logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 05/05/2014 lúc 06:58:43(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Lên Sáu thì tôi được bà nội đưa trả về sống cùng với ba má và hai em.
Để hiểu cho bằng được nguyên nhân và cần thiết có lời giải thích minh bạch cho việc sống xa gia đình từ khi mới lọt lòng mà tôi cứ lẽo đẽo theo bà giằng dai mãi duy nhất một câu hỏi thể như bà đang cố tình giấu giếm một bí mật không thể công khai khiến bà nội tôi phải bực mình lên tiếng gắt khẽ
_Chẳng có cái gì bí ẩn cả, cháu ạ! Ba má cháu cũng vì công việc nên thay đổi chỗ ở luôn, cháu lúc đó lại hay đau yếu oặt èo, ba má bắt buộc gởi cháu cho nội nuôi một thời gian, thế thôi!
Tôi vẫn cố chấp gào to:
_ Vô lý ! sao hai em của cháu lại được ba má cho sống chung. Cháu không chịu, chẳng tin những gì bà nội nói đâu.
Bà phải trừng mắt, nghiêm giọng:
-Hư nào…,làm thế bà ghét lắm, thế.. bây giờ có phải không chịu vâng lời bà sống với ba má cho thật hiếu thuận ngoan ngoãn, cứ mãi khóc nhè để hai em cười vào mũi rằng sao lại bỗng dung xuất hiện người chị Hai nhõng nhẽo quá thể này!
Tôi uất ức, miễn cưỡng chùn lòng vì sợ bà giận hơn là thật sự vâng lời bà khuyên. Rõ ràng, tôi không thích mảy may nào mái nhà mà bá nội tôi ca tụng gọi là gia đình ấm cúng gồm năm người là ba má, tôi, và hai em tí nào, đơn giản vì tôi ít cơ hội chung đụng với bốn người họ bao nhiêu năm trời nay.

Trong khi ba tôi đón tôi với vòng tay ấm áp thân tình và nồng nhiệt chừng nào thì tôi cứ cảm thấy sự tẻ nhạt hời hợt trong cái ôm hờ hững của má và cái nhìn không mấy thiện cảm của hai đứa em mặc dầu thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau trong những lúc ‘họ’về thăm nội và cũng dịp thăm lại đứa con gái tội nghiệp.
Tôi nhớ hoài giây phút chia tay với bà nội, hôm ấy trời mưa không dứt hạt, mưa ngoài trời tầm tã và mưa giông bão vần vũ trong lòng tôi tím tái ruột gan. Bà nội ngoài giọng giả như thản nhiên đưa trả đứa cháu cưng về với ruột thịt, nhưng tôi cũng mường tượng được nét mặt bà nhăn nhúm đau khổ thế nào khi quay đi cố tránh cho tôi không nhìn thấy. Giây phút giằng xé ấy cứ ám ảnh theo tôi bao nhiêu tháng ngày đầu xa bà trong những giấc ngủ mộng mị, hay khi trăn trở nhớ da diết tiếng ru héo trầm của bà dỗ giấc đến quặn thắt cả lòng.
Ba má dành cho tôi một phòng riêng và bắt tôi phải ngủ một mình cho quen làm tôi sợ ma muốn chết, trong khi hai đứa em của tôi lại được sung sướng nằm cùng với ba má chung một phòng một cách thoải mái, ấm cúng. Tôi không dám khóc hay so đo gì thêm vì sợ chê là lớn rồi mà mãi làm nũng và sợ nhất là câu đe rằng bà sẽ không về thăm thường tôi nếu tôi bị mách là không vâng lời ba má.Tôi ghét hai đứa em thậm tê không biết vì tôi không mấy hòa đồng với chúng hay tôi đang hờn ghen, tỵ hiềm với tình thương mà ba má đã trải ra cho mỗi chúng tôi không chút nào đồng đều.
Dầu ba kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của tôi trong ngày đầu tiên đến lớp của buổi khai trường khi tôi cứ thổn thức hỏi dồn là tại sao bà nội, đáng lẽ ra phải có mặt trong lúc này như mọi năm, tôi vẫn mãi cố nén nỗi hậm hực không thỏa mãn câu hỏi dằn vặt trong đầu rằng có phải bà nội nỡ đành xa đứa cháu mà bà đã bồng ẵm từ thuở đỏ hỏn đến lúc tuổi đi học mà không chút luyến nhớ nào? và ba má tôi sao cứ không để tôi ở hẳn với bà mà đón tôi về làm gì để tôi chông chênh cảm giác lẻ loi, cô đơn trong chính gia đình của mình đeo đẳng theo tôi từng bước sống mỗi ngày làm tôi muốn khóc.
