logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/05/2014 lúc 10:09:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?

UserPostedImage
Người Pháp từng đổ tiền của vào xây dựng cứ điểm phòng thủ Điện Biên Phủ

Vào thời điểm này 60 năm trước, quân đội viễn chinh Pháp đã bị các lực lượng Việt Nam đánh bại ở Điện Biên Phủ.

Sử gia Julian Jackson cho rằng sự kiện này là bước ngoặt trong lịch sử của hai nước và trong thời Chiến tranh Lạnh.

Và cũng trong trận chiến này, một số người ở Mỹ dường như đã tính đến sử dụng vũ khí hạt nhân.
UserPostedImage
22.000 lính Việt Minh đã chết trong trận Điện Biên Phủ
Chiến trường Chiến tranh Lạnh
“Ngài có muốn hai quả bom nguyên tử không?” đây là những lời được cho là của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault hồi tháng 4 năm 1954 theo trí nhớ của một nhà ngoại giao Pháp cấp cao.

Bối cảnh của lời đề nghị này là tình cảnh tuyệt vọng của quân Pháp trong cuộc chiến với các lực lượng của ông Hồ Chí Minh ở Điện Biên Phủ thuộc vùng núi tây bắc Việt Nam.

Trận chiến Điện Biên Phủ ngày nay bị lu mờ bởi sự can thiệp sau đó của người Mỹ vào Việt Nam vào những năm 1960. Nhưng trong thời gian tám năm từ năm 1946 cho đến năm 1954 người Pháp đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu để duy trì đế chế của họ ở Viễn Đông.

Sau khi phe cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, cuộc chiến ở Đông Dương đã trở thành chiến trường chính của Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc viện trợ vũ khí và hậu cần cho Việt Nam trong khi người Mỹ chi trả cho cuộc chiến của người Pháp. Tuy nhiên lính Pháp mới là người chiến đấu và bỏ mạng.

Cho đến năm 1954, quân Pháp ở Đông Dương lên đến 55.000 người.
Vào cuối năm 1943, tư lệnh của người Pháp ở Điện Biên Phủ là Tướng Navarre đã quyết định xây dựng một cứ điểm chắc chắn ở lòng chảo Điện Biên Phủ nằm cách Hà Nội khoảng 280 dặm.
UserPostedImage
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem là linh hồn của chiến thắng Điện Biên Phủ
Lòng chảo này được bao quanh bởi các ngọn núi và ngọn đồi có cây cối. Đây là vị trí có thể phòng vệ được miễn là người Pháp có thể giữ được những ngọn đồi bên trong và được tiếp viện bằng không vận.

Điều mà người Pháp không nghĩ đến là khả năng quân Việt Minh tập trung các khẩu pháo lên gần các ngọn đồi này. Hàng ngàn dân công, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, đã tham gia kéo pháo. Họ đã kéo pháo qua hàng trăm dặm xuyên rừng cả ngày và đêm.

Vào ngày 13/3 năm 1954, quân Việt Minh khai hỏa ồ ạt và trong vòng hai ngày hai trong số các ngọn đồi đã bị chiếm giữ và đường băng tiếp vận bị tê liệt. Lính Pháp phòng vệ ở Điện Biên Phủ bị cô lập và thòng lọng đã xiết chặt xung quanh họ.

Học thuyết domino
Chính trong tình cảnh này mà người Pháp đã phải kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong tuyệt vọng. Nhân vật diều hâu nhất bên phía Mỹ lúc này là phó Tổng thống Richard Nixon, người không có quyền lực chính trị, và Đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ. Một nhân vật khác cũng rất hiếu chiến là Ngoại trưởng John Foster Dulles, người luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến chống Cộng sản.

Về phần mình, Tổng thống Eishenhower thì do dự hơn. Tuy nhiên, ông cũng có một buổi họp báo vào đầu tháng Tư khi ông phát biểu về ‘học thuyết domino’, tức là lần lượt từng nước sẽ nối đuôi nhau ngả về phía cộng sản.
“Anh dựng lên một dãy các con cờ domino. Anh làm đổ con đầu tiên và điều gì sẽ xảy ra với con cờ cuối cùng? Chắc chắn là nó cũng sẽ đổ rất nhanh,” ông nói.

