logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2014 lúc 06:13:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện của Trang
Trong lúc cuộc sống khó khăn, việc làm khó tìm, người nào nhận được tin “lay off” cũng giống như bị rơi xuống vực thẳm vậy! Chồng em thất nghiệp cách đây một năm, đến nay vẫn chưa tìm được việc làm, tiền trợ cấp cũng đã hết, gia đình chỉ còn trông cậy vào mức lương thư ký ít ỏi của em. Em làm thư ký cho một công ty lắp ráp điện thoại. Công việc khá nhẹ nhàng và thoải mái nếu luôn tiếp xúc với những người lịch sự. Người Mỹ đa số rất lịch sự. Ngược lại, khách hàng gốc Á lại thiếu nhã nhặn, mà con số đó không phải là ít. Dù đã được huấn luyện để sẵn sàng vui vẻ, hòa nhã trong những tình huống như thế, nhưng là con người với đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, không phải lúc nào em cũng đủ kiên nhẫn để đón nhận những điều khó chịu một cách bình thản. Nhất là trong thời điểm vợ chồng em đang sống với niềm bất an: chồng thất nghiệp, cha mẹ, anh chị ở Việt Nam gặp khó khăn, bệnh hoạn viết thư cầu cứu tới tấp.
Chẳng hạn như hôm qua, rất lịch sự em thưa với khách, khi bà yêu cầu được nói chuyện với sếp của em:
- Dạ thưa bà, ông giám đốc vừa đi ăn trưa. Nếu bà cần gì xin để lại lời nhắn, ông giám đốc sẽ gọi cho bà khi trở về.
Nụ cười trên môi em tắt lịm khi bà khách cộc lốc trả lời:
- Tôi cần nói chuyện liền chứ không nhắn nhủ gì hết. Cho tôi số “cellphone” của ông ấy ngay đi.
- Dạ thưa bà! Chưa được phép của ông giám đốc tôi không thể tự ý cho bà.
- Làm gì mà khó khăn quá vậy?
- Dạ! Không phải tôi khó khăn mà chỉ là thi hành lệnh của cấp trên. Nếu cần, khi gặp ông giám đốc bà cứ xin thẳng ông ấy để có sẵn khi cần.
- Hứ! Cô là cái thứ gì mà bày đặt lên giọng dạy khôn tôi.
Tiếng gác máy như tiếng búa đóng đinh dội vào tai làm em ngơ ngác tự hỏi không biết tại mình ăn nói thất lễ hay tại bà ta không giữ được phép lịch sự tối thiểu trong lúc đang bực bội – bực ông giám đốc của em đã cả gan vắng mặt trong lúc bà đang cần, hay bực em, người thư ký quèn dám nói chuyện đôi co với bà?

Chuyện của Minh
Đây là lần thứ ba tôi đến cửa hàng bán thực phẩm trong khu thương mại Việt Nam khá sầm uất. Vừa bước vào, anh chủ tiệm với nét mặt “chằm dằm”, lườm lườm tôi như muốn ăn tươi nuốt sống thay vì cất tiếng chào với nụ cười thân thiện như những người bán hàng bản xứ. Lần đầu gặp tình huống này, tôi nghĩ rằng, có lẽ anh ta vừa bị vợ “la ó” nên không giấu được sự buồn bực, nhưng bây giờ thì tôi có thể nói một cách chắc chắn “không phải vậy mà chỉ là anh ta muốn ra vẻ chủ nhân ông!”. Mua hàng xong tôi mang đến quầy tính tiền. Vẫn bộ mặt lạnh như tiền, anh đưa tay bấm máy, không nói dư một tiếng nào ngoài những con số được phát âm một cách rõ ràng, mạch lạc:
- Mười đồng rưỡi.
Tôi đưa mười một đồng, anh thối lại năm mươi xu bằng một động tác nhanh gọn: thảy mớ bạc cắc lên quầy tính tiền, không thèm nhìn khách hàng và cũng không “ban bố” cho khách hàng hai chữ cám ơn như câu “châm ngôn” nằm trang trọng trong quảng cáo của tiệm anh, đăng trên các báo địa phương hằng tuần “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Hốt hai đồng tiền cắc xong, tôi cầm mớ hàng vừa mua bước ra khỏi tiệm với cảm giác khó chịu. Tôi vừa lái xe, vừa tự an ủi “thôi! có mất mát gì đâu, mình đến đó chỉ để mua hàng thì để ý làm gì con người không biết phép lịch sự đó”.
Khi nghe kể lại, cô vợ nghiêng đầu ngắm nghía tôi một lát rồi cười:
- Không chừng tại anh ăn mặc loàng xoàng nên họ nghĩ rằng tên nầy nghèo quá cần gì phải đón tiếp lịch sự.

Chuyện Bà Bảy
Quen lối sống ở Việt Nam từ mấy chục năm nay, bất cứ lúc nào và ở đâu cũng phải chen lấn, giành giựt nên khi mới được đứa con gái bảo lãnh sang Mỹ, ngày đầu tiên đi chợ Kroger, bà đẩy xe, chen vào hàng tính tiền một cách thật thoải mái, tự nhiên. Đứa cháu ngoại đi cùng, đang đứng xem báo trên giá sách đã quay lại đúng lúc và tức tốc bước tới, đẩy xe ra phía sau, sau khi nhỏ nhẹ nói lời xin lỗi với những người khách đang đứng trong hàng. Đứa cháu ngoại nhăn nhó nói nhỏ vào tai bà:
- Ngoại phải sắp hàng phía sau vì mình tới sau người ta mà.
Bà cãi lại:
- Có ai nói gì đâu mà sợ. Lẹ lẹ còn đi về, chớ sắp hàng thì biết chừng nào mới tới phiên mình, chậm lụt như con mà về Việt Nam làm sao tranh lại người ta.
Với ánh mắt bất mãn, con bé nhìn bà kéo dài giọng nói:
- Ngoại à! Mình sống ở Mỹ thì phải học cách lịch sự của người Mỹ chứ sao ngoại cứ so sánh bên Việt Nam.
Khi lên xe, cháu ngoại tiếp tục “lên lớp” bà về việc phải sắp hàng trong lúc bà cảm thấy “tự hào” về sự nhanh nhẹn của mình khi giành được chỗ tốt để khỏi mất thời gian chờ đợi. Dĩ nhiên, bà thấy mình chẳng có gì gọi là kém lịch sự như đứa cháu ngoại nhắc đi, nhắc lại nên trợn mắt gắt gỏng:
- Chạy mau một chút đi. Cứ lo lịch sự, lịch sàng mà trễ nãi hết công chuyện của tui rồi nè!

Bạn thân mến,
Trên đây là những mẩu chuyện tôi góp nhặt được trong một bữa giỗ ở nhà người bạn. Nhóm người không bia, không rượu ngồi ở khu nhà bếp đã bàn luận sôi nổi về hai chữ “lịch sự”. Không phải để tỏ ra mình văn minh, nhưng chắc chắn đời sống quanh ta sẽ đẹp biết bao nếu ở đâu cũng gặp được những người lịch sự. Một thứ mà ai cũng có thể dễ dàng tự trang bị cho mình trong mọi quan hệ với nhau phải không bạn?

Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.