Rồi như để tránh cho tôi sự bịn rịn không nguôi ngoai, ba tôi đã thông đồng kín đáo với bà nội để không xuống thăm tôi suốt những năm dài sau đó, chỉ nhắn lời khéo léo hỏi thăm qua những bức thơ kèm theo những món quà khích lệ khi tôi được phần thưởng hạng cao và những dịp sinh nhật của tôi, món quà bà dỗ dành bao giờ cũng to và thật đặc biệt hơn hẳn của hai em tôi, việc này khiến tôi càng nhớ bà quay quắt, vừa xen chút giận hờn là bà chỉ dùng quà mua tình thân chứ không thích về gặp tận mặt đứa cháu đáng thương, hay hơn nữa lá thư với những câu chăm sóc lấy lệ chứ tha thiết để ý gì tôi như ngày xưa nữa.
Tôi vẫn hằng nuôi dưỡng ý định muôn lần được gặp bà, được xà vào lòng bà để bày tỏ miên man thổn thức những nhớ nhung biết ngần nào, hay ngỏ ra bao tâm sự dấu kín rằng tôi vẫn cảm giác xa lạ làm sao ấy, như có chút gì trống vắng hụt hẫng, xa vời …đâu rồi vòng tay ngọt ngào của bà vỗ về thay cho những êm ái lẽ ra của người mẹ? Mà thật! tôi có bao giờ được câu nói hiền dịu từ má, mà ngược lại vẫn có cái gì ngăn cách má con tôi giống như một bức tường vô hình mà ai đó cố ý dựng lên để chúng tôi chẳng sao bước gần được đến nhau, thông cảm, hiểu nhau trong máu mủ ruột rà.
Có lẽ như một sự đền bù thiếu xót đó, ba tôi lúc này hết sức quan tâm chăm sóc tôi, tình thương của ông rõ ràng để cho tôi hiểu ông đang san sẻ đồng đều cho từng đứa con, và cố xoá đi những khoảng cách vô hình bằng những câu nói mà lúc nào tôi cũng nghĩ là ông an ủi tôi rằng má tôi không những rất thương tôi mà còn lại thương nhất trong số ba chị em.

Tình yêu thương của ba với nhiều thêm những lá thơ thăm nom động viên, khích lệ của bà nội từ miền xa vẫn không có đủ sức lấn áp cái ý nghĩ dại khờ nung nấu trong tôi: tôi không phải con ruột của ba má, tôi có thể là đứa con nuôi, đứa con lấy về từ viện mồ côi để lý giải cho trường hợp đặc lệ mà tôi chẳng sao hiểu được từ những ánh mắt ngại ngùng của má khi tôi cố đến gần tỏ sự thân thiện.Tôi vô tình kể lại chuyện này cho đứa bạn thân trong lớp, rồi từ câu phán xét của bạn, tôi mang thêm nỗi đau dằn vặt với lý lẽ khó biện minh
_Chị họ của mình cũng là con nuôi, người bác xin từ người em ruột đông con. Bác mình đối xử chị ấy giống hệt như con ruột của bà, dù sao cũng là máu mủ con cháu….
Còn tôi, tôi chẳng rõ ràng xác định nguồn gốc bản thân, con nuôi hay con ruột đây ??? .tôi cứ hoài lẩn quẩn câu thắc mắc đến nhọc mệt tâm can, lý trí lại không đủ mạnh cho can đảm tìm hiểu cặn kẽ sự thật, và rồi mặc cho nỗi nghi ngại lấn cấn cộng thêm sự mâu thuẫn giằng xé giữa thực tại và hoang tưởng riêng mình hành hạ xác thân tôi.
Tôi bối rối gượng chống chế với ánh mắt nửa chế diễu, nửa nghi ngờ của bạn bè trong tủi thân tận cùng. Tôi phân bua muôn lần như một câu thuộc lòng phát ra như cái máy.
_Lúc nào bà nội cũng nói tôi giống má lắm, nhất là ánh mắt luôn toát ra sự ấm áp.
Não lòng tôi quá! ấm áp hay chỉ toàn nỗi lạnh lùng như băng giá mùa đông!