“Do đó cần bắt đầu quá trình phân rã có tác động sâu sắc nhất,” ông nói thêm.

Thứ Bảy ngày 3/4 năm 1954 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày ‘chúng tôi không muốn chiến tranh’.
UserPostedImage
Người Pháp mất Điện Biên Phủ sau 56 ngày đêm bị bao vây
Vào ngày này, Ngoại trưởng Dulles đã gặp các lãnh đạo Quốc hội và các vị này đã nói rất quyết liệt rằng họ sẽ không ủng hộ bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào trừ phi nước Anh cũng tham gia.

Tổng thống Eisenhower đã gửi một lá thư cho Thủ tướng Anh Winston Churchill cảnh báo hậu quả đối với phương Tây nếu Điện Biên Phủ sụp đổ.

Cũng chính vào lúc này, tại một cuộc gặp ở Paris, Ngoại trưởng Dulles được cho là đã đưa ra đề xuất bất ngờ cho người Pháp về bom hạt nhân.

Trên thực tế, ông Dulles không bao giờ có quyền đưa ra một đề xuất như vậy và cũng không có chứng cớ rõ ràng rằng ông đã đề xuất như vậy.

‘Không mặn mà’
Có khả năng trong bầu không khí lo sợ của những ngày đó những người Pháp hoảng hốt đã hiểu lầm câu nói của ông Dulles hay có thể lời của ông đã bị mất ý khi qua phiên dịch.

“Ông ấy thật sự không đề xuất gì cả, ông ấy chỉ gợi ý và đặt câu hỏi mà thôi. Ông ấy đã thốt lên hai từ chết chóc ‘bom hạt nhân’,” ông Maurice Schumann, cựu ngoại trưởng Pháp, nói trước khi ông qua đời hồi năm 1998.

“(Ngoại trưởng) Bidault đã phản ứng như thể ông không mặn mà với đề xuất này,” ông Schumann nói thêm.

Theo Giáo sư Fred Logevall của Đại học Cornell thì Ngoại trưởng Dulles ‘ít nhất đã nói rất chung chung về khả năng này, về người Pháp sẽ nghĩ sao về việc có thể sử dụng hai hoặc ba vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các vị trí của quân địch.’

Ông Bidault đã từ chối, Schumann cho biết, ‘bởi vì ông ấy biết rằng nếu vũ khí này giết rất nhiều quân Việt Minh thì nó cơ bản cũng phá hủy cứ điểm Điện Biên Phủ’.

Cuối cùng, người Mỹ không hề làm gì để can thiệp vì người Anh từ chối tham chiến.

Những tuần cuối cùng trong trận đánh Điện Biên Phủ diễn ra hết sức ác liệt. Mặt đất trở thành sình lầy khi mùa mưa bắt đầu.

Binh lính bám trụ ở những hố bom hay chiến hào giống như trong trận chiến Verdun hồi năm 1916 trong Đệ nhất Thế chiến.

Cuối cùng, vào ngày 7/5 năm 194, sau 56 ngày đêm bao vây, quân đội Pháp đã đầu hàng. Về phía Pháp có 1.142 người chết, 1.606 người mất tích, 4.500 người bị thương. Về phía Việt Minh, con số thiệt mạng lên đến 22.000 người.

Vào năm nay khi sẽ diễn ra hai lễ kỷ niệm quan trọng – 100 năm Đệ nhất Thế chiến và 70 năm ngày đổ bộ của quân Đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến, chúng ta không thể quên trận chiến đã diễn ra cách nay 60 năm này.

Ảnh hưởng tới ngày nay
Trong lịch sử của quá trình phi thực dân hóa trận đánh Điện Biên Phủ là lần duy nhất một đội quân chuyên nghiệp ở châu Âu bị đánh bại hoàn toàn trong một trận đánh chính quy.
Thất bại ở Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc của Đế quốc Pháp ở Viễn Đông và là sự khích lệ cho các phong trào giải phóng dân tộc khác trên thế giới.

