (Dĩ nhiên bây giờ có khác một chút, có thể xe hơi đời mới nối đuôi chờ, nhưng đó lại là chuyện khác rồi!). Ngay cả với chữ dung đó thôi đã bao hàm “cái đẹp bên trong” của nó. Bởi dung ở đây còn mang ý nghĩa là dáng vẻ uy nghi, thư thái, dịu dàng, trang nhã, hòa đồng, bao dung, khoan nhương…bên cạnh cái nhan sắc: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.

Bài ca dao “Mười thương” của ta cũng thật tuyệt. Cứ một cái thương bên ngoài thì liền theo đó là một cái thương bên trong:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương nếp ở…

Thì ra không chỉ tóc tai, chỉ má lúm (có thể đi mỹ viện làm vài cái dễ ợt) mà còn ăn còn nói, còn gói còn mở trong nếp ở của mình, trong mối tương giao giữa mình với mọi người chung quanh.

Cho nên nói về cái đẹp của một người con gái, Bùi Giáng chỉ nói đơn giản:
Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
Ta có thể xin phép nhà thơ cao hứng nối thêm:
Em ơi em đẹp vô song
Vì em có cái bên trong lạ lùng!…
Vâng, cái lạ lùng bên trong và cái bên trong lạ lùng đó mới thật tuyệt vời làm sao, nó mới làm cho người ta đẹp vô cùng, đẹp vô song đó vậy!
Đỗ Hồng Ngọc

Sửa bởi người viết 28/05/2014 lúc 06:25:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.