Khi tôi đậu vào đệ thất tức là lớp 6 bây giờ, tôi còn nhớ như in trong đầu, cả nhà tôi ăn mừng vì sự kiện to lớn này. Đậu kỳ thi tuyển đệ thất vào một trường công nổi tiếng bấy giờ là một vinh dự không phải dễ mà học sinh nào có được, đó là kết hợp công lao vất vả, chăm chỉ tột bực kéo dài trong những năm cuối tiểu học, lại phải học thêm ngoài giờ qua những lớp học luyện thi rất căng thẳng. Ba thưởng cho tôi một chiếc xe đạp mini màu đỏ rất xinh, còn má, lần đầu tôi xốn xang thấy má nở nụ cười thật tươi như dành riêng cho tôi và gọi riêng hứa kín đáo sẽ dẫn tôi đi may hai chiếc áo dài tơ lụa trắng.
Phải nói thêm một đôi điều về chiếc áo dài tơ.Chiếc áo dài tôi đã mơ ước khi còn bé , được mặc lên người và trở thành người lớn, đẹp và thướt tha hệt như mấy cô giáo thần tượng dịu dàng thuở tiểu học của tôi.
Tôi nhớ tôi đã điệu đàng mon men rụt rè xin má đặc biệt nói với cô thợ may nhấn thêm hai đường eo trên thân trước áo để tạo dáng thon thả, măc dầu tôi vào cái tuổi lên 11 chưa dậy thì, cái bụng thì to, ngực còn lép kẹp thẳng tuột.

Lấy chiếc áo dài về chưa lâu thì má tôi ốm thật nặng vì cơn mưa quái buổi chiều khi cùng tôi về nhà. Nỗi vui mừng chưa kịp toả ngời, khi ba biết nguyên nhân má bệnh cho là tôi đi chung với má lại vô ý không chịu mang theo cây dù. Đúng là tôi bị ba vô cớ mắng một trận nên thân, tôi tổn thương khóc hơn cả trời mưa vì oan ức, có phải tôi gây ra trận mưa đâu mà biết trước mang dù, trời đang nắng chang chang đẹp thế, thì chập chùng mây đâu kéo đến và mưa như trút nước không kịp chạy vào chỗ núp, tôi ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao ba nổi giận bất thình lình kỳ cục như vậy, ba vốn thương tôi lắm, hay là ba thấy má tỏ dấu hiệu yêu thương tôi, ông không muốn tôi vì thế thấy được làm tới???
Má tôi ốm bao nhiêu tháng thì tôi hoang mang trong lòng nỗi lo lắng, tội lỗi vô tình gây ra điều không tốt cho sức khoẻ má bấy nhiêu.
Trong suốt thời gian má bị bệnh ba cấm chị em tôi lại gần vì sợ lây, ba nói má yếu sức, chỉ cần nhiễm một trận mưa độc là dễ bị cảm thương hàn. Sau trận ốm nặng đó má xuống sắc thấy rõ và tóc bị rụng nhiều.Tôi vẫn cứ tự dày vò hối hận mặc dầu lỗi ấy không đúng là hoàn toàn thuộc về tôi, nhưng từ đó tôi lại cảm thấy buồn tủi hơn vì hình như ánh mắt má tự dưng xa vắng khi nhìn tôi , một cái gì đó lạnh lùng, bực mình chối bỏ mà tôi không thể phân tích được, có phải tôi đã gây ra họa rồi chăng?

Tôi lên đệ nhị tức là lớp 11 bây giờ. Tôi đã quen rồi lối sống vui đủ với tình phụ tử nồng ấm, với vô vàn thương yêu của nội khi thỉnh thoảng bà về thăm chúng tôi mỗi dịp hè dài.Tôi đã lớn, một thiếu nữ 16 hiểu biết và chững chạc.Tôi tự giải thích bởi có lẽ lý do khắc khẩu hay khắc tinh với má nên không được má thương yêu, chiều chuộng như hai đứa em, hết hẳn sự nghi ngờ mù mờ thuở nhỏ, tôi vốn là một cô nhi được nhận nuôi. Tôi đã chán và mệt mỏi lắm khi yêu cầu một câu trả lời nhưng chẳng ai giải thích nhiều hơn, ngay cả bà nội thương tôi thế mà cũng yên lặng . Mỗi lúc bà về chơi thăm chúng tôi, lúc vui vẻ có riêng bà, tôi có đưa đẩy ngầm câu dọ hỏi, bà cố ý lẩn tránh làm như không biết hay là lảng ra chuyện khác, lúc nào nằn nì lắm bà cũng vuốt tóc tôi mỉm cười nói rằng tôi là đứa con ngoan, ba má rất yêu thương, đặt những kỳ vọng đẹp nhất vào tương lai tôi
.