Không hề trùng hợp khi một vài tuần sau đó người dân ở một thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi là Algeria đã nổi dậy – bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và đau thương khác kéo dài tám năm.
UserPostedImage
Thất bại Điện Biên Phủ đã chấm dứt hoàn toàn sự can thiệp của Pháp ở Đông Dương
Quân Pháp đã cố bám trụ ở Algeria một phần là để lấy lại danh dự mà họ đã đánh mất ở trận Điện Biên Phủ.

Quân đội Pháp bị ám ảnh vì điều này đến nỗi vào năm 1958 họ đã ủng hộ một hành động chống chính phủ mà họ tin rằng đang có hành động mà các tướng lĩnh lên án là ‘trận Điện Biên Phủ về ngoại giao’.

Hành động nổi loạn này đã đưa Tướng de Gaulle trở lại nắm quyền. Tướng de Gaulle đã thiết lập nền Cộng hòa thứ Năm của Pháp kéo dài cho đến ngày nay.

Do đó, những cơn sóng từ trận đánh Điện Biên Phủ vẫn có tác động cho đến bây giờ.

Cũng chính vào năm 1954 người Pháp đã bắt đầu xây dựng khả năng hạt nhân quân sự của mình.

Đối với người Việt Nam thì trận Điện Biên Phủ mới chỉ là vòng chiến đấu đầu tiên. Người Mỹ, trước đó không chịu tham chiến trực tiếp hồi năm 1954, dần dần đã bị đẩy vào cuộc chiến – chiến tranh Việt Nam lần thứ hai trong những năm 1960.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 07/05/2014 lúc 08:06:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 07/05/2014 lúc 08:07:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điện Biên Phủ thất thủ qua các bản tin AFP
UserPostedImage
Áp phích phim Điện Biên Phủ của Pierre Schoendoerffer

Ngày 07/05/1954, sau 56 ngày đêm chiến sự ác liệt làm gần 13 000 người thiệt mạng hoặc mất tích ở cả hai bên, pháo đài Điện Biên Phủ đã rơi vào tay Việt Minh. Ba ngày sau, đặc phái viên của AFP Bernard Ullmann, trên một chiếc máy bay của Hội Chữ Thập Đỏ bay vòng quanh lòng chảo Điện Biên Phủ, đã miêu tả như sau : « Một sự yên tĩnh chết chóc trùm phủ lên chiến trường rộng lớn biến thành nghĩa địa ».
Các văn phòng của AFP tại Hà Nội, Sài Gòn và Paris, đã gửi về trụ sở của hãng tin nhiều bản tin về Điện Biên Phủ thất thủ.

Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ

Ngày 07/05/1954 – văn phòng AFP tại Hà Nội đưa tin : Tối qua, Việt Minh đã tiến hành các đợt tấn công dữ dội vào các mặt phía đông bắc, đông và tây nam của căn cứ cố thủ.

Đây là những điểm tựa hỗ trợ mà kẻ thù đã không đánh chiếm được qua các đợt tấn công liên tục trong đêm thứ Bẩy rạng sáng Chủ nhật.

Tại bộ chỉ huy tối cao, người ta tuyên bố là vẫn chưa biết liệu đây có phải là một cuộc tổng tấn công hay không. Tuy nhiên, quân Việt Minh dường như đã sử dụng các phương tiện hùng hậu, chắc chắn là hai sư đoàn.

Các điểm tựa bị tấn công nằm xung quanh hầm chỉ huy của tướng Castries ; các giao thông hào xuất kích của đối phương thì tiến sát vào chân hàng rào dây thép gai.

Do thời tiết xấu, không quân không thể can thiệp. Trong mọi trường hợp, các máy bay tiêm kích không thể xả súng vào quân Việt Minh vì các trận chiến diễn ra trên những vị trí xen kẽ giữa Pháp và Việt và các giao thông hào của đối phương thì đan xen vào nhau.

Các trận chiến tại Điên Biên phủ

Vào lúc 12 giờ 50 giờ địa phương, ngày 07/05/1954, văn phòng AFP tại Hà Nội gửi về trụ sở bản tin cho biết, các trận chiến ác liệt nhất ở Điện Biên Phủ vẫn đang diễn ra.