Tôi mơ ước một sinh nhật 18 tổ chức ấm áp, thật trọn vẹn, vì sau ngày này tôi thật sự trưởng thành.
Mỗi một ngày, từ lúc tôi biết viết nhật ký, tôi đem tất cả suy tư dày đặc trút lên cả trang giấy. Có thể nói quyển nhật ký là người chị em sinh đôi để hiểu mọi sinh hoạt của tôi trong gia đình. Nếu đươc ước ao một điều duy nhất trong đời, tôi xin viết mãi một điều ước là tôi được một lần xà vào lòng má, được một ánh mắt dịu dàng ve vuốt, điều mà suốt cuộc đời ấu thơ tôi chờ đợi vẫn không có được.

Tôi có ý định đi học xa nhà , nên ngay sau tiệc sinh nhật, tôi không thông báo cho cả nhà mà tự động nộp đơn thi vào đại học đã chọn ở tỉnh xa, nếu đậu tôi sẽ xin vào nội trú. Dự định của tôi bỗng bất ngờ thay đổi vì thời gian này má tôi đột nhiên bị bệnh rất nặng. Cơn bệnh theo sơ đoán ban đầu tưởng là bệnh chóng mặt nhức đầu thường của người lớn tuổi, nhưng sau đó, qua những lần té xỉu giữa đường, má tôi phải nhập viện và được chuẩn bệnh đích thực là bướu não thì cả nhà tôi, ngoài má được mọi người dấu kín, hầu như suy sụp với cái tin dữ này. Má tôi càng lúc bệnh càng nặng, không tự mình kiểm soát được sinh hoạt hằng ngày nữa, nằm đờ đẫn cả người hốc hác vì ăn uống khó khăn. Má tôi nhắm mắt suốt ngày kể cả lúc chìm trong giấc ngủ mê mệt. Tôi bỏ cả việc thi cử để chuyên tâm vào săn sóc má tôi đang liệt giường trong bệnh viện. Má tôi không còn nói được nữa vì sợi dây thần kinh âm thanh bị bướu đè. Bây giờ tôi mới thật sự gần được má tôi trong suốt 18 năm nay, tôi được hạnh phúc nhưng trong đau khổ muộn màng khi nắm lấy đôi bàn tay gầy gò xanh xao của má, đôi tay da mồi bệnh hoạn mà tôi có lần mơ vuốt tóc tôi trong những đêm ngủ nưóc mắt tủi hờn nặng mi. Tôi lau từng ngón tay của má để thấy tim mình xé đau, nhức nhối như vạn mũi kim đâm. Ôi! có phải cuối đời của má, tôi mới thấy rõ được thâm thía tình mẫu tử, vị ngọt ngào của dòng sữa thiêng liêng tưởng ngủ quên trong đáy tim, giờ đang dấy lên, lan tỏa rạt rào, sôi sục cuộn chảy trong thịt da đến nóng bỏng châu thân. Thiếp đi trong mệt mỏi cạnh giường bệnh, tôi bồng bềnh trong mộng với cảm giác ấm áp như được ai vuốt ve trìu mến, và lúc thức tỉnh cơn mơ, tôi thấy hình như giọt nưóc mắt nào đọng trên tay tôi và bàn tay má lay động thật nhẹ, mỏng manh như tơ, mờ ảo như sương khói.
…………………………………….
Câu chuyện kỳ lạ giữa mẹ con tôi có thể nói như một cổ tích hoang tưởng không bao giờ có trong thời đại ngày nay, kể ra khó ai tin được.
Má tôi mất rồi, nỗi thắc mắc xưa tôi vẫn cố tìm hiểu thì ba tôi kể cũng na ná như tôi nghĩ, đoán một cách không chi tiết.Tôi hiểu đại khái rằng tôi là con cầu tự, nhưng là đứa con gái khắc tinh của má, khi sinh ra bà thầy bói mù rất linh đã phán rằng tôi phải ở một nơi cách xa với má cho đến tuổi đi học mới được trở về. Việc này đã giải thích được vì sao tôi đã bị kéo ra khòi vòng tay của mẹ từ lúc lọt lòng. Nhưng sự trở về mái nhà ruột thịt của tôi cũng không đơn giản, sợi dây liên hệ mẹ con luôn phải có chừng mức cách biệt, nếu không thì một trong hai người sẽ bị nạn tai.