Khoảng cách giữa hai mũi tấn công gọng kìm của Việt Minh, từ phía đông và từ phía tây, bao vây hầm chỉ huy của tướng de Castries, chỉ còn là 800 mét.

Cuộc điện đàm cuối cùng

Bản tin ngày 08/05/1954 của AFP, cho biết, theo nguồn tin chính thức, nội dung cuộc điện đàm cuối cùng giữa tướng de Castries ở Điện Biên Phủ và tướng Cogny, Tổng chỉ huy các lực lượng tại Bắc Kỳ, vào lúc 17 giờ, giờ địa phương ngày 07/05 được công bố.

Tướng de Castries : « Tình hình cực kỳ nguy ngập. Các trận chiến diễn ra khắp nơi và không rõ ràng. Tôi nghĩ là hồi kết đã tới gần, nhưng chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng ».

Tướng Congy : « Rõ. Các chiến hữu sẽ chiến đấu tới cùng. Không có chuyện kéo cờ trắng ở Điện Biên Phủ sau khi các chiến hữu đã dũng cảm kháng cự ».

Tướng de Castries : « Rõ. Chúng tôi sẽ phá hủy đại bác và tất cả các thiết bị liên lạc. Máy liên lạc qua đường dây điện sẽ bị phá vào lúc 17 giờ 30 phút. Chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng. Tạm biệt tướng quân. Nước Pháp muôn năm ».

Quân đội kiểm duyệt thông tin và trung tâm chỉ huy rơi vào tay Việt Minh

Vào lúc 8 giờ 45 phút, giờ địa phương, từ Hà Nội, văn phòng AFP đưa tin : Hơn 12 tiếng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng), từ diễn đàn của Quốc hội, đã thông báo chính thức là trung tâm chỉ huy ở Điện Biên Phủ đã rơi vào tay Việt Minh, nhưng giới lãnh đạo quân đội tại Đông Dương vẫn không cho phép các hãng thông tấn đưa tin.

Tại các văn phòng của bộ phận kiểm duyệt, hàng trăm bức điện vẫn nằm chờ. Các bản tin này chỉ phát đi vào lúc 9 giờ sáng ngày 08/08, trong lúc các thông tin viên đã được thông tin từ 19 giờ ngày hôm trước, mồng 07/05.

Đối với giới lãnh đạo quân đội, Điện Biên Phủ đã cầm cự được cho tới ngày hôm nay, thứ Bẩy, 08/05, lúc 9 giờ sáng, giờ địa phương. Có hai lý do thông tin muộn màng về Điện Biên Phủ thất thủ : Đánh điện chuyển tin rất chậm và phía quân đội kiểm duyệt.

Tướng de Castries phá hủy máy liên lạc.

Vào lúc 9 giờ 25 phút, giờ địa phương, ngày 08/05/1954, văn phòng AFP từ Sài Gòn, cho biết : Vào chiều hôm qua, lúc 16 giờ 45 phút, giờ địa phương, tướng de Castries đã gửi một gọi điện về Hà Nội thông báo : « Hầm chỉ huy trung tâm sẽ bị chiếm. Không thể kháng cự được nữa ». Sau bức điện này, tướng de Castries đã phá hủy máy phát sóng. Từ đó, không còn có thông tin nào được gửi từ trung tâm chỉ huy Điện Biên Phủ hoặc từ một máy phát trong hầm chỉ huy.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 07/05/2014 lúc 08:09:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo Pháp : Điện Biên Phủ vừa là chiến thắng vừa là chiến bại

UserPostedImage
Cựu chiến binh Việt Nam tới dự lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 07/05/2014.
REUTERS/Kham

Hôm nay 07/05/2014 đánh dấu tròn 60 năm quân Pháp bại trận trên chiến trường Điện Biên Phủ, nhưng sự kiện trọng đại đó không được báo giới Pháp hay chính phủ đề cập đến. Riêng chỉ có hai tờ báo lớn Le Monde và Le Figaro, đã dành hẳn một trang báo phản ảnh những tâm tư khác nhau từ hai phía về trận chiến lịch sử này.
Điện Biên Phủ : Trận chiến chống quên lãng

Đối với nhật báo Le Monde, trận chiến oanh liệt năm nào vẫn chưa hoàn toàn kết thúc trên mặt trận tư tưởng. Đã 60 năm trôi qua, nhiều cựu quân nhân « Việt Minh » vẫn tiếp tục « chiến đấu để chống sự quên lãng », như hàng tựa nhận định của bài viết. Họ muốn Điện Biên Phủ, khu « lòng chảo » sôi bỏng năm nào, vẫn phải được giữ nguyên trạng và trở thành một địa điểm tưởng niệm, một bảo tàng sống về một trong những chiến công oai hùng nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam.

Vào ngày này cách đây 60 năm, ngày 07 tháng Năm năm 1954, sau 57 ngày đêm chiến đấu kịch liệt, với một sự khốc liệt hiếm có giữa quân viễn chinh Pháp và bộ đội Việt Minh, cuối cùng căn cứ kiên cố nhất cũng đã rơi vào tay các đội quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc cũng đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương.

Đối với người Pháp, Điện Biên Phủ, từ chỉ có ba âm tiết, nhưng lại giống như là ba cú tát về một sự bại trận mang tính biểu tượng rất cao. Sử gia Pháp Jean-Pierre Rioux nhận xét : « Đây là cuộc chiến duy nhất mà một đạo quân Châu Âu dàn trận và bị thua trong suốt lịch sử phi thực dân hóa ». Chính chiến thắng của quân ông Hồ Chí Minh đã tạo được sức ép trên bàn hội nghị Genève, buộc Thủ tướng Mendès France lúc bấy giờ phải đặt bút ký vào Hiệp định vào ngày 21/07/1954. Cuộc bại trận đó cũng để lại hậu quả nặng nề về nhân lực cho nước Pháp, 3420 binh sĩ bỏ mạng trên chiến trường và 5300 người bị thương. Con số này có thể còn cao hơn theo phía Việt Nam.

60 năm sau trở lại Điện Biên Phủ, quang cảnh tại đây vẫn gây một ấn tượng mạnh cho tác giả. Ấn tượng thứ nhất là về địa hình của khu « lòng chảo » - thuật ngữ do giới « quân nhân » lúc ấy đặt cho. Đối với Bruno Philip, nơi này giống như là một bể tắm lớn hơn là « lòng chảo », vốn được bao bọc bởi những triền núi xung quanh, tạo thành một vùng thung lũng rộng lớn.

Ấn tượng thứ hai, đó là thị trấn này giờ đây lại không gợi nhắc chút gì về một thung lũng của những năm 1950. Nhiều cựu chiến binh Viêt Minh năm xưa tỏ ra rất bất mãn về hiện tượng đô thị hóa tại đây, vì đã che khuất các đồi bao quanh căn cứ. Điểm lý thú là các đồi đó đều được lính Pháp lúc bấy giờ đặt cho những cái tên rất duyên dáng của phụ nữ như Eliane, Beatrice, Gabrielle, Huguette v.v…

Ngày nay, chính quyền Việt Nam vẫn giữ lại một số điểm trọng yếu mang tính biểu tượng cao như đài chỉ huy Eliane 2 của tướng De Castries. Tại đây người tham quan còn thấy tàn tích của một chiếc xe tăng theo kiểu Mỹ M24 Chaffee. Tham quan các chiến hào đó cũng người xem hiểu rõ được chiến thuật của Việt Minh ra sao, thấy được quyết tâm không ngơi nghỉ của bộ đội trong trận chiến, điều đã dẫn đến sự thành công.

« Điện Biên Phủ, trận bại đó còn là một thông điệp hy vọng »

Về phía người Pháp, họ nghĩ gì về cuộc chiến này ? Báo Le Figaro đã có bài phỏng vấn ông Philippe de Maleissye, chuyên gia nghiên cứu về Điện Biên Phủ, nhân dịp ông ra mắt tác phẩm « Thung lũng bị mất » (La vallée perdue) do nhà xuất bản Indo Edition phát hành. Ông cho rằng đối với Pháp, Điện Biên Phủ là một trận chiến có thắng mà cũng có thua.