Bây giờ tôi mới hiểu được để làm những việc này má tôi đã đau lòng đến bực nào, hẳn là một nỗi đau của biển, sâu xé thịt da khi tha thiết muốn được nhìn nhận đứa con thân yêu ruột rà, thèm được một vòng ôm thương yêu trìu mến, một điều không dễ như tôi tưởng. Má vẫn sợ tôi bị tai nạn gì. Nhưng tình yêu bao la của người mẹ như biển trời không dễ thua cuộc, má ước gì gánh hết những hoạn nạn cho riêng mình, vì thế má thử một bài toán định mệnh, ngày má dẫn tôi đi may chiếc áo dài, bà đã bị cơn bệnh thừa sống thiếu chết, và từ đó bà hiểu được, nếu bà chủ động ban tình yêu cho tôi, bà sẽ chịu nhận mọi lời nguyền, có thể là ác nghiệt nhất, để đánh đổi sự an vui, hạnh phúc của tôi.

Đáng lẽ nỗi buồn mất mẹ của tôi sẽ dần nguôi ngoai theo năm tháng với những uẩn khúc đã được lý giải như trên.
Ba năm sau gia đình còn bốn người chúng tôi ngậm ngùi từ giã căn nhà cũ, nơi đã cùng chúng tôi chia sẻ những kỷ niệm ngọt bùi, thương khó, nơi mà tuổi thơ của tôi đầy ắp những ký ức vui buồn, sướng khổ để di chuyển đến một căn nhà nhỏ gần thị tứ để chị em tôi thuận tiện đi học, đi làm hơn.
Trong lúc chuẩn bị bán nhà, dọn dẹp căn phòng ba tôi, căn phòng còn nguyên đâu đó dấu tích của má tôi, kể từ bà mất đến giờ, tôi không dám một mình vào lục lọi khi chưa có phép của ba, sắp xếp những đồ đạc cần thiết của ba bỏ vào thùng, phần linh tinh tôi gom đống cả lại bỏ vào một túi để gởi cho hội xin đồ cũ.
Nhìn quanh quất khắp phòng để rà soát kỹ xem còn quên nhớ thứ gì, mắt tôi chợt dừng lại một đống vải cũ nằm lẻ loi kẹt khuất sau cánh cửa closet, có lẽ đã bị bỏ quên đã lâu do bao nhiêu túi lớn túi nhỏ trước đây nằm chồng đè lên nó. Tôi tò mò nhìn đống vải kỹ hơn, thật đúng ra nó chính là chiếc áo nhạt mầu rất cũ, chiếc áo của má, tôi lôi ra và giũ ngược chiếc áo cho bớt bụi. Một tờ giấy nhỏ vo tròn nhàu nát từ trong túi áo lăn ra rớt xuống đất, tôi cúi người nhặt lên, mở ra, bỗng như có một cơn sóng thần trào lên giận dữ chụp lấy tim tôi, tay tôi như điện giật run lên bần bật, mặt tôi như căng ra tím tái, nỗi nghẹn ngào từ đâu ùa dâng, biến thành dòng nước nóng cay xé trào buốt lên đôi mắt sững sờ và ngỡ ngàng, lòng tôi tưởng chừng như bị tay ai bóp tan vỡ vụn. Hỡi ôi! tôi khụyu xuống cả hai chân vì đau đớn, tôi đã từng không tin lắm vào lời nguyền bói toán, nhưng đây có phải là bằng chứng dễ sợ của một sự ác đoán phù thủy nào đã đặt để lên số mệnh hai má con tôi. Cái hoá đơn đỏ mực, nét bút rành rành chữ má ký nhận đứng tên người đặt chiếc áo dạ hội, cái áo mà tôi thích lắm, cứ ngỡ là từ bà nội ưu ái gởi đến tôi đúng vào dịp đặc biệt, thì ra má đã hy sinh đánh đổi bằng cả mạng sống của mình để làm thỏa lòng theo những ao ước, nỗi niềm thầm kín ghi trong trang nhật ký của tôi, đứa con tội đồ bất hiếu bất mục này, nhân lễ mừng tốt nghiệp trung học và cũng là ngày sinh nhật tôi đúng mười tám tuổi.
Định mệnh quả là cay nghiệt đến thế sao? trời ơi!!!

Hồng Thúy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.