Theo giải thích của ông Maleissye, sở dĩ quân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ là do khinh địch. Khi quyết định chọn khu « lòng chảo » để bày thế trận, không ai dám nghĩ rằng Việt Minh lại có thể kéo được pháo lên trên sườn núi cao và có đủ pháo để tấn công . Ông nhìn nhận rằng đó chính là một sai lầm chiến lược.

Một lý do khác dẫn đến sự thất bại đó là mục đích của cuộc chiến không rõ ràng. Tướng Navarre thời đó từng thổ lộ rằng ông ưu tiên về một « giải pháp chính trị » nhưng lại không nêu rõ cụ thể về giải pháp này. Một khi Điện Biên Phủ bị mất, người ta đã lên án ông là viên chỉ huy bất tài. Thế nhưng, 15 năm sau trận chiến, trong Hồi ức của mình, tướng Giáp cho rằng sự chọn lựa này là một giải pháp không phải là tồi.

Mặt khác, vị chuyên gia này còn cho rằng trong trận chiến đó quân Pháp cũng đã đạt được hai mục tiêu đề ra : Ngăn chận sự xâm nhập từ phía bắc Lào, và một phần bẻ gãy quân chủ lực của Việt Minh.

Tuy nhiên, trong con mắt vị chuyên gia này, trận chiến Điện Biên Phủ còn chứa đựng nhiều thông điệp rất cần thiết mà giới trẻ Pháp ngày nay vẫn còn thiếu : Tình đồng đội và niềm tin. Cuộc chiến đó thể hiện rất rõ tình đồng đội gắn bó giữa các binh sĩ gốc Pháp và các lính viễn chinh gốc Việt, Phi…. Nó minh chứng khả năng cùng nhau trải qua nghịch cảnh. Bên cạnh tình đồng đội, còn phải có niềm tin giữa các cấp bậc, điều mà xã hội Pháp ngày nay đang thiếu vắng. Niềm tin đó cần phải được thực thi trên cả hai chiều.

Cuối cùng, điều làm cho ông Maleissye bận tâm nhất khi viết quyển sách « Thung lũng bị mất » là danh dự của những con người bị lãng quên trong trận chiến này. Đối với ông, bất kể những người lính đó có xuất xứ từ đâu Việt, Phi … đều là những anh hùng. Trong số đó còn phải kể đến nhiều phụ nữ từ nhiều thành phần xã hội khác nhau (vào thời điểm thất trận, trên chiến trường có nhiều phụ nữ, vốn là gái mãi dâm, tình nguyện làm y tá hay đầu bếp cho quân đội Pháp), những người đã kiên quyết ở lại. Những người này cuối cùng cũng đã bị quân đội Việt Minh thủ tiêu. Đó là chưa kể đến số phận của những người bị bắt làm tù binh.
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 07/05/2014 lúc 08:11:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điện Biên Phủ, trận chiến biểu tượng cho thất bại của Pháp ở Đông Dương

UserPostedImage
Cựu chiến binh Việt Nam vào tham quan khu hầm chỉ huy của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ (Ảnh chụp ngày 06/05/2014)
REUTERS/Kham

Hôm nay, 7/5/2014, tại thành phố Điện Biên, đông đảo các cựu chiến binh của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng nhiều giới chức ngoại giao, chính trị long trọng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử của Việt Nam, dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của thực dân Pháp trên toàn Đông Dương.
Trận chiến khốc liệt kéo dài gần hai tháng tại cứ điểm lòng chảo Điện Biên Phủ kết thúc khi hầm chỉ huy của tướng de Castries bị đánh chiếm ngày 7/5/1954, đó cũng là thời điểm mở đầu sự thất bại hoàn toàn của nước Pháp tại xứ thuộc địa Đông Dương.

Đạo diễn diện ảnh Pháp Pierre Schoendoerffer, từng là phóng viên chiến trường và bị bắt làm tù binh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ đã kể lại trong hồi ký của mình về « 56 ngày và 56 đêm ầm ào và điên cuồng », rồi « bỗng nhiên bất ngờ im lặng kinh hoàng ».

Đến bây giờ sau 60 năm, Điện Biên Phủ vẫn luôn là biểu tượng thất bại của Pháp tại Đông Dương, đồng thời đó cũng là trận chiến ác đổ nhiều xương máu cuối cùng của quân đội Pháp.

Ngược lại thời gian, cuộc chiến tranh Đông Dương đã trải qua được 7 năm tính cho đến tháng Tư năm 1953, thời điểm mà quân đội Việt Minh mở cuộc tấn công sang hướng Lào. Tướng Henri Navarra, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương quyết định lập căn cứ Điện Biên Phủ để bảo vệ mặt trận Lào. Tháng 11 năm 1953, 3 nghìn lính dù được đổ bộ xuống khu lòng chảo Điện Biên lập cứ điểm, người Pháp cho xây dựng cả sân bay để tiếp viện cho căn cứ.

Bộ tham mưu quân Pháp tin tưởng các đơn vị của tướng Võ Nguyên Giáp sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác hậu cần, không thể đưa pháo hạng nặng vào gần, chứ chưa nói tấn công cứ điểm. Thế nhưng, quân đội Việt Minh đã làm được cái việc mà quân Pháp không ngờ tới. Việt Minh đã huy động hàng nghìn dân công, bộ đội bằng tất cả những phương tiện có trong tay, trong cả tháng trời, ngày đêm vận chuyển quân, khí tài và lương thực áp sát trận địa chuẩn bị cho một trận đánh lớn.

Cuối tháng Giêng năm 1954, Việt Nam đã tập trung được khoảng 40 nghìn quân bao quanh khu lòng chảo Điện Biên Phủ. Đến ngày 13/3/1954, 60 nghìn quân đội Việt Minh bắt đầu cuộc đọ sức trực diện với 12 nghìn lính Pháp đóng trong vùng lòng chảo khi họ bất ngờ mở cuộc tấn công với hoả lực lớn ngoài mọi dự liệu của quân đội Pháp.

Pháo binh Pháp trở nên bất lực trước pháo binh Việt Nam được nguỵ trang kín đáo kéo sát vào trận địa, từ trên những điểm cao thuận lợi nhất trút hoả lực xuống các cứ điểm của Pháp. Đường băng dã chiến Mường Thanh bị pháo kích khiến các máy bay Pháp không thể cất hay hạ cánh xuống Điện Biên Phủ. Cùng lúc đó, quân đội Việt Minh tiến dần lên bằng các đường công sự lần lượt chiếm lĩnh các điểm cao, đẩy quân Pháp vào thế bị phong toả dưới làn lửa đạn ngày đêm của pháo binh Việt Minh.

Trong suốt tháng Tư, các điểm trọng yếu của quân Pháp trong cứ điểm lần lượt rơi vào tay quân đội Việt Nam. Đến ngày 7/5/1954 thì điểm cuối cùng là hầm chỉ huy của tướng de Castrie bị chiếm, toàn bộ khu cứ điểm lòng chảo Điện Biên Phủ rơi vào tay Việt Minh.

Theo thống kê của phía Pháp, trận chiến Điện Biên Phủ đã lấy đi sinh mạng hơn 10 nghìn người Pháp : 1700 người chết trực tiếp trên chiến trường, 1400 người mất tích và 70% trong số 10 nghìn tù binh bỏ mạng trong trại giam những tháng sau khi cứ điểm thất thủ.

Đã 60 năm trôi qua, những nhân chứng của cuộc chiến cũng không còn nhiều, vết thương chiến tranh cũng đã lành dần. Điện Biên Phủ vẫn là một mốc lớn trong lịch sử chiến tranh của đội quân viễn chinh Pháp cho dù đó là một thất bại phải rút khỏi Đông Dương, mở màn cho sự sụp đổ dây chuyển trong hệ thống thuộc địa Pháp ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 07/05/2014 lúc 08:15:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VN kỷ niệm 60 năm trận Điện Biên Phủ

Trận đánh đẫm máu khiến khoảng 22.000 quân Việt Minh thiệt mạng, và hơn 8.000 quân Pháp bị chết, mất tích và bị thương.

Đây được coi là lần duy nhất một đội quân chuyên nghiệp của châu Âu thất bại trước một đội quân chính quy trong lịch sử phi thực dân hóa.

Chiến thắng trước Pháp dần đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai sau đó.



Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.179 giây.